PHILLIPINES THẮNG TRUNG CỘNG TẠI LIÊN HIỆP QUỐC:
TÒA ÁN QUỐC TẾ HAGUE PHÁN QUYẾT ĐƯỜNG 9 ĐOẠN LƯỠI BÒ CỦA TRUNG CỘNG LÀ "VÔ GIÁ TRỊ!"
Vào
ngày 10/3/2015, các thẩm phán của TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ HAGUE gồm 5 thành viên do Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah chủ tọa. Các Thành viên khác là Thẩm
phán người Pháp Judge Jean - Pierre Cot, Thầm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred Soons, Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum đã PHÁN QUYẾT Bản Đồ 9 đoạn mà Trung
Quốc đưa ra ở Biển Đông (Biển Đông), hay còn được gọi là Biển Tây Philippines là VÔ GIÁ TRỊ đối với Công Ước Liên hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã được hơn 160 nước, trong đó
có Trung Cộng và Philippines phê chuẩn về qui định giới hạn lãnh thổ cho quốc gia ven biển và qui định việc sử dụng các khu vực biển khơi trên toàn thế giới.
Tòa Trọng Tài Thường Trực - Permanent Court Arbitration (PCA) là một tổ chức quốc tế được thành lập dựa trên Công ước La Hay để giải quyết các tranh chấp ở Thái Bình Dương năm 1899. Với trụ sở tại Cung điện Hòa bình ở La Hay, Hà Lan, PCA hỗ trợ giải quyết về trọng tài, thương lượng, tìm kiếm sự thật và các thủ tục giải quyết các tranh chấp khác giữa nhiều quốc gia, thực thể quốc gia, tổ chức phi chính phủ và các bên tư nhân.
Cho dù đây chỉ là Tòa án Trọng Tài, không phải như trường hợp CPQGVNLT ĐANG THƯA TRUNG CỘNG VỚI CÁC TỘI DANH DIỆT CHỦNG, CHỐNG NHÂN LOẠI TẠI TÒA HÌNH SỰ QUỐC TẾ – INTERNATIONAL CRIMINAL COURT (ICC). Nhưng phiên xử đã kéo dài 3 tháng và bản án này rất quan trọng vì đã chứng minh hành vi hung hăng của Trung Cộng trên biển Đông là bất hợp pháp. Trung Cộng đã vượt quá giới hạn của nước nầy để đơn phương đưa ra bản đồ gây tranh cãi cho các nước trong vùng.
Quyết định của TÒA ÁN HAGUE đã gây tổn hại danh tiếng của Trung Cộng về cách ứng xử trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng xấu với quốc tế về tính chất tiêu cực của nước nầy.
Nếu không tuân thủ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế, sẽ làm cho Cộng Đồng Quốc Tế thấy rằng Trung Cộng đang tiếp tục hành động như một quốc gia hiếu chiến.
Trong bản án mà Philippines đưa ra trước Hội Đồng Thẩm Phán, lên án Trung Cộng là một kẻ bắt nạt các nước láng giềng và còn tìm cách cưỡng chiếm các nguồn tài nguyên của họ.
Tòa án cho biết hành động của Trung Cộng không những là khiêu khích mà có thái độ gây nguy hiểm cho Hòa Bình trong khu vực.
Sau khi Trung Cộng tranh lấn đảo Scarborough Shoal, thì Philippines đã không có cách nào khác và đã kiện Trung Cộng thông qua tòa án trọng tài quốc tế.
Dĩ nhiên, điều này không chỉ là một trận đấu tại tòa án giữa Trung Cộng và Philippines, nhưng quan trọng hơn là một thách thức đối với Luật của Liên Hợp Quốc, Luật Biển (UNCLOS) được xây dựng vào năm 1982 mà Trung Cộng đã KHÔNG tuân thủ.
Quyết định của tòa án mang ý nghĩa là bây giờ Hành Động TUYÊN BỐ ĐƠN PHƯƠNG của TRUNG CỘNG KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ luật pháp QUỐC TẾ. Các nước láng giềng trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi và bảo vệ lợi ích của họ trên Biển Đông.
Tòa án Trọng tài trong vụ kiện do Cộng hòa Philippines tiến hành đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (“Công ước”), đã đưa ra Phán quyết Thủ tục đầu tiên, trong đó thiết lập thời gian biểu sơ bộ cho vụ kiện và áp dụng các Quy định Thủ tục. Đây là diễn biến tiếp theo sau cuộc họp đầu tiên của các thành viên Tòa án Trọng tài, được tổ chức tại Cung điện Hòa bình ở La Hay ngày 11/7/2013. Tòa án Trọng tài đã quyết định rằng Tòa Trọng tài Thường trực là nơi đăng ký các thủ tục tố tụng.
Trong Phán quyết Thủ tục đầu tiên, Tòa án Trọng tài chính thức áp dụng các Quy định Thủ tục và đưa ra hạn chót vào ngày 30/3/2014 để Philippines nộp Bản lập luận. Tòa án Trọng tài hướng dẫn Philippines giải quyết đầy đủ các vấn đề, trong đó có các vấn đề liên quan thẩm quyền của Tòa án Trọng tài, khả năng khiếu nại của Philippines được chấp nhận hay không, cũng như tính chính đáng của tranh chấp. Tòa án Trọng tài sẽ quyết định tiến trình các thủ tục tiếp theo, bao gồm yêu cầu và kế hoạch của các văn bản đệ trình và các buổi lấy ý kiến, vào giai đoạn phù hợp, sau khi xem xét quan điểm của các Bên.
Các Quy định Thủ tục, bổ sung cho Phụ lục VII của Công ước, đặt ra các thủ tục áp dụng cho các vấn đề như thông tin liên lạc, ngôn ngữ, tính công khai, việc tổ chức các buổi lấy ý kiến, xem xét sự phản đối thẩm quyền của Tòa án Trọng tài, những yêu cầu đối với các biện pháp tạm thời, việc bổ nhiệm chuyên gia giúp việc cho Tòa án Trọng tài. Các Quy định Thủ tục cũng đặt ra tiến trình hành động của Tòa án Trọng tài khi một trong các Bên vắng mặt trong các thủ tục tố tụng.
Trước khi áp dụng các Quy định Thủ tục và thời gian biểu, Tòa án Trọng tài đã gửi bản dự thảo các Quy định Thủ tục cho mỗi Bên để góp ý.
Ngày 31/7/2013, Philippines đã gửi các ý kiến đóng góp về dự thảo trên. Ngày 01/8/2013, Trung Cộng đã gửi Công hàm phản đối tới Tòa án Trọng tài trong đó tái khẳng định lập trường của nước này là “không chấp nhận vụ kiện do Philippines để xướng” và tuyên bố rằng Trung Cộng không tham gia các thủ tục tố tụng.
Lịch sử vụ kiện: Vụ kiện của Philippines đối với Trung Cộng bắt đầu vào ngày 22/1/2013 khi Philippines gửi TC bản Thông báo và Tuyên bố Chủ quyền “liên quan tranh chấp với TC về quyền tài phán trên biển của Philippines trên Biển Tây Philippines”.
Ngày 19/2/2013, Trung Cộng gửi công hàm cho Philippines trong đó thể hiện “Lập trường của họ về vấn đề Biển Nam Trung Hoa”, phản đối và trả lại bản Thông báo của Philippines.
Thông tin chi tiết về vụ kiện được đăng trên website của Tòa Trọng tài Thường trực tại: www.pca - cpa.org.
Liên hệ: Tòa Trọng tài Thường trực
E - mail: bureau@pca - cpa.org
Minh Tran
13.07.2017 02:37
Rất tiếc cho đến nay, tháng bảy 2017, Trung Cộng vẫn ngang nhiên vi phạm Phán Quyết của LHQ. Thật là lòng tham không đáy !
tony
25.03.2015 14:13
i like this page very much.
Latest comments
05.11 | 16:41
Kinh cam on cho thong tin ve Tina Dao
Kinh tran trong
04.11 | 16:17
LY TONG
CUU PHI CONG ANH HUNG CUA VNCH
04.11 | 15:57
HOAN HO CONG CHUA DE TAM VNCH TINA DAO
THAN DONG MC TOAN CAU
VAN VAN TUE VAN VAN TUE VAN VAN TUE
03.10 | 06:02
Ai đó cho cpqgvnlt là "tào lao" ... Nhưng sao nhà báo quốc tế này tìm đến phỏng vấn? Chỉ vì ai đó ngu ngốc hết biết - rõ là mị dân cấp tồi !
Share this page