FROM: Lê Hữu Đào website : www.dao_liege.org

Xin trân-trọng kính mời Qúy Vị tham-dự những sinh-hoạt sắp tới của cộng-đồng Việt-Nam tại Âu-Châu :   1.   PARIS, 04.01.2014, 11g       Lễ Tưởng-Niệm Anh Hùng Trần Văn Bá      Phong-Trào Tinh-Thần Trần Văn Bá      Chùa Khánh Anh      Avenue Henri Barbusse, 14, F-92220 Bagneux   2.   LIEGE, 08.01.2014, 19g00 - 20g00      Lễ Tưởng-Niệm Anh Hùng Trần Văn Bá      Cộng-đồng Việt-Nam tại Liège      Parc de la Boverie, B-4020 Liège   3.   LIEGE, 10.01.2014, 18g00 - …       "Mang lại niềm vui" -  Cứu Trợ Bình Định       Vinacity       Chaussée de Tongres, 294, B-4000 Liège-Rocourt   4.   KÖLN, 25.01.2014, 16g30       Hội Tết Đống Đa Xuân Giáp Ngọ       Hội Người Việt Tỵ-Nạn tại Köln       Hội trường Don-Bosco-Club      Tiefentalstrasse, 38, D-51063 Köln Muelheim   5.   BRUXELLES, 25.01.2014, 18g - 01g       Tết Lính Giáp Ngọ       Hội Cựu-Quân-Nhân QLVNCH tại Vương-Quốc Bỉ       La Cité du Mandarin       Kuikenstraatr, 192, B-1620 DROGENBOS-BRUXELLES   6.   LIEGE, 30.01.2014, 20g - 31.01.2014, 10g       Tết Giáp Ngọ       Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất / Vương-Quốc Bỉ       Chùa Tuệ Giác       rue de l'Espoir, 2, B-4030 LIEGE-GRIVEGNEE   7.   PARIS, 30.01.2014, 24g - 31.01.2014, 11g       Tết Giáp Ngọ       Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất / Pháp       Chùa Khánh Anh       Avenue Henri Barbusse, 14, F-92220 Bagneux   8.   LIEGE, 22.02.2014, 19g00      Tết Nguyên-Đán      Hội Người Việt Tư-Do/ Liège & Lạc Hồng      Salle des Fêtes d'Ans      Rue Gilles Magnée, 87, B-4430 ANS   9.   PT ’s-HERTOGENBOSCH, 08.03.2014, 19g - 24g       Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan       Nico Schuurmanshuis       Ketsheuvel 50, NL-5231 PT ’s-Hertogenbosch

Nous avons l'honneur de vous inviter aux prochaines activités de la Communauté Vietnamienne en Europe :   1.   PARIS, 04.01.2014, 11h       Commémoration "Trần Văn Bá"      Mouvement "Trần Văn Bá"      Pagode Khánh Anh      Avenue Henri Barbusse, 14, F-92220 Bagneux   2.   LIEGE, 08.01.2014, 19h00 - 20h00      Commémoration "Trần Văn Bá"      Communauté Vietnamienne de Liège      Parc de la Boverie, B-4020 Liège   3.   LIEGE, 10.01.2014, 18g00 - …       "Mang lại niềm vui" -  Cứu Trợ Bình Định       Vinacity       Chaussée de Tongres, 294, B-4000 Liège-Rocourt   4.   KÖLN, 25.01.2014, 16h30       Nouvel An Vietnamien       Association des Réfugiés Vietnamiens de Köln       Don-Bosco-Club      Tiefentalstrasse, 38, D-51063 Köln Muelheim   5.   BRUXELLES, 25.01.2014, 18h - 01h        Nouvel An Vietnamien       Association des Anciens Combattants FARVN de Belgique       La Cité du Mandarin       Kuikenstraatr, 192, B-1620 DROGENBOS-BRUXELLES   6.   LIEGE, 30.01.2014, 20h - 31.01.2014, 10h       Nouvel An Vietnamien       Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifìée / Belgique       Pagode Tuệ Giác       rue de l'Espoir, 2, B-4030 LIEGE-GRIVEGNEE   7.   PARIS, 30.01.2014, 24h - 31.01.2014, 11h       Nouvel An Vietnamien       Congrégation Bouddhique Vietnamienne Unifìée / France       Pagode Khánh Anh       Avenue Henri Barbusse, 14, F-92220 Bagneux   8.   LIEGE, 22.02.2014, 19h00       Nouvel An Vietnamien      Association des Vietnamiens Libres de Liège & Lạc Hồng      Salle des Fêtes d'Ans      Rue Gilles Magnée, 87, B-4430 ANS   9.   PT ’s-HERTOGENBOSCH, 08.03.2014, 19h - 24h       Gia Đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan       Nico Schuurmanshuis       Ketsheuvel 50, NL-5231 PT ’s-Hertogenbosch

Kịên Ṭôi Ác CSVN

Quyết Nghị của Quốc Hội Âu Châu ngày 26 tháng 11 năm 2009 về tình hình ở Lào và Việt Nam

Quốc Hội châu Âu,
- Căn cứ vào Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 15 vào ngày 23 đến 25 Tháng 10 năm 2009,
- Căn cứ vào việc thành lập Ủy ban Nhân quyền của khối ASEAN vào ngày 23 Tháng 10 năm 2009,
- Căn cứ vào Báo cáo thường niên về Nhân quyền của khối EU năm 2008,
- Căn cứ vào các cuộc đàm phán đang diễn ra qui định hiệp định mới về đối tác và hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Đồng thời căn cứ vào đối thoại về nhân quyền giữa khối EU và Việt Nam, cuộc đối thoại này diễn ra hai lần trong một năm giữa Liên minh châu Âu và Chính phủ Việt Nam,
- Căn cứ vào các quyết nghị trước đây về Lào, đặc biệt vào ngày 15 Tháng 11 năm 2001 về các vụ bắt giữ tuỳ tiện và tình hình chính trị tại Lào (1) và vào ngày 1 Tháng 12 năm 2005 về tình trạng nhân quyền tại Campuchia, Lào và Việt Nam (2)

-Căn cứ vào Hiệp định Hợp tác giữa Liên minh châu Âu và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày  01.12.1997 về việc "tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và tôn trọng nhân quyền trên căn bản Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền"
- Dựa trên Điều 122, đoạn 5 của Nội quy thủ tục (QH Âu Châu),


Việt Nam

A. Do Chính quyền Việt Nam đã từ chối nhiều khuyến nghị được nêu ra trong Cuộc Kiểm Tra Chu Kỳ (Universal Periodic Review) của Hội Đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc được diễn ra từ tháng năm đến tháng chín năm 2009, nhằm tô điểm tốt hơn hồ sơ nhân quyền của mình,
B. trong khi hàng trăm người ở Việt Nam đang bị giam giữ  do quan điểm tôn giáo hay chính trị của họ, bao gồm các Kitô hữu "Montagnards", một linh mục Công giáo, truyền đạo và nhiều thành viên của cộng đồng tôn giáo Mennonite, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo,

C. Do hàng trăm nhà sư Phật giáo trẻ của tu viện Bát Nhã vào ngày 27 Tháng 9 năm 2009 bị tấn công và bị đánh đập đồng thời tu viện của họ bị phá hủy, thì chính quyền và công an làm ngơ trước yêu cầu nhờ giúp đỡ (che chở) của họ. Những nhà sư khác tìm được nơi trú thân trong chùa  Phước Huệ Temple đã chịu nhiều đàn áp về thể chất và sách nhiễu bởi công an và họ phải đương đầu với nguy cơ bị trục xuất của chính quyền vì lý do họ đã chiếm Tu viện Bát Nhã mà không được phép hoặc đăng ký trước.


D. Do nhiều người có quan niệm rằng, cuộc tấn công vào tu viện có liên quan đến mười điểm đề nghị cho một cuộc cải cách tôn giáo mà Thích Nhất Hạnh đã giao cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2007,

E. Do tất cả các nhóm tôn giáo được giấy phép của chính phủ và phải chịu giám sát bởi uỷ ban quản lý do chính quyền bổ nhiệm. Những tổ chức tôn giáo muốn độc lập với chính quyền bị cấm (hành đạo) hoặc các thành viên của họ bị lùng bắt,

F. Do tất cả các chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đều bị giam cầm, bắt đầu với Hoà Thượng Thích Quảng Độ  (81 tuổi), một nhà bất đồng chính kiến có tiếng đã từng bị cầm tù hơn 27 năm, hiện tại Ngài cư ngụ tại tu viện Thanh Minh tại TP HCM,

G. Do bà Trần Khải Thanh Thủy, một nhà văn Việt Nam và là một lãnh tụ của phong trào dân chủ tại Việt Nam, vừa bị bắt lại sau lần bị giam 9 tháng tù vào năm 2007. Mặc dù bà bị bệnh tiểu đường nặng, nhà chức trách Việt Nam từ chối cho bà đóng bảo chứng để tại ngoại hầu tra hoặc cho phép bà nhận thuốc trị bịnh,

H. Do nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có LM Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Bình Thành, tất cả bị kết án về tội "tuyên truyền chống đối nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", đã bị từ chối hợp chăm sóc y tế trong nhà tù mặc dù tình trạng sức khoẻ của họ đòi hỏi phải điều trị tức thời trong bệnh viện,

I. Do không có sự tồn tại của các tổ chức nhân quyền độc lập, các Vị lãnh đạo các Tôn Giáo phải đảm nhận trách nhiệm bảo vệ nhân quyền và đấu tranh đòi hỏi nhiều khoan dung hơn và các nguyên tắc dân chủ,


J. Do sẽ đảm nhận chức chủ tịch của khối ASEAN trong năm 2010, Việt Nam nên làm gương  bằng cách cải thiện đường lối nhân quyền của mình; chính quyền có thể bắt đầu bằng cách trả tự do cho hàng trăm người ôn hòa phê bình chính quyền, các nhà hoạt động tôn giáo độc lập, blogger và các luật sư dân chủ, những người này bị giam giữ với tội danh tác hại đến nền an ninh quốc gia mà điều luật này vi phạm công ước quốc tế, bởi vì họ chỉ là những người phát biểu suy nghĩ khác biệt (với chính quyền) một cách ôn hòa,

Lào

từ K đến P

...

Việt Nam

1. Yêu cầu chính quyền chấm dứt mọi hình thức đàn áp chống lại những người thực hiện các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo và tự do lập hội phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam; kêu gọi Chính phủ Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế (mà họ đã cam kết), đòi hỏi sự công nhận tất cả các cộng đồng tôn giáo và tự do thực hành các tôn giáo và trả lại tất cả các tài sản bị tịch thu một cách tùy tiện bởi Nhà nước từ các Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;

2. Lên án việc dùng bạo lực trục xuất hơn 150 nhà sư và ni cô từ tu viện của họ, theo thông tin cũng như trên thực tế, tình hình ngày càng căng thẳng sau những hành động chống lại các cộng đồng Phật giáo ôn hòa là vi phạm trắng trợn cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo. Đặc biệt những người này đang cố gắng thực hiện các quyền của họ, mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Chủ tịch tương lai của các nước ASEAN có nhiệm vụ phải tôn trọng (các quyền đó);

3.Yêu cầu Ủy ban và Hội đồng, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán hiện hành về hiệp định mới về đối tác hợp tác với Việt Nam, bao gồm một điều khoản ràng buộc và rõ ràng về nhân quyền và dân chủ kèm theo một cơ chế cho phép thực hiện các quyền này hầu chấm dứt việc vi phạm có hệ thống các quyền con người và các quyền dân chủ (tại Việt Nam);

4.Yêu cầu chấm dứt mọi cuộc đàn áp và sách nhiễu và yêu cầu các tăng ni được phép hành đạo theo truyền thống của cộng đồng Phật giáo Thích Nhất Hạnh tại Bát Nhã cũng như các nơi khác;

5.Yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ và cho tái thiết lập tình trạng pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các chức sắc của Giáo Hội này;

6.Yêu cầu chính quyền cho thành lập một Ủy ban Nhân quyền Quốc gia độc lập. Ủy ban này có nhiệm vụ tiếp nhận và điều tra các cáo buộc về tra tấn và về lạm dụng quyền lực bởi cán bộ nhà nước trong đó bao gồm các thành viên công an và mật vụ. Đồng thời Ủy Ban này bắt đầu với thủ tục nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình;

7.Yêu cầu chính phủ Việt Nam trong vai trò là một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ hãy gửi thư mời các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tra tấn, luật sư nhân quyền, bạo lực đối với phụ nữ và hãy mời nhóm làm việc „tự tiện bắt tù“ (đến Việt Nam điều tra).

Lào

từ phần số 8 đến 13

Phần chung

14. Yêu cầu các chính quyền trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các luật sư nhân quyền, tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, bởi vì sự giam tù những người này là một hành vi vi phạm quyền con người; cũng yêu cầu các cơ quan chức năng bảo đảm an sinh của họ về thể chất cũng như về tâm lý trong mọi trường hợp và cung cấp cho họ khi cần thiết những chăm sóc y tế chuyên nghiệp độc lập;

15. Yêu cầu Hội đồng và Ủy ban thực hiện một đánh giá chi tiết về việc thực hiện các chính sách trong lĩnh vực dân chủ và quyền con người tiến hành tại Lào và Việt Nam kể từ khi ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác đồng thời báo cáo lại cho Quốc hội;

16. Chủ Tịch Quốc Hội được ủy nhiệm chuyển đạt Nghị Quyết này đến Hội đồng, Ủy ban, các Chính phủ và Quốc hội của các nước thành viên, các Chính phủ và Quốc hội của Việt Nam và Lào, Ban Thư ký ASEAN, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc.

OJ C 140 E, 13.6.2002, p. 577.

OJ C 285 E, 22.11.2006, p. 129.

European Parliament resolution of 26 November 2009 on the situation in Laos and Vietnam

The European Parliament ,

–   having regard to the 15th ASEAN Summit Meeting of 23 to 25 October 2009,

–   having regard to the inauguration of the ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights on 23 October 2009,

–   having regard to the EU Annual Report on Human Rights 2008,

–   having regard to the ongoing negotiations on the new Partnership and Cooperation Agreement between the EU and Vietnam and to the EU-Vietnam human rights dialogue held twice a year between the EU and the Government of Vietnam,

–   having regard to its previous resolutions on Laos, in particular those of 15 November 2001 on the arbitrary arrests and the political situation in Laos(1) and 1 December 2005 on the human rights situation in Cambodia, Laos and Vietnam(2) ,

–   having regard to the Cooperation Agreement between the EU and the Lao People's Democratic Republic of 1 December 1997, based on "respect for democratic principles and fundamental human rights as set out in the Universal Declaration of Human Rights",

–   having regard to Rule 122(5) of its Rules of Procedure,

Vietnam

A.   whereas the Vietnamese Government has refused to respond to many of the recommendations made during the UN Human Rights Council's Universal Periodic Review, held from May to September 2009, with a view to improving its human rights record,

B.   whereas hundreds of people are currently imprisoned in Vietnam for their religious or political beliefs, including Montagnard Christians, a Catholic priest, Mennonite pastors, members of the Cao Dai faith and Hoa Hao Buddhists,

C.   whereas on 27 September 2009 hundreds of young Buddhist monks from Bat Nha Monastery were violently attacked and beaten and their monastery vandalised, while the State authorities and police ignored their plea for help; whereas other monks who found refuge in the Phuoc Hue Temple were subjected to physical violence and harassment by the police; whereas the monks are facing the risk of expulsion by the government on the grounds that they have been occupying Bat Nha Monastery without permission or prior registration,

D.   whereas the assault on the monastery is considered by many to be linked to the 10-point proposal for religious reform which Thich Nhat Hanh presented to Vietnam's President Nguyen Minh Triet in 2007,

E.   whereas all religious groups must be authorised by the government and overseen by government-appointed management committees, and whereas many religious organisations face a ban and persecution of their members if they wish to remain independent of the government,

F.   whereas the dignitaries of the Unified Buddhist Church of Vietnam are virtually all imprisoned, starting with its Patriarch Thich Quang Do (aged 81), the most eminent of the Vietnamese dissidents, who has been detained for more than 27 years, currently in his monastery of Zen Thanh Minh in Ho Chi Minh City,

G.   whereas Ms Tran Khai Thanh Thuy, a Vietnamese writer and a leading figure in the movement for democracy in Vietnam, has been arrested again after serving a nine-month prison sentence in 2007; whereas she suffers from severe diabetes, in spite of which the Vietnamese authorities refuse to release her on bail or allow her to receive any medication,

H.   whereas several prisoners of conscience, including Nguyen Van Ly, Le Thi Cong Nhan, and Nguyen Binh Thanh, all sentenced for "propaganda against the government of the Socialist Republic of Vietnam", have been denied proper medical care in prison although their medical condition requires their immediate hospitalisation,

I.   whereas in the absence of independent human rights organisations, Church leaders often take on the role of human rights defenders and fight for greater tolerance and more democratic principles,

J.   whereas Vietnam, which will assume the chair of ASEAN in 2010, should set an example by improving its human rights practices; whereas the government could start by releasing the hundreds of peaceful government critics, independent church activists, bloggers and democracy advocates imprisoned on groundless national security charges in violation of international law for expressing peaceful dissent,

Laos

K.   whereas on 25 September 2009 the Lao People's Democratic Republic ratified the International Covenant on Civil and Political Rights, which guarantees in particular people's right to freedom of faith, freedom of association, and freedom of speech and of the press, as well as the right to demonstrate and political rights,

L.   whereas almost one month after the 10th anniversary of the "Student Movement of 26 October 1999" launched by students and teachers in Vientiane, the main leaders of the movement – Thongpaseuth Keuakoun, Seng-Aloun Phengphanh, Bouavanh Chanmanivong and Kèochay – are still being held in secret detention, while according to reports Khamphouvieng Sisa-At has died in prison in uncertain circumstances,

M.   whereas on 2 November 2009 more than 300 people who were preparing for a peaceful demonstration in Vientiane to demand respect for human rights and a multiparty system in memory of the 10th anniversary of the crackdown were apprehended by the secret police of the Lao People's Democratic Republic, and whereas nine of them – Ms Kingkèo and Ms Somchit, Mr Soubinh, Mr Souane, Mr Sinpasong, Mr Khamsone, Mr Nou, Mr Somkhit and Mr Sourigna – are still being held in custody,

N.   whereas Laos continues to persecute Hmong communities because of a Hmong insurgency that dates back to the 1960s, subjecting Hmong living in areas of Laos suspected to be centres of insurgency to arrest, torture, sexual abuse and extrajudicial killing,

O.   whereas 5 000 Lao Hmong are currently being detained in the Huay Nam Khao camp in Thailand and are subject to deportation as a result of an agreement between the Governments of Thailand and Laos, and whereas another 158, including 85 children, have been detained in inhuman conditions for over three years in Nong Khai,

P.   whereas there is concern about the general political situation in Laos, which has been ruled by a single party since 1975 and whose population continues to be deprived of basic human rights,

Vietnam

1.  Urges the government to cease all forms of repression against those who exercise their rights to freedom of expression, freedom of belief and religion and freedom of assembly, in accordance with international human rights standards and the Vietnamese Constitution; calls on the Vietnamese Government to comply with its international obligations, which entails recognition of all religious communities and the free practice of religion and the restitution of assets arbitrarily seized by the State from the Unified Buddhist Church of Vietnam, the Catholic Church and any other religions communities;

2.  Condemns the reported violent expulsion of more than 150 monks and nuns from monasteries and the fact that the increasingly tense situation following these actions against the peaceful Buddhist community is in clear contradiction of commitments to comply with internationally accepted standards on freedom of religion, especially when it comes to people trying to exercise their rights, which the Government of the Socialist Republic of Vietnam has undertaken to observe as a member of the UN Security Council and future Chair of ASEAN;

3.  Asks the Commission and the Council, within the framework of the current negotiations on the new Partnership and Cooperation Agreement with Vietnam, to include a binding and unambiguous clause on human rights and democracy, together with a mechanism allowing for its implementation, in order to put an end to systematic violations of democracy and human rights;

4.  Calls for the cessation of all persecution and harassment, and for monks and nuns to be allowed to practice Buddhism according to the tradition of the Thich Nhat Hanh Buddhist bonze community in Bat Nha and elsewhere;

5.  Demands the unconditional release of Thich Quang Do and re-establishment of the legal status of the Unified Buddhist Church of Vietnam and of its dignitaries;

6.  Calls on the government to put in place an independent national human rights commission, to receive and investigate allegations of torture or other abuses of power by public officials, including members of the security services, and to initiate proceedings to abolish the death penalty;

7.  Calls on the Government of Vietnam, in view of Vietnam's role as a member of the UN Security Council, to issue standing invitations to UN special rapporteurs, particularly those on freedom of expression, religious freedom, torture, human rights defenders and violence against women, and to the UN Working Group on Arbitrary Detention;

Laos

8.  Welcomes the ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights by the Laotian Government; calls on the Laotian authorities to respect fully the terms of the Covenant, to harmonise Laotian law with its provisions without delay and to practise these provisions to internationally agreed standards, notably when it comes to freedom of speech, assembly and faith;

9.  Reiterates its demand for the immediate release of the leaders of the "Student Movement of 26 October 1999", as well as of all the prisoners of conscience held in Laos, and entrusts the competent EU delegation in Vientiane with the responsibility for following up this matter;

10.  Calls on the Laotian authorities to release unconditionally all those people arrested during the attempted peaceful demonstration on 2 November 2009;

11.  Calls on the Thai authorities to put an immediate end to the detention of 158 Lao Hmong refugees and to allow them to resettle in Thailand or in the United States, Canada, the Netherlands or Australia, which have already agreed to take them in; calls likewise on the Thai Government to guarantee that all Lao Hmong in the Huay Nam Khao camp have access to screening and status determination procedures if they wish to make an asylum claim;

12.  Calls on the Commission to monitor closely the situation of the Lao Hmong community and the government's programmes for ethnic minorities;

13.  Reiterates its demand to the Laotian authorities to devise and implement as soon as possible all the reforms needed to bring democracy to the country, to guarantee the right to peaceful expression of political opposition and to ensure that internationally monitored multi-party elections take place soon, with a view to national reconciliation;

General

14.  Urges the authorities to release immediately and unconditionally all human rights defenders, political prisoners and prisoners of conscience, as their detention is a violation of human rights; also requests the authorities to guarantee their physical and psychological wellbeing in all circumstances and to offer those who need it access to good independent professional medical care;

15.  Calls on the Council and the Commission to carry out a detailed assessment of the implementation policies in the field of democracy and human rights conducted in Laos and Vietnam since the signing of the Partnership and Cooperation Agreements and to report back to Parliament;

o
o   o

16.  Instructs its President to forward this resolution to the Council, the Commission, the governments and parliaments of the Member States, the governments and parliaments of Vietnam and Laos, the ASEAN Secretariat, the United Nations High Commissioner for Human Rights and the Secretary-General of the United Nations.

OJ C 140 E, 13.6.2002, p. 577.

OJ C 285 E, 22.11.2006, p. 129.

Văn Bút Anh yêu cầu Thủ tướng và Nghị viên Quốc Hội Anh lên tiếng về Nhân Quyền tồi tệ dưới chế độ CSVN - Nghị sỹ Anh hỏi CSVN về tự do ở Việt Nam - Chủ tịch Châu Âu nhắc CSVN về vụ xử bloggers - Bs TRẦN VĂN TÍCH ỦNG HỘ Ô. NGUYỄN NGỌC BÍCH - GsTs HỒNG LINH : MỸ VÀ LHQ PHẢI TRỪNG TRỊ CSVN BẰNG GIẢI PHÁP QUÂN SỰ HAY KIỆN TỘI ÁC CSVN NẾU MUỐN TRÁNH GIẢI PHÁP QUÂN SỰ

Chủ Tịch Nghị viện CHÂU ÂU, ĐỨC GIÁO HOÀNG, THỦ TƯỚNG & CÁC NGHỊ VIÊN QUỐC HỘI ANH đã lên tiếng khuyến cáo trực diện các Thủ lãnh đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN phải tôn trọng triệt để NHÂN QUYỀN vá các LUÂT PHÁP QUỐC TẾ bằng cách trả tự do cho các tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan và thay thổi chính trị dân chủ hoá Việt Nam.

BảnTin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Bản tin điện tử mới nhận được từ Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm Tù của Trung Tâm Văn Bút Anh.

Khi biết tin lãnh tụ Cộng sản Việt Nam sắp đặt chân đến nước Anh, Ủy Ban Văn Bút Anh đã viết thư yêu cầu Thủ tướng David Cameron lên tiếng về tình trạng Nhân Quyền tồi tệ dưới chế độ độc tài khắc nghiệt và nhũng lạm nổi tiếng đó. Đồng thời, thỉnh cầu Thủ tướng Anh thúc giục nhà cầm quyền Cộng Sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam, gồm có nhiều người cầm bút đối kháng, yêu sách dân chủ và bênh vực Nhân Quyền. Văn Bút Anh cũng gởi thư với lời yêu cầu tương tự đến các thành viên của Nhóm Dân biểu Liên đảng về Việt Nam thuộc hai Viện Quốc Hội Anh (All-Party Parliamentary Group for Vietnam).

Ủy Ban Văn Bút Anh có viện dẫn nguồn tài liệu liên hệ của nhiều tổ chức quốc tế quan tâmđến Việt Nam. Có thể kể như Phóng Viên Không Biên Giới, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm Tù của Văn Bút Quốc Tế, tổ chức Điều 19 (Article 19/ICCPR), Mạng Lưới Quốc TếTrao Đổi Quyền Tự Do Ngôn Luận và Bày Tỏ Quan Điểm (IFEX Action Alert Network/International Freedom of Expression Exchange), v.v. Nói rõ hơn,đó là những tổ chức bất vụ lợi, thường trực quan tâm đến thảm kịch của quyền TựDo Ngôn Luận và Bày Tỏ Quan Điểm. Đó cũng chính là thảm kịch lớn của những nhà văn, nhà thơ, nhà dân chủ đối kháng, luật sư Nhân Quyền, những vị tu sĩ và tín hữu hoạt động vì Công Lý và Sự Thật, vì Nhân Ái và Nhân Phẩm, những tác giả nhựt ký điện tử, nhà báo độc lập Việt Nam, đủ mọi từng lớp Người Việt Nam Yêu Nước, ThươngĐồng Bào. Những nạn nhân của cái gọi là chế độ CHXHCNVN bị hành hung tàn nhẫn, bắt nhốt tùy tiện, tra tấn và biệt giam, áp đặt bất công những bản án tù giam và tù quản chế kéo dài thật nhiều năm nhục hình.

Genève ngày 23 tháng giêng năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Ligue Viêtnamienne des Droits de l’Homme en Suisse

Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

--------------------------------------------------------------

http://www.englishpen.org/vietnam-pen-urges-david-cameron-to-speak-out/

Ảnh nhà văn và nhà thơ Nguyễn Xuân Nghiã (6 năm tù giam và 3 năm tù quản chế)

hiện bị giam trong những điều kiện lao lung bất nhân tại trại tập trung số 6

xã Hạnh Lâm huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

From: hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au>

Date: 2013/1/24
Subject: [Daploisongnui]

Nghị sỹ Anh hỏi về tự do ở Việt Nam

Trà Mi

BBCVietnamese.com

Cập nhật: 22:28 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013

Buổi thảo luận diễn ra tại Điện Westminster, trụ sở Quốc hội Anh

Sáng 23/1/2013 tại Quốc hội Anh đã diễn ra một cuộc trao đổi thảo luận thành viên Nhóm Nghị viện liên đảng về Việt Nam và đoàn cấp cao của chính phủ Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Anh Quốc.

Nhiều câu hỏi của các dân biểu đã được đưa ra cho phía Việt Nam liên quan tới tự do tôn giáo và truyền thông, cải tổ chính trị, tranh chấp biển Đông, quan liêu tham nhũng và trao đổi thương mại giữa hai quốc gia.

Mở đầu phần thảo luận dân biểu Anh Jonathan Eyal (RUSI) nói ông cho rằng có tự do tôn giáo tại Việt Nam vì tận mắt chứng kiến lễ cầu nguyện với sự tham dự của 800 người, nhưng những cải cách chính trị tại Việt Nam vẫn còn chậm.

Ông đặt câu hỏi trong bối cảnh Việt Nam chưa có đảng phái đối lập, liệu Việt Nam có thay đổi và từ bỏ chế độ độc đảng hay không.

Trước câu hỏi này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đã có thay đổi lớn về nhân quyền. Các thay đổi chính trị mạnh mẽ được thực hiện bằng cách nâng cao vai trò của người dân.

“Tuy có một đảng nhưng vai trò của nhân dân là rất lớn và nó được thể hiện qua các hội đoàn.

“Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, mà qua đó nhấn mạnh các quyền của con người, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong khuôn khổ pháp luật với các cơ quan tư pháp, hành pháp và lập pháp độc lập lẫn nhau,” ông Phúc nói.

Mặc dù cho rằng Việt Nam đã có tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng một dân biểu Anh khác, ông Chris Ruane, vẫn đặt câu hỏi Việt Nam phải cần có những biện pháp gì để tăng thêm tự do tôn giáo tại nước này.

Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm, đồng thời là Phó chủ nhiệm Ủy ban nhân quyền của chính phủ Việt Nam, nói "Việt Nam là một nước có tự do tôn giáo và điều đó được khẳng định trong Hiến Pháp".

Nhưng ông Tô Lâm cũng nói thêm ngoài ra cần phải đảm bảo bình đẳng giữa các tôn giáo để tránh xung đột tôn giáo như đã chứng kiến ở một ố nước khác trên thế giới.

Ông cũng bày tỏ mong muốn Anh Quốc chia sẻ kinh nghiệm trong việc làm sao tránh xung đột tôn giáo.

Còn ông George Howard thì cho biết quan điểm của Anh Quốc là "luôn ủng hộ tự do truyền thông nhưng là truyền thông có trách nhiệm".

Blogger 'phạm pháp'

Phóng viên Hà My, BBC Việt Ngữ đã đặt câu hỏi rằng làm sao hai nước Anh Việt có thể tiến lại gần nhau hơn khi có rất nhiều khác biệt trong tự do báo chí và truyền thông, nhất là qua các vụ bloggers ở Việt Nam đã bị đem ra xét xử trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc

Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nói tự do báo chí và truyền thông có khác biệt giữa hai nước nhưng khẳng định "Việt Nam có tự do báo chí với số lượng 800 tờ báo chính thức và hàng ngàn blogs cá nhân".

“Việt Nam đã trải qua chiến tranh và có những thế lực phản động muốn lật đổ Việt Nam, kết hợp giữa bên ngoài và bên trong để làm việc đó."

“Trong trường hợp rất ít đó thì phải xử lý để bảo vệ đất nước và đưa ra pháp luật xử lý, và số trường hợp bloggers như vậy là rất ít,” ông Phúc nói.

Nhận định về báo chí, ông Phúc nói thêm: “Hoan nghênh BBC đã có đóng góp đưa tin về Việt Nam.”

Còn Tướng CSVN Nguyễn Chí Vịnh khẳng định “không có ai tại Việt Nam bị xử lý vì viết blog hay viết báo cả mà bị xử lý là vì đã vi phạm pháp luật và đã được xử lý công khai”.

Tướng Vịnh nói các thông tin về blogger bị bắt thì đó là vì vi phạm luật pháp chứ không phải vì viết blog và ông mong BBC cũng như các cơ quan truyền thông khác hãy đến Việt Nam làm việc với các cơ quan phát luật của Việt Nam để hiểu và biết đầy đủ thông tin.

An ninh Biển Đông

Các dân biểu Anh cũng đặt câu hỏi về vấn đề an ninh và những tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc, liệu Anh Quốc đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết tranh chấp tại đây.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thì quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là quan hệ láng giềng về cơ bản là tốt đẹp và có nhiều tiến bộ trong những năm qua “tuy nhiên còn tồn tại tranh chấp chủ quyền Biển Đông”.

Ông Vịnh cho biết Việt Nam luôn “chủ trương giải quyết tranh chấp trên cơ sở các biện pháp hòa bình và quốc tế minh bạch nhưng sẽ không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đã được khẳng định của Việt Nam”.

Dân biểu George Howard

Ông Vịnh nhấn mạnh đây là khu vực giàu tài nguyên, là tuyến vận tải hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới và nó cũng có lợi ích của Anh Quốc và của toàn thế giới.

“Bảo vệ chủ quyền cũng là bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước trên phương diện tự do đi lại, tự do vận tải,” ông Vịnh nói và đặt câu hỏi về quan điểm của chính phía Anh Quốc trong việc bảo vệ tự do đi lại tại khu vực này.

Phía Anh Quốc cho biết đã có tranh cãi tại Quốc hội Anh về chủ đề này và phía Anh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm với Việt Nam về luật biển.

Tuy nhiên dân biểu Anh Jonathan Eyal nêu lên thực tế rằng mặc dùng ủng hộ tự do giao thông hòa bình của tàu hải quân trên biển nhưng chắc chắn quan điểm của Việt Nam sẽ khác với Trung Quốc hay Anh Quốc khác với Hoa Kỳ về như thế nào là tự do giao thông biển.

Anh đồng ý với quan điểm của Việt Nam là "về nguyên tắc thì sự hiện diện của tàu chiến trên biển đều là không tốt".

Đầu tư thương mại

Các dân biểu Anh tỏ ý quan ngại về tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Anh Quốc và CS Việt Nam mặc dù “vui mừng về tăng trưởng thương mại giữa hai nước nhưng nghiêng về có lợi cho Việt Nam” và muốn biết giải pháp của CS Việt Nam để cân bằng cán cân thương mại đó.

Một quan ngại khác từ phía các dân biểu Anh (Tiến sỹ Kathryn Vagneur, RUSI, một nhà đầu tư nước ngoài) về tình trạng quan liêu, tham nhũng và quản lý không có hiệu quả tại Việt Nam và mong muốn có biện pháp giảm bớt tình trạng này.

“Đúng là Việt Nam còn quan liêu, tham nhũng,” Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nói.

Ông nhắc lại cuối năm 2011, Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết 4 để chống quan liêu, xa rời dân và “nghị quyết đã được nhân dân ủng hộ” đồng thời đang tiến hành tái cơ cấu đầu tư và đẩy mạnh cổ phần hóa các công ty nhà nước.

Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư CSVN Bùi Quang Vinh, xuất nhập khẩu giữa hai nước còn thấp (dưới ba tỷ đôla Mỹ) và đúng là xuất khẩu của Việt Nam gần gấp ba lần của Anh, nhưng ông tin rằng muốn cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước thì Anh cần tăng đầu tư FDI nhiều hơn và đó là giải pháp có hiệu quả đã thực hiện với nhiều nước khác.

Tới dự buổi trao đổi có Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh, Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư CSVN Bùi Quangh Vinh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN, Thượng tướng CSVN Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an CSVN, Trung tướng CSVN Tô Lâm và Đại sứ CS Việt Nam tại Anh Quốc, Vũ Quang Minh cũng các thành viên cao cấp khác.

Về phía Anh Quốc phiên thảo luận do dân biểu George Howard chủ trì tại Điện Westminster là trụ sở Quốc hội với sự tham gia Đại sứ Anh tại Việt Nam, Antony Stokes và cựu Bộ trưởng Tư pháp Jack Straw cùng một số người khác.

From: Xuong Duong <tiengnoidautranh@yahoo.com>

Date: 2013/1/23
http://xuongduong.
blogspot.com

THỨ TƯ, NGÀY 23 THÁNG MỘT NĂM 2013

Chủ tịch Châu Âu nhắc Tổng bí thư Việt Nam về vụ xử blogger

VOA

Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu mới lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong các buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Brussels, Bỉ.

Bà Maja Kocijancic, nữ phát ngôn viên của người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton, đã cho VOA Việt Ngữ biết như vậy về chuyến công du châu Âu của ông Trọng mà bà coi là 'rất quan trọng'.

Bà Kocijancic cũng cho hay rằng Tổng bí thư Việt Nam đã gặp hầu như tất cả các nhân vật quan trọng nhất của EU, và hai bên đã bày tỏ cam kết tăng cường quan hệ.

Bà Kocijancic nói: "Đôi bên cam kết mở rộng và tăng cường quan hệ giữa EU và CS Việt Nam trên cơ sở các thỏa hiệp về đối tác và hợp tác cũng như thỏa thuận về thương mại tự do trong tương lai."

Ông Trọng tới Liên hiệp châu Âu theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy khi ông tới thăm CS Việt Nam hồi cuối tháng Mười năm 2012.

Theo nữ phát ngôn viên Kocijancic, ngoài việc trao đổi các vấn đề kinh tế, hai bên cũng thảo luận các vấn đề còn khác biệt mà Liên hiệp châu Âu vẫn còn quan ngại, và nhân quyền là một trong các vấn đề lớn nằm trong chương trình nghị sự.

Bà Kocijancic nói: "Cả hai vị chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đều nêu lên vấn đề này. Cụ thể, họ đã nêu lên trường hợp các blogger mới đây bị tuyên các án tù dài hạn trong tháng trước, mà EU cũng đã ra tuyên bố công khai."

CS Việt Nam mới đây đã kết án 14 người Công giáo và Tin lành được cho là các nhà hoạt động và các blogger ôn hòa.

​ ​Được biết, tháp tùng ông Trọng trong chuyến công du châu Âu từ ngày 17 tới 24/1 còn có một phái đoàn hùng hậu bao gồm nhiều giới chức cấp cao trong Đảng.

Ngoài EU ở Bỉ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam còn tới Italia và Anh.

Tin cho hay, đây là lần đầu tiên ông Trọng tới Tây Âu trên cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà Kocijancic cho biết nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam nên phía châu Âu sẽ 'nhất quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này'.

Bà Kocijancic nói: "Chúng tôi ủng hộ việc thúc đẩy nhân quyền và pháp quyền ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đó là các lực đẩy quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng việc đạt tiến bộ trong các vấn đề này là điều quan trọng. CS Việt Nam và EU đã thiết lập và tiến hành hai vòng đối thoại về nhân quyền trong năm ngoái. Vấn đề này cũng là một phần không thể tách rời trong mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên."

Đó cũng chính là những điều Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã nhấn mạnh trong cuộc họp báo với Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang khi ông thăm CS Việt Nam hồi cuối năm 2012.

Tin cho hay, hôm 22/1, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng tại Vatican.

Cuộc gặp này được coi là một động thái gây ngạc nhiên vì Đức Giáo hoàng thường tiếp nguyên thủ quốc gia, thay vì một người đứng đầu một đảng phái chính trị. Ngoài ra, CS Việt Nam và Vatican chưa thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ.

Mẫu Đơn Kiện Tội Ác CSVN

Phải cùng nhau đưa ba tên tội nhân này ra trước ánh sáng công lý để buộc chúng phải đền tội với toàn dân Việt Nam.

Phải cùng nhau đưa ba tên tội nhân này ra trước ánh sáng công lý để buộc chúng phải đền tội với toàn dân Việt Nam.

MẪU ĐƠN TUỲ NGHI THÊM BỚT :

Tại.....................  ngày..........tháng ........ năm 2013

Kính gửi Ông Luis MORENO-OCAMPO

Biện Lý Tòa Án Hình Sự Quốc Tế

Mr. Luis MORENO-OCAMPO

Prosecutor of the International Criminal Court

Po Box 19519

2500CM, THE HAGUE (THE NETHERLANDS) 

Tel. +31 70515 8555

Email: otp.informationdesk@icc-cpi.int

Website : http://www2.icc-cpi.int/Menus/ICC/Contact

TRÍCH YẾU : Đơn kiện các tội ác của các Lãnh đạo, Đảng CSVN và nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam.


Kính thưa Ông BIỆN LÝ,

Chúng tôi ký tên dưới đây :

- HỌ và TÊN :

Ngày sanh :

Nơi sanh :

Quốc tịch hiện tại :

Quốc tịch gốc : VIỆT NAM

Địa Chỉ : 

Chức vụ : 

đại diện cho đồng bào Việt Nam trong nước và đồng bào tị nạn Cộng Sản Việt Nam trên khắp thế giới, nạn nhân của Cộng Sản Việt Nam và Tàu Cộng sản, 

Trân trọng đệ đơn này kiện trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về các tội ác chống nhân loại trong đó có tội diệt chủng và tội ác chiến tranh của :

1.- Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN, cựu Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hiện là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam nay đổi là Cộng Hoà Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam : Ô. HỒ Chí Minh (chết), Ô. TRƯỜNG Chinh (chết), Ô. LÊ Duẫn (chết) , Ô. LÊ Đức Anh, Ô. TRẦN Đức Lương, Ô. LÊ Khả Phiêu, Ô. NÔNG Đức Mạnh, Ô. NGUYỄN Phú Trọng, Ô. TRƯƠNG Tấn Sang, Ô. NGUYỄN Tấn Dũng, Tướng PHÙNG Quang Thanh, Tướng NGUYỄN Trọng Vĩnh hiện cư ngụ tại thành phố Hà Nội, Việt Nam về các tội ác tầy trời, đất không dung trời không tha sau đây :

Những tội điển hình như vụ: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Tết Mậu Thân 1968, Tù Cải Tạo sau 1975, Bán Đất Dâng Biển cho Trung Quốc.

1.- Tội ác đầu tiên khi Ô. HỒ CHí Minh vừa áp đặt chủ nghĩa CSVN trên đất VN là thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930-1931. Trong thời kỳ này, khẩu hiệu được áp dụng triệt để là: Trí, Phú, Địa, Hào phải đào tận gốc trốc tận rễ. Nghĩa là, CSVN chủ trương là phải tiêu diệt bốn thành phần này thì giới vô sản như bần cố nông và giai cấp công nhân mới lãnh đạo được phong trào CSVN trên đất nước. Trong một xã hội dân chủ pháp trị, ai giết vô cớ dù chỉ một người thôi cũng phải đền mạng. Nhưng với xã hội VN ở thời kỳ này, việc giết bốn thành phần trên khi gặp ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào mà không cần xét xử, không cần biết đúng sai tốt xấu, có tội hay không có tội, chỉ là "chuyện bình thường". Chính cái tưởng là chuyện bình thường nhưng vô cùng "dã man" ấy đã nhân tội ác lên đến trăm ngàn lần so với xã hội có luật pháp nghiêm minh (xin xem tài liệu số......đính kèm nếu có)

2.- Tội ác kế tiếp là Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) từ năm 1949-1956 ở miền Bắc VN. Với dân số khoảng 16 triệu người thời bấy giờ, CCRĐ đã giết oan 173 008 thường dân vô tội theo thống kê trong cuốn "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000", do Viện Kinh Tế VN CSVN mới xuất bản trong nước. Xem thế thì cứ chưa tới 100 người, có một người bị giết. Đây là một thời kỳ kinh hòang cho toàn xã hội miền bắc Việt Nam (xin xem tài liệu số........đính kèm) :

Thứ nhất : Tội tàn sát thường dân vô tội - tội ác chống nhân loại. Người nông dân VN vốn hiền hòa, chất phác, đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp cho đảng CSVN, bỗng dưng bị đảng giáng cho một đòn chí mạng. Tầng lớp năng nổ, giỏi, biết làm ăn thì bị gán cho là địa chủ, cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống. Những cán bộ của đảng CSVN ở nông thôn, đã từng vì đảng mà chịu nhiều hy sinh cũng bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian v.v... để rồi bị trừng trị, bị bắn giết man rợ. Qua những dữ kiện trên, chúng tôi thấy tội ác mà CSVN đã phạm thật vô cùng to lớn, và những tội ác ấy vẫn tiếp tục tái diễn nếu ngày nào CSVN vẫn còn thống trị dất nước. Đây là điều không một người dân VN nào có thể chấp nhận kể cả những đảng viên CSVN yêu nước dù dã thức tỉnh hay chưa. Điều quan trọng là phải làm sao để mọi người VN nhìn ra để không vô tình tiếp tay nuôi sống chế độ này. Khi mọi người nhìn thấy tầm mức tai hại của những tội ác này thì sẽ nỗ lực tiếp tay gỡ bỏ nó. Mặt khác, với một đất nước mà đa phần là giới trẻ trong khi cộng đồng ở hải ngoại đã bước sang thế hệ thứ ba, thì nhu cầu soi rọi sự thật lịch sử để giới trẻ thấy rõ tội ác của CSVN; và giai đoạn đen tối nhất của lịch sử đất nước Việt Nam trong 7 thập niên qua cần phải được chấm dứt, để Việt Nam có điều kiện tiến lên ngang hàng với thế giới trong thế kỷ 21 này. Đây là trách nhiệm nặng nề của tất cả chúng tôi và con dân VN yêu nước (xin xem tài liệu số......đính kèm).

Thứ hai : Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm của dân tộc. Truyền thống hiếu hòa, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách đầy tình người, rất đậm đà ở nông thôn VN được dân ta xây dựng hàng ngàn năm đã bị CSVN phá vỡ trong thời kỳ CCRĐ (xin xem tài liệu số......đính kèm).

Thứ ba : Tội phá hoại luân thường đạo lý dân tộc. Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh, cự Tổng Bí Thư đảng CSVN đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương). Vợ chồng, anh em phải đấu tố lẫn nhau. Hàng xóm láng giềng phải tìm cách vu khống, nói xấu gây căm thù, giáng hoạ cho nhau. Kẻ bị đấu tố bị trói, bắt quì gục mặt như một tội nhân trước đám đông bao quanh, chịu đủ loại cực hình, phải gọi người đang đấu tố mình là ông là bà và phải xưng là con dù người đó chỉ là đúa con nít hay nó chính là con mình. Người đứng ra đấu tố thì gọi nạn nhân là "mày", là "thằng nọ", "con kia" rồi mắng nhiếc đủ điều thô tục v..v.. Cuối cùng nạn nhân bị giết bằng nhiều cách như xử bắn, hay chôn toàn thân xuống đất chỉ hở cái đầu, rồi dùng trâu kéo cầy cho đứt cổ nạn nhân trước sự chứng kiến của quần chúng, kể cả thân nhân cũng buộc phải chứng kiến để tạo khủng bố tinh thần; nhiều người nhất là trẻ em bắt phải chứng kiến đã khóc ré lên rồi ngất xỉu, nhiều trường hợp người trong gia đình nạn nhân bị điên loạn mất trí, con cái bơ vơ không nơi nương tựa v.v... Thật là một bi kịch hãi hung! cảnh địa ngục trần gian CSVN!!! (xin xem tài liệu số......đính kèm).

Thứ Tư : Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hóa dân tộc. Trước CCRĐ, các nhà thờ, nhà chùa, đình làng v.v.. đều có ruộng đất riêng để lo sửa sang tu bổ nơi thờ phượng, cúng tế hàng năm, cũng như nuôi sống tu sĩ, và nhân sự chăm lo việc chung... Nhờ thế hoạt động tôn giáo tâm linh, từ thiện được điều hòa. Với CCRĐ, ruộng đất bị trưng thu để chia cho nông dân, các nơi thờ tự đình làng trở nên điêu đứng, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xóa bỏ. Chữ "thiện" chữ "nhân" chẳng còn ai nhắc đến (xin xem tài liệu số......đính kèm).

Tóm lại trong CCRĐ, nhiều người vô tội đã chết oan, có người tự tử vì quá sợ hãi, vì bị vu khống. Những tiếng thét oan khiên, máu đổ ra khắp nơi, nước mắt khô cạn vì không còn để chảy. Nhiều người lúc ấy chỉ mơ ước được làm con chó hay con mèo cho yên thân... CCRĐ là một tội ác phản thiên nhiên, phản vũ trụ, vì nó đã bắt con người, dù có trí khôn hơn con vật, phải giết chết cả những người thân yêu nhất của mình như cha mẹ, vợ chồng con cái. Hành động CSVN trên còn thua xa cả loài lang sói, vì lang sói không bao giờ giết chết hay ăn thịt đồng loại!!!.

2.- Những năm 1956-1958, một số đảng viên trí thức như Trần Dần, Nguyễn hữu Đang, Lê Đạt bị CSVN bắt giam tù đầy trên 20 năm vì "tội" lập ra tờ báo "Nhân Văn" và "Giai Phẩm". Năm 1959, CSVN thi hành chính sách cướp bóc tài sản và các tư liệu sản xuất dưới hình thức "công tư hợp doanh" ở thành thị và "hợp tác xã nông nghiệp" ở nông thôn (xin xem tài liệu số......đính kèm).

3.- Năm 1961, CSVN đánh vào các tôn giáo và khủng bố các vị tu hành, phá chùa, nhà thờ hoặc sử dụng vào các mục đích ngoài tôn giáo (xin xem tài liệu số......đính kèm).

4.- Trong cuộc chiến xâm lăng miền nam trước 1975, CSVN đã thủ tiêu hàng ngàn viên chức chính phủ VNCH ở vùng mất an ninh. CSVN đã chôn sống hơn 5000 thường dân vô tội và bắt cóc mang đi thủ tiêu hàng 1000 người ở Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968 với sự ra lệnh của Ô. HỐ Chí Minh đọc trên Đài Phát thanh VNDCCH ; " Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua. Thẳng tiến tin vui khắp mọi nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta". Ngoài ra CSVN đã bắn hỏa tiễn vào đại lộ kinh hoàng giết cả chục ngàn người dân vô tội vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Đã pháo kích vào trường Tiểu Học Cai Lậy giết hàng trăm em học sinh trên dưới 10 tuổi vào năm 1974. Có thể nói, người dân miền Nam VNCH sợ chúng như sợ thần chết, hễ chúng tới đâu là người ta tìm cách chạy trốn về phía quân đội VNCH để tìm sự che chở (xin xem tài liệu số......đính kèm).

5.- Sau khi xé Hiệp định Paris về Việt Nam xua quân cưỡng chiếm miền Nam VNCH bất hợp pháp, CSVN hành hạ các quân, dân, cán chính VNCH trong các nhà tù hà khốc CSVN để trả thù nơi rừng thiêng nước độc nguỵ trang là trại cải tạo. Tù nhân bị lao động khổ sai, bị tra tấn, hành hạ đến suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, lao động qúa sức lại thiếu ăn, đau không cho thuốc men, khiến cả ngàn người đã bị chết. Mặt khác, theo kết qủa điều tra của hai giáo sư đại học Jackson và Desbarats thì có ít nhất 65,000 người bị hành quyết trong các trại tù cải tạo CSVN từ 1975-1983, đó là con số khiêm nhường, thật ra nó còn ghê gớm hơn nữa. Trong khi chồng bị tù tội, thì vợ con ở nhà bị tịch thu nhà cửa và đuổi đi vùng kinh tế mới, hoặc sống lê lết bên lề đường hay dưới gầm cầu cống rãnh. Con trai của họ vì liên quan đến Chính quyền VNCH không được vào đại học dù là học sinh xuất sắc, mà bị bắt di lính. Đã có khoảng 60,000 người là con em của thành phần này bị chết trên chiến trường Cambốt hay biên giới Việt Trung, và khoảng hơn 100,000 người bị tàn phế. Trong khi con gái của họ rơi vào cảnh phải làm điếm để phụ giúp mẹ và các em (xin xem tài liệu số......đính kèm).

6.- Cũng sau một thời gian ngắn cưỡng chiếm miền Nam VIỆT NAM CỘNG HÒA, CSVN đã biến cả nước thành nhà tù vĩ dại dưới tên "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"; chúng tiến hành cải tạo xã hội miền nam, mà theo cựu Đại Tá cộng sản VN Nhà báo Bùi Tín (hiện còn sống tại Paris, Pháp), thì đó thực chất chỉ là ăn cướp tài sản của nhân dân, xóa sạch nền kinh tế thị trường tiến bộ và phá nát hạ tầng cơ sở có sẵn của miền Nam VNCH, khiến cả nước lâm vào cảnh đói nghèo lạc hậu có ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay. Nhà báo Bùi Tín còn kết án chế độ CSVN độc ác vô nhân, vì đã hành hạ hèn mạt quân cán chính VNCH khiến nhiều người phải chết trên rừng thiêng nước độc như trên đã nói, đã phá nát nghĩa trang quân đội và thu vàng bán bến, gỉa vờ cho phép người vượt biển ra đi để tịch thu tài sản của họ, nhưng sau đó lại cho lính bắn chìm ghe vượt biển, giết hại nhiều đồng bào vô tội (xin xem đài liệu số.....đính kèm hay đề nghị Toà Án Hình Sự Quốc Tế mời Nhà Báo Bùi Tín để làm nhân chứng sống)

7.- Giữa năm 1978, CSVN mở chiến dịch đánh tư sản mại bản để cải tạo công thương nghiệp, chúng đã ăn cướp tài sản của hơn 40,000 gia đình của người dân miền Nam, khiến họ trở thành trắng tay và phải liều chết vượt biên vượt biển ra đi tìm tự do, tạo nên phong trào thuyền nhân bi hùng nhất trong lịch sử nhân loại; với nửa triệu người chết trên biển cả đã làm rúng động lương tâm nhân loại khi một số quốc gia đã kéo thuyền người tị nạn ra biển không cho cập bến khiến họ phải chết. May mắn thay, Liên Hiệp Quốc biết được chuyện này nên LHQ đã phải họp khẩn ở Geneve ngày 14/11/1978 gồm 71 quốc gia tham dự để tìm phương cách giải quyết. Kết qủa là LHQ đã tuyên bố vấn đề thuyền nhân VN là vấn nạn chung của thế giới và yêu cầu các quốc gia nếu có thuyền nhân cập bến thì phải tiếp nhận và giúp đỡ dưới sự bảo trợ của LHQ (xin xem tài liệu số......đính kèm).

8.- Theo một thư tố cáo chưa được công bố, viết ngày 18/4/04 tại Virginia, HK, mà nhân chứng là Ông Trần H và Ông Hoàng Qúy cho biết thì để tạo lý cớ xâm lăng Cam Bốt năm 1978, CSVN đã đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm. Đó là, đêm 18/4/1978, CSVN đã tập trung mọi người vào các chùa và trường học, không phân biệt già trẻ lớn bé nam nữ và tắm máu 3,157 dân làng Ba Chúc ở biên giới Việt Miên rồi đổ tội cho Khmer Đỏ. Hành động ném đá dấu tay của CSVN giết người nêu trên là để đánh lừa dư luận. Hành động ấy đã đến lúc cần phải được cho ra ánh sáng để công luận xét xử (xin xem tài liệu số.......đính kèm).

9.- Tội ác kế tiếp là đảng CSVN đã bán đất đai và nhượng biển của tổ tiên cho Trung Cộng. Tội ác ấy đã được Thủ Tướng CSVN Phạm văn Đồng chính thức công nhận qua văn thư nhượng đảo và biển gửi cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai ngày 14/9/1958: "Chính Phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa". Với bản chất bán nước của CSVN, ngày 30/12/1999, Hànội đã bí mật ký kết với Trung Cộng Hiệp Định Về Biên Giới Trên Đất Liền. Và ngày 25/12/2000 ký Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá Trong Vịnh Bắc Bộ. Qua những hiệp định này, Việt Nam đã bị mất về tay Trung Cộng 720 Km vuông biên giới phía bắc VN, và 11.000 Km vuông Vịnh Bắc Việt, mất nguồn cá và các loại hải sản quan trọng nuôi sống dân VN, và mất tìềm năng dầu khí dưới lớp thủy tra thạch trong vịnh. Tội ác bán nước được tiếp diễn khi CSVN bắt bỏ tù Luật Sư trẻ tuổi Lê Chí Quang khi ông kêu gọi nhà cầm quyền hiện nay trong tiểu luận nổi tiếng "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều" (xin xem tài liệu số......đính kèm).

10.- Hiện tại, từ kế hoạch xuất cảng lao động ra nước ngoài đến nạn buôn bán phụ nữ làm cô dâu Đại Hàn & Đài Loan cũng như nạn buôn bán trẻ em dưới vị thành niên sang Cambốt để làm điếm, mà CSVN chủ trương để lấy tiền bỏ túi, đang là mối sỉ nhục lớn cho dân tộc VN mà những ai quan tâm đều cảm thấy đau xót. Rõ ràng là nhà nước CSVN không quan tâm đến dân tộc và đất nước VN mà chỉ quan tâm làm sao giữ được độc quyền cai trị tiếp tục làm tay sai cho Trung Cộng để có đặc quyền đặc lợi (xin xem tài liệu số......đính kèm).

11.- Tổng quát, kể từ khi Ô. HỒ Chí Minh áp đặt chủ nghĩa CSVN phi nhân bản phản dân tộc trên đất nước chúng tôi năm 1930 cho đến nay, Đảng CSVN đã gieo rắc biết bao tai họa cho dân tộc và đất nước Việt Nam mà hậu qủa hiện nay là sự suy đồi về cả vật chất lẫn tinh thần với sáu nan đề chính mà dân tộc VN phải đối diện và giải quyết. Đó là: tàn phá môi sinh, băng hoại đạo đức, phân cực giầu nghèo, thiệt hại lãnh thổ, bất công xã hội, và thất thoát tài sản quốc gia (xin xem tài liệu số......đính kèm).

12.- Đối với thế giới và cộng đồng quốc tế những tội ác của Cộng Sản Quốc Tế cũng đã gây khốn khổ cho nhân loại không ít, và những tội ác ấy cũng đã bị nhiều người kết án. Trong tài liệu "Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản" của sử gia Pháp là ông Stephane Courtois, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Khoa Học của Pháp, ông Stephane đã vạch ra một cách chính xác về tội ác của Cộng Sản. Đây là một bức tranh đen tối của lịch sử nhân loại mà theo ông, phải vạch ra để trả lại danh dự cho những người đã chết vì chủ nghĩa CS. Sau khi liệt kê những lãnh tụ CS tàn ác nổi tiếng trên thế giới như Lenine, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Castro v.v..., ông đưa ra nhận xét: "... Vượt lên trên mức độ tội ác cá nhân hoặc tàn sát cục bộ địa phương theo hoàn cảnh, các chế dô. CS củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị..." (xin xem tài liệu số......đính kèm).

13.- Ngày 25/1/2006 Hội Đồng Âu Châu (HĐÂC), một cơ chế gồm 46 nước thành viên, đã thông qua bản Nghị Quyết 1481, nhấn mạnh đến nhu cầu cả nhân loại cần lên án và phơi bầy các tội ác của những chế độ cộng sản toàn trị. Mặc dù Trung và Đông Âu không còn CS, nhưng HĐÂC vẫn có nhu cầu này vì những tội ác CS vẫn chưa được điều tra và những hung thủ chưa bị đem ra xét xử trong khi một số nước vẫn còn bị thống trị của bọn CS ác ôn này nên vẫn là mối đe dọa cho cả nhân loại. Đối với người VN, nhu cầu lên án những tội ác của chế độ CSVN không những để cho dư luận toàn thế giới biết đến, mà còn cho chính người VN, Cộng Đồng Quốc Tế nhất là những người còn mơ hồ về tội ác của CSVN giác ngộ (xin xem tài liệu số......đính kèm).

14.- Từ hồi chủ nghĩa CS xuất hiện trên trái đất gần 100 năm nay, chủ nghĩa ấy đã giết hại hàng trăm triệu sinh linh trên thế giới. Riêng tại Việt Nam hàng triệu đồng bào thân yêu ruột thịt của chúng tôi cũng bị chết tức tưởi bởi chủ nghĩa phi nhân tàn bạo này. Chính vì nhận thức chính xác như vậy, nên Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa NGÔ Đình Diệm đã gọi chủ nghĩa CS là "Con Quái Vật" (Monster) (xin xem tài liệu số......đính kèm).

Với các bằng chứng chính thức, trung thực kê trên, chúng tôi trân trọng kính xin Ông TỔNG BIỆN LÝ mở cuộc điều tran về nhân chúng, vật chứng, xét xữ tội ác tầy trời, đất không dung trời không tha của Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN, cựu Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hiện là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam Ô. HỒ Chí Minh (chết), Ô. TRƯỜNG Chinh (chết), Ô. LÊ Duẫn (chết), Ô. LÊ Đức Anh, Ô. TRẦN Đức Lương,Ô. LÊ Khả Phiêu, Ô. NÔNG Đức Mạnh, Ô. NGUYỄN Phú Trọng, Ô. TRƯƠNG Tấn Sang, Ô. NGUYỄN Tấn Dũng, Tướng PHÙNG Quang Thanh, Tướng NGUYỄN Trọng Vĩnh để đem lại CÔNG LÝ, LẼ PHẢI, DANH DỰ cho Toàn dân Việt Nam và để làm gương cho nhân loại trên toàn cầu biết và phải né tránh hiểm hoạ cộng sản vô thần, bạo tàn, khủng bố, diệt chủng, chống nhân loại.

VỚI CÁC TỘI TRẠNG DẪN THƯỢNG

Chúng tôi thỉnh cầu Toà Án Hình Sự Quốc tế

ra quyết định :


1.- Tuyên phạt :


- Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN, cựu Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hiện là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam Ô. HỒ Chí Minh (chết), Ô. TRƯỜNG Chinh (chết), Ô. LÊ Duẫn (chết), Ô. LÊ Đức Anh, Ô. TRẦN Đức Lương,Ô. LÊ Khả Phiêu, Ô. NÔNG Đức Mạnh, Ô. NGUYỄN Phú Trọng, Ô. TRƯƠNG Tấn Sang, Ô. NGUYỄN Tấn Dũng, Tướng PHÙNG Quang Thanh, Tướng NGUYỄN Trọng Vĩnh hoàn toàn chịu trách niệm hình sự (hình phạt) cũng như trách nhiệm dân sự (bồi thường) của những kẻ đã chết như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn...cũng như những kẻ còn sống.


2.- Ra Lệnh cho các bị cáo phải :

a.- Trả tự do ngay tức khắc, vô điều kiện bồi thường thiệt hại xứng đáng và trả lại đất đai, tài sản cho các tù nhân tôn giáo, chính trị, dân oan, các đồng bào biểu tình yêu nước, các quân, dân, cán, chính VNCH, các Tôn giáo, các đảng phái chính trị, cá nhân, các gia đình nạn nhân CSVN, các người Việt tị nạn CSVN vì CSVN tuỳ tiện bách hại, thảm sát và đã cướp đoạt tài sạn bất hợp pháp, kể từ ngày ra án lệnh, nếu các bị cáo chậm trể bồi thường mổi ngày sẽ bị phạt thêm 30% số tiền tổng quát bồi thường cho các nạn nhân,

b- Bồi hoàn tất cả tiền các Luật Sư, chi phí ấn loát, sao chụp các tài liệu chứng cớ, dịch thuật, di chuyển, ăn ở...cho các đương đơn, các nhân chứng và trang trả hoàn toàn tất cả mọi án phí của Tòa Án.

3. Bản án có hiệu lực, thực thi ngay kể từ ngày phán quyết của Tòa Án.

Trân trọng kính xin Ông BIỆN LÝ nhận nơi đây lòng kính mến và tri ân chân thành của CPQGVNLT chúng tôi và 86 triệu người Việt trong nước và 4 triệu người Việt tị nạn CSVN khắp nơi trên thế giới.

Ký tên :

(và đóng dấu của các tổ chức tôn giáo, đảng phái chính trị, hội đòan nếu có)

GHI CHÚ: ĐƠN KIỆN CSVN này có quyền tùy ý và tùy nghi thay đổi nội dung cho đúng theo hoàn cảnh và tình trạng của cá nhân hay đoàn thể của qúi vị.

Jan. 24, 2013

(ENGLISH & FRANCAIS) AMNESTY INTERNATIONAL : David Cameron should call for release of prisoners of conscience in Viet Nam as top party official visits UK- PEN URGES DAVID CAMERON TO SPEAK OUT - UNITED DEMOCRATIC PARTY OF VIETNAM greatly disappointed at the Vatican’s reception Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of Vietnam Communist Party - COSUNAM : proteste fermement contre la condamnation des 14 militants des droits de l’Homme - Ambassadeur de l’UE au Vietnam sur le récent procès au Vietnam de jeunes chrétiens défenseurs des droits de l’homme





Please find enclosed these documents '' for your information ". We sincerely appreciate your help for Human Rights : Freedom, Democracy and Sovereignty of VietNam. Respectfully yours and with our gratefulness,

Nous nous permettons de VOUS transmettre ces documents '' à toutes fins utiles'' . Nous apprécions infiniment votre aide visant à obtenir les Droits de l'homme : la Liberté, la Démocratie et la Souveraineté du VietNam. Respectueusement et avec notre reconnaissance,

Wir erlauben uns, Ihnen für alle Fälle dieses Dokument zu übermitteln..Ihre Hilfe ist ausserordentlich schätzenswert, die anstrebt die Menschenrechte: Freiheit, Demokratie und Souveränität in Vietnam zu erreichen. Mit bestem Dank und vorzüglicher Hochachtung,
Dr LE Thi Le


David Cameron should call for release of prisoners of conscience in Viet Nam as top party official visits UK

Amnesty International





By the same author:
•Viet Nam: Release 13 activists jailed on baseless charges, stop crackdown on dissidents
•Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail
•Viet nam urged to release jailed blogger

more

January 23, 2013

Prime Minister David Cameron should call on Viet Nam’s government to halt its crackdown on freedom of expression and release all prisoners of conscience, Amnesty International said on the first day of an official visit to the UK by Nguyen Phu Trong, the General Secretary of the ruling Communist Party of Viet Nam.

At the Prime Minister’s invitation, Nguyen Phu Trong will visit the UK for two days. The visit marks the 40th anniversary of diplomatic relations between the two countries.

Amnesty International Researcher on Viet Nam Rupert Abbott said:

“Mr Cameron should raise concerns publicly about Viet Nam’s appalling restrictions on free speech and the scores of human rights defenders who have been locked up there.

“He should demand the immediate and unconditional release of all prisoners of conscience – those imprisoned solely for the peaceful exercise of their right to freedom of expression.

“Month after month, Viet Nam’s government is locking up those who are simply speaking their mind about issues that are uncomfortable for the authorities – including bloggers, songwriters, lawyers, labour activists, members of religious groups and democracy activists.

“The UK should prioritise human rights in its growing relationship with Viet Nam.

“Cameron should use the opportunity of Nguyen Phu Trong’s visit to speak up for those who the Vietnamese authorities have silenced.”

The official visit comes at a time when Viet Nam’s government has stepped up its crackdown on freedom of expression.

Vaguely worded provisions in Viet Nam’s penal code are used to criminalise peaceful political and social dissent and criticism of the government.

In 2012 alone, dozens of peaceful dissidents were imprisoned, with many sentenced to long prison terms in trials that failed to meet international standards.

In September, for example, three popular bloggers including Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay (the “peasant’s pipe”), were tried for “conducting propaganda” against the state and sentenced to between four and 12 years’ imprisonment. They are founding members of the Free Vietnamese Journalists’ Club and have used their blogs to promote human rights.

The crackdown on freedom of expression has continued in 2013.

On 9 January, 13 peaceful activists were sentenced to between three and 13 years’ imprisonment on charges of undertaking “activities aimed at overthrowing” the government. The Vietnamese authorities suspect them of having ties to the US-based political party Viet Tan, a group calling for peaceful reform in Viet Nam, but which Viet Nam’s government labels as a terrorist organisation.

Source: Amnesty International

PEN urges David Cameron to speak out

Posted January 23rd, 2013 by Cat Lucas& filed under Campaigns.

The General Secretary of the Communist Party of Vietnam, Mr Nguyen Phu Trong, will today begin a two-day official visit to the UK to celebrate forty years of diplomatic relations between the two countries. English PEN has written to the Prime Minister urging him to use this visit as an opportunity to highlight the worsening situation for writers and free expression in Vietnam.

The situation for writers and social activists in Vietnam has long been a source of concern for the international human rights community, and has notably deteriorated in recent years. According to Reporters Without Borders, Vietnam is now the world’s third biggest jailer of netizens[1], and was ranked 172 out of 179 countries in their most recent Press Freedom Index[2]. However, it is not only Vietnam’s internet writers and activists who are behind bars for the peaceful expression of their views. According to the latest PEN International Writers in Prison Committee case list[3], there are currently more than twenty writers, including journalists, poets, scholars, novelists, essayists, academics and editors, detained in Vietnam.

The recent conviction and harsh sentencing of a further 13 Vietnamese activists, on 8-9 January 2013, provoked an outcry from the international community. We were pleased to see that both the EU and the UN voiced their concerns about the outcome of this trial, echoing those expressed in an open letter[4] signed by our colleagues at PEN International and more than 20 other members of IFEX, the International Freedom of Expression Exchange network.

We know from our previous work on behalf of Vietnamese cases of concern, in particular our former Honorary Member editor Tran Khai Than Thuy who is now living in exile in the United States, that pressure from the international community really can make a difference. As such, we hope that the Prime Minister will see fit to raise these issues with Mr Nguyen Phu Trong during his trip to the UK, and to call for the immediate and unconditional release of all those currently detained for the peaceful expression their opinions, in violation of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.


--------------------------------------------------------------------------------


[1] http://en.rsf.org/press-freedom-barometer-netizens-imprisoned.html?annee=2012


[2] http://en.rsf.org/press-freedom-index-2011-2012,1043.html


[3] http://www.pen-international.org/wp-content/uploads/2012/09/Caselist-January-June-20121.pdf


[4] http://www.ifex.org/vietnam/2013/01/14/free_activists/

Democracy for Vietnam Political Action Committee

10608 Garden Grove Blvd, Garden Grove, CA - USA

Cc: American Embassy to the Holy See
Via delle Terme Deciane, 26
00153 - Rome, Italy

Email: USEmbassyVatican@state.gov
Website: vatican.usembassy.gov

e-mail: av@pccs.va
phone: +390669881022
fax: +390669885373




THE UNITED DEMOCRATIC PARTY OF VIETNAM




To: His Holiness, Pope Benedict XVI PP.
00120 Via del Pellegrino, Citta del Vaticano
Apostolic Palace, Vatican City State, 00120

Dear His Holiness, Pope Benedict XVI PP:

We are greatly disappointed at the Vatican’s reception of Nguyễn Phú Trọng, General Secretary of Vietnam Communist Party (today 1/22/2013) and write this letter to urge your careful consideration for the following matters:

1. As people who have suffered millions of lives lost alongside hundreds of thousands of Ally forces sacrificed for the cause of Freedom and Democracy in Vietnam, we can never support any renormalization efforts between the Vatican and Communist Vietnam. Especially as Communist Vietnam continues to deny its citizens of Human Rights and Religious Freedoms.

2. Communist Vietnam continues to oppress religious freedoms and have illegally nationalized and or exappropriated properties belonging to religious faiths, including properties belonging to the Catholic Church and they continue to torture, kill, imprison numerous innocent Catholic faithfuls and their leaders such as the reknowned priest Nguyen Van Ly.

3. At a time when Communist Vietnam has locked horns with Communist China with impending regional war about to explode in the East Sea and the Pacific as well as on land in a conflict that may globalize, we do not believe the Vatican should be receptive to any plans advanced by Communist Vietnam. Particularly since Communist Vietnam is disintegrating into rival political factions and civil war is imminent. The Vatican’s past receptions of Nguyen Tan Dung, Nguyen Minh Triet and now Nguyen Phu Trong sends the wrong message that the Vatican supports dictators against the wishes of the Vietnamese people yearning to be free.

In the last century, we have seen how His Holiness Pope John Paul II helped freed hundreds of millions of people in Eastern Europe by his support for the Solidarity Movement in Poland. His Holiness’ act of standing up for the rights of the oppressed and downtrodden have earned him love and respect the world over, worthy of Sainthood.

We hope in the name of God and Humanity that Your Holiness would do the same for the Peoples of Asia. Thank you.



Joseph Dovinh, Chairman




Democracy for Vietnam Political Action Committee




Vietnam : le député démocrate-chrétien genevois Serge Dal Busco proteste fermement contre la condamnation des 14 militants des droits de l’Homme

Cosunam





Par le même auteur :
•Nouvelle violation grave des droits de l’homme au Vietnam avec la condamnation de 14 militants des droits de l'Homme
• Trois personnalités suisses prennent la défense des militants de Ben Tre pour la démocratie
•Le COSUNAM et 8 députés suisses écrivent au Premier ministre vietnamien

plus

Genève, 21 janvier 2013 – Le député démocrate-chrétien genevois Serge Dal Busco a apporté son ferme soutien à la protestation officielle du Comité Suisse-Vietnam COSUNAM contre les lourdes peines de prison prononcées le 9 janvier 2013 à l’encontre de 14 dissidents et militants des droits de l’homme au Vietnam.

Ces citoyens vietnamiens dont la plupart sont catholiques ont été condamnés mercredi 9 janvier à de lourdes peines de prison pour tentative de renversement du gouvernement selon la terminologie du régime vietnamien, avait indiqué l’un de leurs avocats.

« Je tiens à exprimer ma consternation face aux agissements répétés du régime vietnamien » a déclaré Serge Dal Busco, précisant que " cette situation doit cesser d’autant plus rapidement que des régimes voisins, très répressifs il n’y pas si longtemps encore, s’ouvrent peu à peu à la démocratie ».

Dans son communiqué de presse , le COSUNAM relève que l’attitude actuelle du Vietnam est d’autant plus incompréhensible et condamnable au moment même où l’Association des Nations de l’Asie du Sud-Est (Asean) venait d’adopter une déclaration sur les droits de l’Homme, visant à renforcer leur plein respect en Asie.

Message de Franz Jessen, ambassadeur de l’UE au Vietnam sur le récent procès au Vietnam de jeunes chrétiens défenseurs des droits de l’homme

Franz Jessen





Lire aussi
•Vietnam : condamnation de 14 jeunes chrétiens, effets désastreux
•RSF détient les preuves de l’innocence de Paulus Le Son
•Vietnam: Paris dénonce la condamnation de défenseurs des droits de l'Homme

11 janvier 2013

Plus tôt aujourd’hui, l’ambassadeur de l’UE au Vietnam, Franz Jessen, a exprimé ses préoccupations à propos les peines allant de 3 à 13 ans de prison prononcées le 9 janvier dans la province Nghe An contre 14 blogueurs et les journalistes (militants), pour les actes liés à l’exercice de la liberté d’expression.

L’ambassadeur Jessen a rappelé le droit fondamental de toute personne d’exprimer librement leurs opinions de manière pacifique, conformément à la Déclaration universelle des droits de Droits et de l’article 19 du Pacte international relatif aux droits civils et politiques, auxquels le Vietnam est partie.

Il a ajouté que cette condamnation apparaît être incompatible avec obligations internationales du Vietnam, et poursuit la tendance générale négative dans la condamnation de blogueurs et défenseurs des droits humains, comme le montre la confirmation en appel des dures peines des blogueurs Dieu Cay, Anh Ba Sai Gon et Ta Phong Tan, le 28 Décembre 2012 à HCM-ville.

Les verdicts de ces deux procès apparaissent être particulièrement sévères.

Les autorités vietnamiennes doivent revoir ces verdicts immédiatement.

Source : Délégation de l’Union Européenne au Vietnam

Latest comments

05.11 | 16:41

Kinh cam on cho thong tin ve Tina Dao
Kinh tran trong

04.11 | 16:17

LY TONG
CUU PHI CONG ANH HUNG CUA VNCH

04.11 | 15:57

HOAN HO CONG CHUA DE TAM VNCH TINA DAO
THAN DONG MC TOAN CAU
VAN VAN TUE VAN VAN TUE VAN VAN TUE

03.10 | 06:02

Ai đó cho cpqgvnlt là "tào lao" ... Nhưng sao nhà báo quốc tế này tìm đến phỏng vấn? Chỉ vì ai đó ngu ngốc hết biết - rõ là mị dân cấp tồi !

Share this page