CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM - ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA

HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM

TỔNG THỐNG KÝ BAN HÀNH HIẾN PHÁP ĐỆ III VNCH NGÀY 16.2.2020

TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN KÝ BAN HÀNH HIẾN PHÁP ĐỆ III VNCH TẠI TỤ NGHĨA ĐƯỜNG-SA MẠC ADELANTO, SAN BERNARDINO, CALIFORNIA NGÀY 16.2.2020

TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN KÝ BAN HÀNH HIẾN PHÁP ĐỆ III VNCH TẠI TỤ NGHĨA ĐƯỜNG-SA MẠC ADELANTO, SAN BERNARDINO, CALIFORNIA NGÀY 16.2.2020

HIẾN PHÁP ĐỆ III VNCH

GHI CHÚ: Toàn văn bản HIẾN PHÁP ĐỆ III VNCH gồm tám mươi mốt (81) trang, chính yếu dựa trên bản Hiến Ước Lâm Thời do Tổng Thống Đào Minh Quân lúc còn Trọng Nhiệm Thủ Tướng CPQGVNLT, đã soạn thảo và ký ban hành ngày 06.06.2009. Sau đó được Quốc Hội Khóa I thông qua ngày 15.2.2020.

Tổng Thống ký ban hành ngày 16.2.2020 với sự chứng kiến của qúi vị trong Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Giám Sát Viện, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Nội Các và qúi Đại Biểu Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH trên khắp thế giới hiện diện tại Tụ Nghĩa Đường, căn cứ của CPQGVNLT số 10800 Sierra Road, Thành Phố Adelanto, Quận Hạt San Bernardino, Tiểu Bang California, Hoa Kỳ, Zip Code 92301, ngày 16.02.2020.

MỤC LỤC

PHẦN 1: Lược Sử Hình Thành Đệ III VNCH                                                       Trang 3

Chương 1.1:      Tâm Thức                                                                                 Trang 3

Chương 1.2:      Nhận Định                                                                                Trang 5

Chương 1.3:      Lược sử Việt Nam cận đại                                                          Trang 7

Chương 1.4:      Bối cảnh lịch sử                                                                         Trang 8

Chương 1.5:      Hình thành PTVNTDC                                                                Trang 10

Chương 1.6:      Thành Lập CPQGVNLT                                                               Trang 13

PHẦN 2: Đề Cương                                                                                        Trang 16

Chương 2.1:      Tuyên Bố Cương Lĩnh                                                                Trang 16

Chương 2.2:      Chế Độ-Ý Dân Là Ý Trời                                                             Trang 18

Chương 2.3:      Quyền hạn và bổn phận của Quốc Dân và Công Dân                  Trang 19

Chương 2.4:      Qui Định Chính Sách                                                                 Trang 25

PHẦN 3: Cơ Chế                                                                                             Trang 26

Chương 3.1:      Thượng Hội Đồng Quốc Gia                                                       Trang 26

Chương 3.2:      Quyền Hành Pháp                                                                     Trang 28

Chương 3.3:      Quyền Lập Pháp                                                                        Trang 31

Chương 3.4:      Quyền Dân Ý và Truyền Thông Công Lý                                      Trang 35

Chương 3.5:      Quyền Tư Pháp                                                                         Trang 37

Chương 3.6:      Ngân Sách Quốc Gia                                                                  Trang 41

Chương 3.7:      Nội Các Chính Phủ                                                                     Trang 42

Chương 3.8:     Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa                                                    Trang 45

Chương 3.9:      Công Dân Nước Ngoài                                                               Trang 48

Chương 3.10:    Kế Hoạch-Điều Hành                                                                 Trang 49

Chương 3.11:    Chính Phủ Tài Trợ Gíao Dục                                                       Trang 54

Chương 3.12:    Chương Trình Y Tế và An Dưỡng                                               Trang 56

PHẦN 4: Phụ Khoản                                                                                       Trang 60

Chương 4.1:      Khiển Dụng, Lưu Dụng và Tín Dụng                                           Trang 60 

Chương 4.2:      Dân Sự Vụ và Tổ Chức Quần Chúng                                           Trang 65

Chương 4.3:      Bảo vệ Sinh Thái và Tài Nguyên Quốc Gia                                  Trang 67

PHẦN 5: Ban Hành                                                                                         Trang 68

Chương 5.1:      Tiểu Sử Tổng Thống Đào Minh Quân                                          Trang 68

Chương 5.2:      Tuyên Thệ Trọng Nhiệm Thủ Tướng CPQGVNLT           Trang 72                       

Chương 5.3:      Quá Trình, Thành Tích của Tổng Thống Đào Minh Quân             Trang 72

Chương 5.4:      Thập Bát Thức                                                                          Trang 76

Chương 5.5:      Công Nhận                                                                               Trang 77

Chương 5.6:      Cước Chú                                                                                  Trang 77

Chương 5.7:      Hiệu Lực                                                                               Trang 79        

Chương 5.8:      Tu Chính                                                                                  Trang 80

Chương 5.9:      Ban Hành                                                                                 Trang 80

Chương 5.10     Ký Tên                                                                                      Trang 81

 

HIẾN ƯỚC LÂM THỜI

PROVISIONAL CHARTER

 PHẦN1: LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH ĐỆ III VNCH

 Chương 1.1:  Tâm Thức

 MỤC 1.1.1: Ý THỨC

Sống, phải sung mãn Khí Việt. Chết, phải hoá Linh Khí Việt.Đất nước ta vốn tiềm Linh tụ Khí. Dân tộc ta tất nhiên phát sinh Nhân Kiệt.  Chủ Đạo Việt có truyền thống vô bại và văn hoá Đại Hòa, được ấn chỉ, ấn quyết và đã ấn chứng trong suốt nguồn mạch Văn Hiến Văn Lang, lấy Làng làm căn bản xã hội. Được minh xác trong Kinh Dương Vương, là Quốc Đạo, là Minh Triết, rất Nhân Chủ và Dân Chủ, nay gọi là Tổ Tiên Chánh Giáo - Đại Đạo Sinh Tồn của Việt Nam. Và tới đây, hy vọng sẽ là kỷ nguyên Mới của nhân loại, được mặc khải là Tân Dân Minh Đạo, đã phát khởi trong Kỷ Nguyên mới, Kỷ Nguyên Tân Dân năm 1987. Đại đạo sinh tồn là nhu cầu sống thực tại và thăng hoa của nhân loại, có mục đích phù trợ các Đại Tôn Giáo trên con đường giải thoát, cứu độ, hay cứu rỗi chúng sinh. Lịch sử Cứu Quốc và Kiến Quốc hiện nay phải triệu tập cho được Anh Thư, Anh Hào, Tuấn Kiệt Việt nam trong nước và toàn cầu, để tụ cho được nguồn Linh Khí Thiêng Liêng vô bại của Đất Trời Việt Nam, của xương tủy máu thịt Việt Nam, của nền Văn Hiến Việt Đạo, đã được sáng hóa bởi tiền nhân, do nhân dân và của chính chúng ta vậy. Chủ Lực Việt phải thấu nhập Linh Khí, để phát huy Minh Trí và Minh Triết cho chính thân tâm mình, gia đình, dân tộc và nhân loại.

 

Sấm sử truyền tụng trong nhân gian và khát vọng của dân tộc từ xưa đến nay vẫn minh chứng rằng: Khi Sơn Hà nguy biến, Quốc Gia lâm nguy thì Hồn Thiêng Sông Núi, Anh Linh ngàn đời Tiên Thánh Tổ, sẽ tái xuất sinh, để Tụ Anh và điều động toàn dân, cùng khối chủ lực của thế hệ chiến thắng. Lãnh tụ từ đó khởi sinh. Không phải tự cá nhân, không phải do bất cứ một nhóm, hay thế lực nào, mà từ trong nhân gian, từ nguồn thiêng linh khí Đất Trời, và từ đấu tranh hóa hiện, để Cưú Quốc và Kiến Quốc. Niềm tin đó là sức mạnh Vạn Thắng. Niềm tin đó báo hiệu một khúc quanh lịch sử của dân tộc. Và thăng hoa theo thời gian, có thể là thông điệp cho cả nhân loại, báo tin sự trỗi dậy của nòi giống Việt thông minh, cần cù, bất khuất và hùng anh.

 

Nhân đạo tính là nguồn sống tâm linh và ý thức cao quý nhất, tiềm tàng trong tâm thức của người Việt Nam. Tiên Hiền Liệt Tổ đã muôn một tuyên xưng, hành xử Nhân Đạo trong suốt mạch sống lịch sử. Vũ trụ bao la, thế giới chập chùng không bờ bến. Tâm thức, ý thức và trí thức vẫn là những bất hòa sâu sắc, tế vi. Chỉ có nguồn mạch Nhân Chủ được khai thông, hóa giải được Bất Hòa, tạo mối An Hòa, thì chư nhân mới Quảng Lạc. Đó là giềng mối của Nhân Đạo Việt, là tinh Việt, tính Việt vậy thay.

 

Lịch sử loài người đã kinh qua nhiều biến hóa, từ hàng triệu năm. Nhưng thử nghĩ xem cả nhân loại có dân tộc nào đủ quán tính để hành xử thương yêu thành Đạo Sống (Nhân Đạo) như người Việt Nam? Gần năm ngàn năm lập quốc, Nhân Đạo tính đã trở thành Minh Triết của dân tộc. Nền Nhân Chủ Cương Thường đã Hóa Hiện trong suốt mạch sống của lịch sử, đã trở thành Nhân Tính Việt, là ánh quang minh, rực rỡ nhất của cả nhân loại, đã thể hiện trong cung cách của Tiền Nhân, thương dân yêu nước, thương yêu cả muôn triệu Anh Hùng đã siêu linh trong Thánh sử, thương yêu cả khói mây mê muội giặc xưa, khi họ xâm phạm Đất Trời Việt Nam. Cây đa lá thụ, muôn muôn cội trùng, tử sinh trên khắp mặt Núi Sông. Ôi! Vô cùng, vô tận, sâu thẳm trùng khơi, dung dung chứa chứa, vạn vạn sóng biếc, ảo ảo, vô biên, huyền năng vô tận, là dạt dào, là tối thắng, của tầng sóng đáy trùng trùng điệp điệp, là sức bật vô song, chí thượng của dân ta.

 

Đã bao lần, Nhân Đạo Việt xung tỏa diệu năng, làm tinh thế cho Chủ Động, Chủ Thắng, là cội rễ của ý chí Quốc Dân. Kià nhìn xem giặc Bắc ác lang, mà dân ta còn tha được. Đã tử trận vẫn còn được ta siêu độ, tế linh. Lại nhìn xem Tướng thần Phạm Ngũ Lão, thương Nước Non, mà đâm thịt chẳng đau. Ôi! Nhân Đạo đã là Tính Việt, trở nên Tinh Việt, tạo ra Linh Việt. Mở khí Nhân, sáng linh Tâm, ắt nhiên Trí tỏ. Cười dũng, Chí hùng, ôm cả Đại Thế trong lòng, dạ mang mang Việt Nam, làm gì cũng phải tụ Chí Nhân, tự Chí Thành, tức Hòa Thông Nhân Đạo Việt.

 

Muốn khôi phục nước thì trước hết phải lấy lại Đạo, lấy lại giềng mối của dân tộc. Người dân Việt Nam bản chất thông minh, cần cù, đầy nhân hậu và nghĩa dũng, là miếng đất màu mỡ, tươi tốt cho cương thường đạo lý và các hạt giống tốt lành của tín ngưỡng đâm chồi, nở nhụy khai hoa. Đức từ bi hỷ xả, nhân ái, hiền lương của Tôn Giáo, đã thành cội rễ trong lòng dân Việt. Gác lại những nguyên do và uẩn khúc khác, chỉ thâu nhận những tinh hoa phù hợp với Linh Việt, tính Việt và truyền thống Việt, sẽ may thay, là con đường hoan lạc cho thế giới khi bế tắc, hay tạm thời bị nghẽn đọng. Như dòng sông cuồn cuộn, bị bờ đất nhỏ cản trở. Nhưng dòng nước lũ sẽ cuốn phăng rác rến, đào xoáy vỡ bờ, để xuôi dòng thế sự.

 

Trong sự góp phần khai thông của toàn dân VN, dòng mạch sống của dân tộc sẽ tiếp tục tiến ra bể khơi, bốc lên tận Trời, thành mưa, tiếp tục tưới thắm những mầm cây, làm nảy lộc đâm chồi, hưng quang nòi giống và xanh tươi đời sống. Nói cách khác, khi Cùng Tất Biến, đó là lẽ Huyền Thông của Vũ trụ. Cho tới khi hy vọng gần như tan tành, thì sự phản ứng quyết liệt mới bộc phát. Tà quyền sẽ bị đào thải, hay bị tự hủy diệt. Công chính và công lý sẽ khởi sinh, để tạo sự đoàn kết, lật đổ bạo quyền, đưa nước Việt lên vinh quang, hoà bình, an lạc, hoàn tất hội Rồng Mây tụ đỉnh, hạ thế Tiên Bồng.

 

Chương 1.2: Nhận Định

 

Cấu tạo địa lý của Việt Nam thật đặc biệt trong vị trí Đông Nam Á, là cửa ngõ ra Thái Bình Dương, là đầu cầu quân sự khi có chiến tranh, là giao điểm của văn minh Trung - Ấn và Tây Phương, là nơi quân bình cán cân Đông Á về kinh tế, lại kèm một bên là Trường Sơn, có Cửu Long Giang bọc hậu, một bên là Thái Bình Dương, có thềm lục địa xây bờ, chứa đựng biết bao dầu khí, khoáng sản, quý kim, trân ngọc; mà cho đến nay, vẫn còn đang được thám hiểm và nghiên cứu. Nhưng tiềm tàng nhất không phải là vị thế địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, hay các mỏ khoáng, mỏ dầu, có trữ lượng lớn nhất thế giới, mà là vị thế Văn Hoá, là cái nôi của văn minh nhân loại. Đây là một khám phá không phải mới mẻ, mà đã được truy tìm và nhìn nhận, như một bí mật của thứ võ khí tư tưởng cực kỳ linh thiêng, tối thắng, trong việc khôi phục lại Quốc Đạo và Thần Thế của dân tộc Việt Nam và nhân dân VN, trong vị trí Đông Á và trên toàn Thế Giới.

 

Mặc dù ngày nay, nhân loại thật đã quá thiên lệch về vật thể và lý trí. Văn minh của khoa học, kỹ thuật và tiềm năng kinh tế, đóng vai trò chủ động, trong hầu hết an bài của xã hội. Con người đã tiến một bước khá dài trong việc khám phá thiên nhiên và cố thay đổi đoạt quyền của tạo hóa. Mặc dù bản chất sinh lý của nhân loại thì có tính giới hạn, nhưng tư tưởng thì vô hạn. Tuy nhiên, trong mải mê của các tìm kiếm, bảo vệ sự sinh tồn bằng nhãn quang khoa học, chúng ta đã để cho giới hạn của chủ nghĩa hiện sinh và các “DUY” chủ nghĩa, bao gồm: Duy Lý, Duy Tâm và Duy Vật, đã và đang khống chế sự phát triển có tính thông thiên tri, liên hợp với vũ trụ quan, hoà hợp với nhân sinh quan, và đặc thù vô giới hạn của suy tưởng nơi con người. Xác thân tuy hữu hình. Nhưng còn tâm linh và lý trí, nên Duy Vật không thể diễn đạt hết về “Người”. Nhưng nếu Duy Tâm thuần khiết, thì e rằng nhẹ đi các nhu cầu bản thể xác thịt và lý trí suy luận. Còn nghiêng về Duy Lý, thì đương nhiên thiếu sót phần thực chất và tâm linh. Thậm chí, có loại chủ nghĩa Duy Nhân, cũng được bàn đến, và coi như có vẻ là toàn vẹn hơn các “Duy” chủ nghĩa kia. Tuy nhiên, ngoài xác thân, con người còn có phần hồn tính thông nối với Trời Đất, với thiêng liêng, với càn khôn vũ trụ và cõi vô hình.

 

Tóm lại, các “DUY” chủ nghĩa này cũng có thể đã tự khiếm khuyết để trở thành lỗi thời. Nhưng nguy hiểm thay, các “DUY” này hiện là nguồn gốc của bốn khuynh hướng, đang ngự trị trong cấu trúc xã hội hiện nay là: Tư Bản, Cộng Sản (CS), Xã Hội và Duy Tâm.

 

Tư Bản và CS bề ngoài có vẻ dễ hòa đồng nhau hơn, vì cùng chịu ảnh hưởng của vật chất, nhưng lại dị đồng và đối kháng gay gắt trong cơ cấu. Cái Chung (cộng) và Tư (riêng) còn nhiều dị biệt. Còn khuynh hướng xã hội, vì chưa tạo được bề thế, nên cũng chỉ đưa ra một thứ lớp lang tạm thời, cho các quốc gia đang nghiêng ngả giữa hai con đường: Tư Bản và CS. Hay đúng hơn, một loại sơn bóng trên gỗ mục, một miếng thuốc dán để trị bệnh ung thư, không thể bật lên được tầng chủ nghĩa, đừng nói chi là chủ thuyết hay Đạo. Còn Duy Tâm chủ nghĩa, muốn đưa con người hướng thượng, lại gần với tạo hóa, linh tâm. Nhưng lại tạo ra những triết gia giữa chợ đời, nên dù có được khoác thêm chiếc áo Duy Linh, được nhiều vị Đại Sĩ giảng dạy. Nhưng cũng không vượt qua được xác thân hiện tại và hiện thực. Nhân gian hay khuyên lơn nhau rằng: “Có thực mới vực được đạo”, đã ngầm nhắc nhở đến cái thực tế, tuy phũ phàng, hạ cấp, nhưng khó thể quên được. Như miếng ăn kia, tuy tầm thường, nhưng tới giờ này chưa có một siêu nhân, hay thánh nhân nào có thể dứt bỏ hoàn toàn, hay nhịn ăn cả đời.

 

Tư Bản và CS có lớp lang hơn, đã chuẩn bị cho mình tầng chủ nghĩa và dùng chính sách “Lớn giúp bé, giàu giúp nghèo” để cột chặt và thầm lặng chế ngự các dân tộc nhược tiểu kém văn minh hơn. Qua hình thức lý giải biện chứng của căn bản vật chất, hay bằng cách tặng tay này, lấy lại tay kia. Mang tiếng là viện trợ, nhưng kẻ nhận không biết ơn người cho, tiếng là nước lớn giúp nước bé, nhưng làm cho nước bé thành lệ thuộc, trật tự xã hội bị đảo điên. Cùng gọi là nước “Anh-Em” nhưng không bình đẳng. “Anh” rồi mới tới “Em”. Có biết đâu “Lớn” cũng do “Nhiều nhỏ” mà thành. Có nghèo mới đẻ ra “Giàu”. Hơn nữa, hai chủ nghĩa tư bản và CS, tuy có điểm khác biệt, nhưng tựu trung, căn bản vị của hai chế độ này chỉ là sự so sánh tư liệu hữu hình. Dù cho vô sản hay tư bản, cũng là cách phân định chủ quyền quản lý vật chất nằm phía cá nhân hay tập thể mà thôi. Cũng theo thực luận của Duy Lý thì: Cực thịnh của Tư Bản khó tránh khỏi tình huống tiến đến vô sản, do phương thức tự do cạnh tranh, và cuối cùng, kẻ khôn lanh rồi cũng thu đoạt quyền sở hữu của những người hiền lành, chậm chạp, kém khả năng hơn. Ngược lại, sự bố trí phân chia của CS chủ nghĩa khi tiến triển, thì tư liệu sản xuất cũng sẽ bắt đầu tạo ra sở hữu vật chất cá nhân. Vô hình chung tiến tới tư bản vị, phát sinh khuynh hướng tư bản, là cơ sở của tư bản chủ nghĩa vậy. Sự thay đổi quyền sở hữu vật chất này là yếu tố căn bản, làm cho cả hai chủ nghĩa Tư Bản và CS đi vào vòng lẩn quẩn. Cực thịnh của Tư Bản sẽ phát sinh tiểu dị CS, và sự phát triển tối đa của CS sẽ tạo ra tư bản, nếu không nói là hai “Dị-đồng” này sẽ tự xáo trộn, nếu không biến thái, tính, kịp thời, hòa được “Tiểu dị” vào “Đại đồng”, hay nói theo dịch lý, là dung chứa Thiếu Dương trong Thái Âm, đưa Thiếu Âm vào Thái Dương, thì cả hai chủ nghĩa quyền lực này sẽ bị đào thải, là lẽ tất nhiên. Nếu hai chủ nghĩa này tự tương nhượng hay thỏa hiệp để tồn tại, thì lại tạo ra một thứ “Công-Tư chủ nghĩa”, một thứ “Đường lối tư bản” theo “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, một vòng tròn luẩn quẩn không lối thoát.

 

Các khuynh hướng này hiện nay tuy cố dung hòa. Nhưng vì chính những mâu thuẫn sâu sắc, tế vi trong phạm trù chủ nghĩa, lại là đường nét chính yếu của chế độ, nên không ngừng xung đột nhau vì quyền lợi vật chất, khiến sự chung sống hòa bình chỉ là mong manh. Hay nói đúng hơn: Phải điều đình hay tạm thời nhân nhượng nhau, nhưng phải luôn thủ thế. Như cặp vợ chồng không hợp nhau, càng nhịn càng tức, và sẽ có ngày nổ bùng, dễ đi tới ly dị. Nhưng tiếc thay, thế giới chưa có trọng tài nào đủ uy tín và khả năng để xét xử, hay ngăn trở những xung đột, khi trở thành quyết liệt như một nhu cầu sống còn. Vả lại, các thế lực không đơn giản như cặp vợ chồng sống chung dưới mái gia đình, mà vì con cái, có thể nhân nhượng nhau suốt đời. Do đó, khi các quốc gia, các khối, không thích hợp, mâu thuẫn nhau, sẽ tách rời, khởi sự chiến tranh, để tiến tới xâm lăng, hay hủy diệt nhau mà thôi.

 

Thiết nghĩ, tuy văn minh nay quá thiên về lý trí với thị trường và nguyên tắc thống trị, đưa đến đấu tranh đẫm máu giữa các trục quyền lực. Xã hội vẫn xâu xé tranh giành ảnh hưởng. Nhưng nếu ý chí nhân loại vì nền An Hòa Chung, phải cần tìm ra nền văn minh nào khác, dựa trên tình người, trên yêu thương với nguyên lý thân tộc, để Hòa được các thế lực và hai nhu cầu chính của nhân loại, gồm vật chất cũng như tinh thần. Hay nói rõ hơn, giữa quyền lợi xác thịt và nhu cầu tư tưởng, tâm linh, thì hòa bình có thể duy trì lâu dài, xã hội thoát khỏi cảnh cạnh tranh, con người thoát khỏi bế tắc của Tư Duy và bất chính của Tư Tâm, tạo được Nhân Hòa, đã được diễn giải trong chủ nghĩa Tân Dân Chủ, chủ thuyết Tân Nhân Chủ và Tân Dân Minh Đạo. Cá nhân hòa thuận, thì xã hội mới hoan ca và thế giới an lạc. Đó chẳng phải là Thái Bình Minh Triết đó sao? Nếu không, nhân loại khó tránh được một cuộc Thánh Chiến khủng khiếp, hay một cuộc tương tranh khốc liệt, để quyết định giữa hai thế lực mượn danh “Lương tâm” và “Tội ác”, hay đúng hơn, giữa Thần Quyền và Thế Quyền vậy.

 

Chương 1.3: Lược Sử Việt Nam Cận Đại  

 

Sau khi Pháp khống chế triều đình nhà Nguyễn, bộc lộ dã tâm đô hộ Việt Nam, thì cuộc khởi nghĩa Cần Vương được khởi xướng, nhưng không thành công. Nhiều nhà ái quốc đã tiếp nối đứng lên lãnh đạo quần chúng, tạo thành nhiều lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp, ròng rã kiên trì và oanh liệt trong suốt hơn một thế kỷ qua. Sau cùng, do ảnh hưởng tình hình chính trị quốc tế, vì phải đối phó với các cao trào chống đối ngay trong nước Pháp, vì thất bại trận Điện Biên Phủ, và do sự can thiệp của Hoa Kỳ, Pháp đành phải rút lui khỏi Việt Nam. Đảng Lao Động Đông Dương, một hình thức ngụy trang và là tiền thân của cộng đảng Việt Nam, do tên Hồ Chí Minh, một gián điệp Tàu Cộng giả làm người Việt Nam cầm đầu, dựa vào đệ tam quốc tế CS, dùng bạo lực dã man và thủ đoạn lừa bịp, để sát hại và cướp công của tất cả các lực lượng kháng chiến, tiếp nhận ấn tín từ Hoàng Đế Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, đã chiếm ngự được miền Bắc nước ta năm 1945. Tập đoàn này được các nước CS “anh em” chi viện và giao phó “Nghĩa vụ quốc tế” để tiếp tục xâm lăng miền nam Việt Nam, đã phá hủy biết bao tiềm năng của đất nước, nhất là thế hệ thanh niên, họ đã bị dụ dỗ, bị lợi dụng, bị ném vào một cuộc chiến đẫm máu, tuyệt vọng, không hề có tương lai.

 

Nam Việt Nam lúc đó tuy đã trưng cầu dân ý truất phế Hoàng Đế Bảo Đại, lập một Chính Phủ dân chủ theo chế độ Cộng Hòa, và đã thực hiện Tổng Tuyển Cử phổ thông đầu phiếu kín, bầu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa ngày 26.10.1954 và Đệ Nhị Cộng Hòa do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Tổng Thống ngày 01.09.1967. Nhưng vì là tiền đồn chống Cộng của toàn Đông Nam Á để ngăn chặn sự xâm lăng của CS Bắc Việt. Do đó, bị lệ thuộc ngoại viện, nên cho dù dân chúng và các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, chống đỡ. Nhưng cuối cùng bị thất thủ ngày 30.04.1975.

 

Từ ngày CS cưỡng chiếm toàn bộ Việt Nam, nhân dân ta tưởng chừng như sẽ thoát được khói lửa chiến tranh, sẽ được hưởng thống nhất hòa bình, cùng chung sức xây dựng đất nước. Trái lại, tập đoàn lãnh đạo CS vì quá đắc chí và mãi mê trong ngu muội của một chiến thắng ngoài dự trù, đã tự lộ ra những xảo quyệt, tinh ma, trá hình trong thời kỳ đấu tranh gian khổ, đã quên đi tình máu mủ đồng bào, nên mau chóng hiện nguyên hình là những con ác thú khủng khiếp. Thay vì áp dụng một chính sách ân xá, hóa giải hận thù, Bắc Bộ Phủ đã dùng biện pháp trả thù tàn bạo, cầm tù, sát hại biết bao nhà ái quốc, những anh tài của đất nước, mong tiêu diệt mầm móng chống đối tại cả hai miền Nam-Bắc, tiếp tục gây biết bao thương tâm và tội ác đối với nhân dân Việt Nam, cùng hai nước láng giềng, Lào và Cam Bốt.

 

Chương 1.4: BốiCảnh Lịch S

 

Gần một trăm năm cận đại, kể từ cuộc khởi nghĩa của Phong Trào Cần Vương, do Trung Thần nhà Nguyễn chủ xướng, là giai đoạn đầu tiên chống thực dân Pháp. Giai đoạn hai, do hai nhà ái quốc: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khai sinh. Tuy bắt nguồn từ tư tưởng thái Tây, nhưng có ý niệm quốc dân, đã bừng lên một số ý thức căn bản cho các cuộc đấu tranh cách mạng kế tiếp. Vì chủ trương của hai nhà cách mạng này có phần khác biệt, đã tạo nên mầm móng cho nhiều khuynh hướng đấu tranh sau này. Trong đó, có hai khuynh hướng chính: Một là vận động nước ngoài hỗ trợ, như Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục, hai là khuynh hướng tổ chức Đảng từ trong nước, như Quốc Dân Đảng, Duy Dân và Đại Việt phối hợp nhau. Nhưng tựu trung vẫn chưa thể huy động toàn lực nhân dân Việt Nam thành khối thống nhất. Để rồi cuối cùng sinh ra cuộc tranh chấp nhau kịch liệt, giữa những Đảng phái Quốc Dân và đảng lao động Đông Dương, tức Việt Nam Quốc Tế Đồng Minh Hội, gọi tắt là “Việt Minh”, là tiền thân của đảng CS Việt Nam trá hình.

 

Thật ra, hai khối này tuy chủ trương vận động toàn dân kháng Pháp, nhưng về tư tưởng, phương cách hoạt động đều bị ảnh hưởng từ nước ngoài. Nhất là Việt minh, hoàn toàn do sự lãnh đạo bí mật của đảng CS quốc tế, đặt tổng hành dinh tại Mạc Tư Khoa. Khối còn lại, gồm Phong Trào Đông Kinh Nghĩa Thục (Kỳ Ngoại Hầu Cường Để) chịu ảnh hưởng của Nhật và Quốc Dân Đảng, thì bị chi phối bởi Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Dù vậy, hai khối cực này cũng không đủ thực chất dân tộc và phương cách hành xử thiếu tinh thần dân chủ, nên chưa thể gầy dựng và huy động được sức mạnh của toàn dân. Cuối cùng, CS Đông Dương dựa vào đệ tam quốc tế CS, dùng thủ đoạn lừa bịp và bạo lực dã man, để sát hại và cướp công kháng chiến của tất cả các khối lực khác và chiếm được miền Bắc Việt Nam. Âm mưu này do Hồ Chí Minh, một gián điệp Tàu Cộng, đã được cải dạng thành một (1) người Việt Nam, lấy tên của một (1) người thư ký Việt Nam tên là Nguyễn Sinh Cung tự hai Côn, tức Nguyễn Tất Thành, con của cụ Nguyễn Sinh Huy, quê quán tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, sau khi Nguyễn Sinh Côn bị thiêu cháy trong trận hỏa hoạn tại thư viện Hồng Kông năm 1930. Âm mưu này gọi là “LY MIÊU TRÁO CHÚA”, nhằm biến Hồ Chí Minh thành một (1) nhà ái quốc Việt Nam, tạo cho y có môi trường xâm nhập vào các tổ chức đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đứng ra nhận công lao Kháng Chiến, sau khi đã thanh toán tất cả những nhà ái quốc chân chính khác. Hồ Chí Minh và đồng bọn trong đảng CSVN đã nhân cơ hội Pháp rút lui, để cướp chính quyền miền Bắc, tạo ra “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, nhưng thực chất là do Tàu Cộng dẫn đạo.

 

May thay, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp cũng đã khởi lên những tư tưởng Dân tộc, Dân Chủ và Nhân Sinh, do các nhà lãnh đạo kỳ tài, có uy lực và tạo được đặc chất Cách mạng phải có lẽ Đạo và Tâm Linh, ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân, như các ngài Phạm Công Tắc, Huỳnh Phú Sổ, Lý Đông A,... đã giúp phần không nhỏ trong việc tô bồi lại nền móng và chỉ đạo một số thanh niên trong thế hệ kế tiếp, duy trì và phát triển tư tưởng, lập trường dân tộc. Tuy nhiên, vẫn chưa nảy sinh được tuấn kiệt để lãnh đạo thanh niên, quy tụ anh hào, tập hợp sức toàn dân để cứu nguy cho đất nước, khi chủ nghĩa Cộng Sản bành trướng tại Việt Nam.

 

Suốt gần một thế kỷ qua, sau khi Hồ Chí Minh cầm đầu đảng CSVN cướp chính quyền Quốc Gia tại miền Bắc 1945, và sau đó, xâm lăng miền Nam 1975, đã phá hủy biết bao tiềm năng của đất nước, nhất là thế hệ thanh niên, họ đã bị lợi dụng, bị ném vào một cuộc chiến đẫm máu, tuyệt vọng, để bảo vệ chủ nghĩa CS và các chế độ tay sai ngoại bang. Sức đề kháng từ quần chúng và lực lượng quốc gia chân chính đã nhiều lần bộc phát. Nhưng tiếc thay, vận hội dân tộc chưa tới, tiềm năng của quốc gia chưa được tận dụng triệt để, sức mạnh vô địch của nhân dân và thanh niên Việt Nam chưa được lãnh đạo và kết tụ thành hùng lực, vạn thắng, vô song, để biến thành một cuộc cách mạng toàn diện, chân chính, xóa bỏ các ảnh hưởng ngoại lai, cứu nguy dân tộc.

 

Giai đoạn Quốc Gia suy yếu này cũng khởi từ các tư tưởng, phương cách tổ chức rập khuôn theo Âu Mỹ và Nga Tàu, không hoàn toàn thích hợp với bản tính và bản chất trung hậu, hiền hòa của dân tộc Việt Nam. Hậu quả là miền Bắc thì nghèo đói lạc hậu, còn miền Nam thì ly tán, băng hoại. Hiệp định Paris đã tố cáo rõ hai nhà cầm quyền Nam-Bắc không có chủ quyền. Miền Bắc chỉ là công cụ, hoàn toàn lệ thuộc, là tay sai Cộng Sản Quốc Tế Nga-Tầu. Còn miền Nam tuy được xây dựng bằng tinh thần dân chủ, cố gắng phục vụ cho dân. Nhưng vì sự phá hoại của Cộng Sản Việt Nam (CSVN), không thể tạo được guồng máy sản xuất, tự túc kinh tế, nên dần bị ngoại viện chi phối, không thể độc lập, tự chủ và toàn vẹn chủ quyền. Để rồi sau hiệp định Paris tháng 12.1972, được công bố ngày 27.1.1973, sự rút lui từng phần để tiến đến toàn phần các lực lượng Đồng Minh của Việt Nam Cộng Hòa (nhà cầm quyền miền nam Việt Nam lúc bấy giờ), là một trong những lý do quan trọng, kéo theo sự suy sụp toàn bộ thể chế miền Nam Việt Nam ngày 30.4.1975. Sau khi cưỡng chiếm toàn bộ Việt Nam, CSVN thực hiện âm mưu của Tàu Cộng: LẤY CỦI ĐẬU NẤU ĐẬU – DÙNG NGƯỜI VIỆT GIẾT NGƯỜI VIỆT, đã thủ tiêu tổ chức “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam”, một công cụ của CS Hà Nội dựng lên, làm bình phong che giấu dã tâm xâm lấn miền Nam Việt Nam. Một số lớn các chiến sĩ quốc gia dân tộc, bao gồm các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, lực lượng hành chính các cấp, các lực lượng đấu tranh phát xuất từ Tôn Giáo, các nhà ái quốc, các đại diện tinh thần chân chính, lực lượng các Chính Đảng, các đoàn thể nhân dân võ trang, tự vệ, kể cả những cán binh, bộ đội, đảng viên CS ly khai, đã thức tỉnh quay về với cội nguồn dân tộc, đã bị bắt bớ, sát hại trong các nhà giam tập thể, gọi là trại cải tạo, mọc lên như nấm, từ Bắc đến Nam Việt Nam. Một số vị Anh Hùng đã tuẫn tiết, một số không ít rút vào miền đầm lầy, các vùng sơn cước, hoặc các thôn xa, để mai phục, kháng chiến. Một số khác đã cải danh tánh, sống bám vào thành thị, chờ thời cơ tiếp tay Phục Quốc.

 

Trong cơn quốc biến nhà tan, một số anh chị em đã tháo chạy ra nước ngoài, để tạm lánh sự càn quét, trả thù, đầy thú tính của bọn Việt Cộng và tay sai. Một mặt cũng để bảo tồn lực lượng, chờ dịp thuận lợi sẽ cùng toàn dân xông lên giải cứu Quốc gia. Trong số đó, có Thanh niên, Sinh viên, Học sinh Việt Nam, một khối lực lượng trọng yếu, cũng mang tâm huyết như vậy. Họ là nền tảng xây dựng Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ sau này.

 

Chương 1.5: Hình Thành Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ

 

Thế rồi trong suốt bao năm qua, tại Quốc Nội, tầng lớp Quân-Dân-Cán-Chính và thanh niên VN vẫn noi gương tiền nhân, tiếp bước theo chân các anh hùng kháng chiến, các lực lượng phục quốc, đang tô thắm thêm cho màu cờ Đại Nghĩa, Dân Chủ, Dân Tộc.

 

Tại hải ngoại, thế hệ trẻ một mặt phải dấn thân vào các công tác văn hóa xã hội, để duy trì Truyền Thống Dân Tộc, phần phải đóng góp vào một số công tác của các bậc tiền phong, phần phải mau chóng thích nghi với đời sống mới, phần phải ra sức thu thập nhanh chóng và sâu rộng kiến thức, văn minh, khoa học, kỹ thuật, của các Quốc Gia tiên tiến, đáp ứng nhu cầu tiến thân. Nhưng họ vẫn mang hoài bão phục vụ quê hương, xứ sở, như ngọn lửa thiêng luôn âm ỉ trong lòng. Họ biết nhục với cái nhục mất nước, biết đau với niềm đau của dân tộc, và vẫn luôn nuôi quyết tâm lấy lại Giang Sơn đang tạm thời bị khống chế bởi bạo quyền CS.

 

Lực lượng Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh, dù trong hay ngoài nước cũng là một, vẫn theo dòng sinh mệnh của dân tộc, vẫn có mặt với lịch sử, và sẵn sàng tiếp nối truyền thống của cha anh đứng lên viết trang sử mới. Họ tiên liệu được hệ thống vô sản trên toàn thế giới sẽ bị phản phục đổi thay. CS rốt cuộc sẽ bị công phá, bị tự hủy diệt, ngay tại thành trì vững chắc nhất của chúng: Mạc Tư Khoa, và dĩ nhiên, sẽ kéo theo sự suy sụp thê thảm của chủ nghĩa CS tại các nước Đông Âu và trên toàn thế giới. Và ngay tại Việt Nam, các cao trào đấu tranh đòi Dân Chủ, Tự Do, sẽ thêm phát động mãnh liệt, cho tới ngày quét sạch chủ nghĩa CS trên quê hương.

 

Năm Đinh Mão 1987, Ông Đào Minh Quân, một thành viên sáng lập Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ, nguyên là trưởng đoàn văn nghệ đấu tranh của lực lượng Người Việt Quốc Gia (năm 1981-1983), sau khi hệ thống cơ cấu phôi thai của Việt Nam Tân Dân Chủ Đảng thành Chủ Nghĩa Tân Nhân Chủ, bắt đầu tiếp xúc, vận động những chính khách, những vị lão thành có uy tín, xin ý kiến triệu tập một Quốc Dân Đại Hội, để biểu dương ý chí đại đoàn kết, thống nhất lập trường dân tộc, hầu có đủ tầm vóc công bố Quốc Dân Quyết Nghị thành quyền lực Quốc Dân, nhằm giải thể các cơ chế do cộng đảng Việt Nam thành lập, mà không cần phải tiến hành một cuộc cách mạng đẫm máu.

 

Ngày 4 tháng 8 năm 1989, Ông được Hội Đồng Quốc Dân Nguyên Lão uỷ thác trọng nhiệm Chủ tịch Ban Thường Vụ, để vận động thành lập 2 cơ chế: Quốc Dân Đoàn và Hội Đồng Quốc Dân Nguyên Lão. Sau khi đệ trình, được Hội Đồng và Việt Linh Nguyên Lão chấp nhận toàn văn bản Sơ Thảo Quốc Dân quyết nghị, Ông cùng Triết Gia Lương Kim Định ký phổ biến thư gửi Quốc Dân đồng bào, kêu gọi hậu thuẫn bản Quốc Dân Quyết Nghị này, để tỏ rõ ý chí của dân tộc trên trường Quốc Tế ngày 17 tháng 8 năm 1989. Sau đó, Ông quyết định cống hiến tài sản cá nhân làm kinh phí cho những người có thiện tâm, thiện chí, đi khắp thế giới để vận động và phổ biến, xin thêm ý kiến đóng góp, đồng thời mời gọi đồng bào, qúi vị tiền bối, thân hào, nhân sĩ dấn thân. Cao quý thay, không những hân hoan bổ túc ý kiến, mà hàng trăm vị nhân sĩ, chủ tịch các hội đoàn hải ngoại và lực lượng kháng chiến quốc nội, đã đến tận văn phòng diện kiến Chủ Tịch Ban Thường Vụ, nghiêm chỉnh nhận tham gia trong hai cơ chế được mời gọi. Hơn thế nữa, hầu hết đã ký tên đồng ý Bản Sơ Thảo Quốc Dân Quyết Nghị này, làm căn bản chính trị cho đại cuộc cứu quốc và kiến quốc của quốc dân Việt Nam.

Thành quả rất quan trọng, lạ thường chưa từng có này, trong cộng đồng người Việt, đã làm cho tà quyền Hà Nội và tay sai nao núng. Trung ương đảng CSVN phải họp phiên khẩn cấp tại Sài Gòn vào ngày 15/8/1989 (thay vì họp tại Hà Nội như mọi khi), để đưa ra biện pháp đối phó. Một mặt chúng mua chuộc, lũng đoạn hàng ngũ báo chí hải ngoại, công phá uy tín của Triết Gia Lương Kim Định. Một mặt, chúng gây phân hóa trong hàng ngũ Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam, là một thành phần quan trọng trong kế hoạch tổ chức Quốc Dân Đại Hội. Mặt khác, chúng khơi dậy lòng đố kỵ và tự ái trong Tổ Chức An Việt, và mua chuộc báo chí tung những lời đồn đãi, tạo sự ngờ vực trong quần chúng. Áp lực nặng nề này khiến Triết Gia Lương Kim Định lo ngại Quốc Dân Đại Hội bất thành, lòng dân thêm tan rã, phải dằn lòng tự quyết định giải tán Ban Thường Vụ, với lý do: “Vì quá nhiều người tham dự, nên phải mở ra thêm nhiều văn phòng liên lạc tại khắp nơi, chứ không tập trung về một cơ quan như trước”.

Nhìn thấy được nguy cơ đang bị phân hóa, lọt vào âm mưu của kẻ địch sẽ bị ngoại vây, nội loạn, chịu sự đánh phá nhiều mặt, trên nhiều trận tuyến, và quan trọng nhất, là để tránh gây mất đoàn kết, làm tổn thương niềm tin của đồng bào, dù đã tốn kém quá nhiều tâm huyết và tài chính, Ông Đào Minh Quân đành phải tuân hành chỉ thị, ngưng mọi hoạt động bên ngoài, nhưng âm thầm củng cố Phong Trào VNTDC, gầy dựng cho thế hệ trẻ kế tiếp, tạo thêm tiềm lực, để đương đầu với tình thế khi cần.

Đầu năm 1990 tình hình thêm khẩn trương, nhiều lực lượng trong quốc nội ra mặt đấu tranh, kêu gọi toàn bộ thành phần kháng chiến Nam bộ đang uất hận vì bị CS lừa bịp, vắt chanh bỏ vỏ, cùng tham gia đòi Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền. CS liền tăng cường bắt bớ và đàn áp. Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương CSVN phải cho lưu hành tập tài liệu nội bộ có tên “Hoạt Động Của Một Số Thế Lực Thù Địch Và Chống Đối’’ để cảnh giác toàn đảng. Nhưng thành phần lãnh đạo trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước đây, như Hoàng Minh Chính, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Nguyễn Văn Trí, đặc biệt là Nguyễn Hộ, một thành viên chủ chốt của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã thức tỉnh, nhận ra họ đã bị lừa gạt làm công cụ chiếm miền Nam, rồi bị cho “ngồi chơi xơi nước”, nên rất bất mãn với chế độ bất công và bất xứng của CS Bắc Việt, nên đã cùng những người miền Nam từng theo CS tập kết ra Bắc, đứng ra thành lập Câu Lạc Bộ Kháng Chiến, để gầy dựng lại tư thế chính trị. Vì không muốn đơn độc, nên họ rất muốn liên kết với hải ngoại, khi được tin CPQGVNLT manh nha thành hình, mong tạo được sức mạnh liên thủ trong ngoài, để qua đó, đòi quyền tự trị miền Nam, như sự hứa hẹn của CS Bắc Việt trước năm 1966. Nhưng nay Bắc Bộ Phủ đã nuốt lời và còn dùng thủ đoạn vắt chanh bỏ vỏ, tìm cách bắt bớ, tiêu trừ vây cánh của MTGPMN, nên Nguyễn Hộ chính thức ly khai đảng CS, bỏ Sài Gòn, lánh về Sông Bé, để thành lập Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ ngày 21.03.1990. Nắm lấy cơ hội này, Phong Trào VNTDC quyết định phổ biến Thông Cáo số một, do Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương, đại diện tuyên đọc ngày 30.04.1990, để công khai hóa hoạt động và chính thức đề ra giải pháp Tổng Tuyển Cử tại Việt Nam. Cùng ngày, các thành viên trong Phong Trào VNTDC đã tích cực hỗ trợ cho cộng đồng Nam Cali rầm rộ xuống đường, biểu dương khí thế chống Cộng của người Việt tại hải ngoại, hòa chung với làn sóng đấu tranh chống Cộng của đồng bào trong quốc nội. Lần đầu tiên, sau mười lăm năm (15) lưu vong, một cuộc tập họp trên ba ngàn (3,000) người Việt tại Nam California trong ngày Quốc hận, thể hiện tinh thần chống Cộng quyết liệt.

Nhiều hội đoàn lực lượng người Việt tại hải ngoại rầm rộ biểu tình, tuần hành, đọc những bản tuyên ngôn, tuyên cáo chống Cộng nẩy lửa. Bọn CS rất nao núng, dồn hết mọi nỗ lực để đưa ra một chiến dịch Quốc Tế Vận qui mô, bằng cách nộp hồ sơ tại cơ quan Văn Hóa Khoa Học Liên Hiệp Quốc, UNESCO, xin tôn vinh Hồ Chí Minh là “Danh Nhân Thế Giới’’, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 (giả tạo) của y. Đồng bào và những tổ chức đấu tranh chân chính của người Việt chống Cộng ở hải ngoại, đã cùng nhau gửi khoảng một tấn kháng thư đến Liên Hiệp Quốc, để chống đối. Thêm vào đó, Phong Trào VNTDC phát động chiến dịch “Lăn tay già Hồ – Mồ chôn Cộng Việt” và “Ký Đạp Mặt Hồ Chí Minh” do Tổ Chức Dân Sử Việt đề xướng, có tác dụng lột trần sự thật và tội ác của thần tượng giả hiệu này, khiến Liên Hiệp Quốc phải hủy bỏ việc cứu xét hồ sơ của già Hồ ngày 19.05.1990, tạo thêm một (1) thắng lợi chiến lược, có tầm vóc Quốc Tế, làm tan rã sự cấu kết của tập đoàn lãnh đạo Bắc Bộ Phủ từ lúc đó.

Chương 1.6:  Thành Lập Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời

Tháng 8 năm 1990, Hoa Kỳ quyết định đưa quân vào Kuwait để ổn định tình hình Trung Đông, và theo tiên đoán của các nhà thời cuộc, thì sau đó, vấn đề Đông Dương cũng sẽ lần lượt được giải quyết. Cộng Đảng Việt Nam lo ngại sẽ bị cô lập và tiến tới giải thể, nên tăng cường thêm nhiều cán bộ tuyên vận và địch vận cao cấp như Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Cơ Thạch ra hải ngoại để vận động, cầu cạnh Hoa Kỳ.

Ngày 03.09.1990,Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng CS Tàu, cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện, khẩn cấp triệu tập bộ ba: Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, Cố vấn Ban chấp hành Trung ương, đến Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, để thúc ép ký kết mật nghị ngày 04.09.1990. Mật nghị này để thực hiện thủ đọan từng bước xâm lăng, biến Việt Nam thành một quận lỵ của Tàu, trong vòng ba mươi (30) năm. Tàu Cộng cũng ra lệnh CSVN bắt giữ và quản chế Nguyễn Hộ ngày 07.09.1990 tại Sông Bé, để tránh nội loạn.

Đường bay Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu tấp nập những chính khách, chính trị gia muốn đón gió, trở cờ. Nhiều đoàn thể, lực lượng người Việt Quốc Gia hoang mang, nản chí. Ngay tại thủ đô người Việt tỵ nạn CS vùng Nam California, chỉ còn duy nhất một lá Quốc Kỳ VNCH nhỏ, được kéo lên tại khu phố Nguyễn Huệ, nằm trên đường Bolsa và Ward. Hoàn cảnh người Việt tại hải ngoại lúc bấy giờ như rắn không đầu. Nhiều chiến sĩ quốc gia bị sa sút tinh thần, chán nản, hốt hoảng, lo âu. Không thể chần chờ được, Phong Trào VNTDC gấp rút thực hiện lá Quốc Kỳ VNCH  dài nhất thế giới (trên 90 feet) ngay tại trụ sở Trung Ương, thủ đô người Việt tỵ nạn CS, và quyết định đứng ra triệu tập Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết, để thỉnh thị ý kiến của qúi vị nhân sĩ, trí thức và đồng bào Việt Nam trong ba thế hệ: Lão Niên-Trung Niên và Thanh Niên, để thành lập một Chính Phủ, thực thi đại đoàn kết các lực lượng người Việt quốc gia chân chính với mục đích giúp dân, cứu nước, giải thể chế độ CSVN, trực diện đương đầu với Tàu Cộng.

Tâm Chí Thư thay thiệp mời do Phong Trào VNTDC phổ biến ngày 20.09.1990 được gửi đến hầu hết tất cả các đoàn thể, lực lượng chống Cộng tại hải ngoại. Tuy nhiên, vì tình hình lúc bấy giờ tối sáng chưa phân định, nhiều người còn chờ đợi, ngần ngại chưa mạnh dạn tham dự. Báo chí, truyền thanh, truyền hình không dám đăng tải các bản tin tức liên quan đến biến cố này, sợ bị liên lụy. Có kẻ còn đóng vai là người bàng quang để chờ đợi kết quả. Chỉ có vài cơ quan báo chí, truyền thông, vì chức năng thông tin, đã can đảm phổ biến tin tức của Đại Hội. Nhưng cũng không quảng bá rộng rãi được. Do đó, Ban Chấp Hành Trung Ương VNTDC quyết định tự ấn tống hàng trăm ngàn tờ truyền đơn và phát hành rộng rãi, liên tục mười bảy (17) số báo Dân Ý, để loan truyền tin tức đại hội, thu thập ý kiến rộng rãi của quần chúng về việc thành lập Chính Phủ.

Ngày 21.10.1990, sau khi vượt qua mọi đe dọa, thử thách và trở ngại, Đại Hội đã được triệu tập, nhất trí trao quyền cho Phong Trào VNTDC đứng ra mời gọi thành lập chính phủ với danh xưng là Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời Đây là Chính Phủ của những người dân Việt bị CS cướp nước. Thể theo lời yêu cầu của một số đồng bào nhân sĩ, Phong Trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh VNTDC đã mời cụ Nguyễn Trân nhận lời hy sinh gánh vác trách nhiệm Thủ Tuớng, một vai trò rất nguy hiểm và chắc chắn sẽ chịu nhiều áp lực nặng nề, trong tình hình quá rối ren và phức tạp lúc bấy giờ. Nhưng sau đó, cụ Nguyễn Trân xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe, thêm cụ bà lại mang trọng bệnh, và vì Văn Phòng Thường Trực không thể tập họp được một Đại Hội có sự tham dự của đại diện tất cả người Việt trên toàn thế giới, như cụ mong muốn.

Vì tình hình chính trị thế giới đột biến quá nhanh chóng, Hoa Kỳ và khối tự do đã tiến hành những kế hoạch ảnh hưởng đến Á Châu và Việt Nam. Liên Hiệp Quốc chính thức nhận đứng ra giải quyết cuộc diện Cam Bốt, các cao trào trong quốc nội thêm sôi sục nổi dậy, đòi tự do và nhân quyền lan tràn khắp nơi. Để kịp thời ứng phó với tình thế khẩn trương, rối ren trong quốc nội và hải ngoại, cần phải có ngay một vị lãnh đạo sáng suốt, có tinh thần dân tộc và lòng ái quốc chân chính, có lập trường chống Cộng vững vàng, minh bạch và dứt khoát, có quá khứ trong sạch, có tình thương đậm đà với đồng bào ruột thịt Việt Nam, có tấm lòng tận tụy, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, hầu tạo dựng đủ tư thế và cương vị, để lèo lái con thuyền Quốc Gia trong cơn sóng dữ, trực diện đương đầu với tà quyền, tà phủ CS Hà Nội, trên khắp các mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế và quốc tế vận.

Ngày 11.12.1990 một phiên họp khoáng đại được tổ chức tại Văn Phòng Thường Trực của CPQGVNLT, với sự tham dự của Thư Ký Đoàn trong Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết, và một số qúi vị có lòng với đất nước, cùng với Ban Chấp Hành Trung Ương phong trào VNTDC, nhất trí đưa đến quyết định mời Ông Đào Minh Quân người đang được Thủ Tướng Nguyễn Trân ủy nhiệm làm Xử Lý Văn Phòng Thường Trực của Chính Phủ, đứng ra nhận trách nhiệm Quyền Thủ Tướng CPQGVNLT. Tuy nhiên, Ông Đào Minh Quân đã từ chối và đề nghị thỉnh mời những vị nhân sĩ có uy tín hơn. Sau cùng, đại hội đã đi đến quyết định trưng cầu ý kiến của đồng bào, bằng cách dùng Phiếu Đề Nghị để thỉnh mời một (1) trong số hai mươi bảy (27) nhân sĩ tương đối có tiếng tăm lúc bấy giờ ra nhận Trọng Nhiệm Thủ Tướng. Nếu có đồng bào nào không tín nhiệm những vị này, có thể tự đề nghị một (1) nhân sĩ khác, do chính mình chọn lựa, để thay Thủ Tướng Nguyễn Trân. Dù được đề nghị, nhưng Ông Đào Minh Quân xin rút tên. Do dó, trên phiếu Trưng Cầu Dân Ý chỉ có tên của 27 vị mà thôi. Các phiếu này sẽ được mở ra vào ngày 20 tháng 2 năm 1991. Điều khó khăn là trong lúc đã thành lập Chính phủ, lại không có Thủ Tướng. Văn Phòng Thường Trực và Phong Trào VNTDC một mặt kêu gọi, vận động, một mặt thỉnh cầu những người có lòng ra giúp nước, nhưng vẫn chưa được đáp ứng nồng nhiệt. Trong lúc đó, CSVN đã sai Nguyễn Cơ Thạch và Nguyễn Thị Bình đến Hoa Kỳ để vận động. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng vội vàng cho Trần Văn Trà và Nguyễn Thị Định đến Mỹ, cử người liên lạc với Văn Phòng Thường Trực, bày tỏ thái độ sẵn sàng kết hợp. Nhưng họ chỉ muốn trình bày kế hoạch trực tiếp với Thủ Tướng CPQGVNLT mà thôi. Văn Phòng Thường Trực không thể giải quyết được yêu cầu này, chỉ biết một mặt tha thiết kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Trân đổi ý, nhưng cụ khẳng định từ chối; mặt khác ráo riết đưa ra lời thỉnh cầu liên tục trên nhiều số báo Dân ý và các cơ quan truyền thông, báo chí. Lúc này, lại thêm vài tờ báo Việt Gian đã bắt đầu đánh phá CPQGVNLT từ trong trứng nước, nên càng không có vị nào dám đứng ra nhận trọng nhiệm Thủ Tướng, sợ bị bôi nhọ, tiêu hủy thanh danh.

Ngày 17 tháng 01 năm 1991, Phong Trào VNTDC lại khẩn cấp triệu tập Đại Hội để qúi nhân sĩ trong cộng đồng đưa ra nhân tuyển Thủ Tướng. Nhưng kết quả vẫn không có vị nào đề nghị, hay tự can đảm đứng ra nhận Trọng Nhiệm trước lịch sử. Trong các Đại Hội kế tiếp, toàn thể tham dự viên nhất trí mời Ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Phong Trào VNTDC đảm nhiệm vai trò Thủ Tướng CPQGVNLT. Nhưng Ông Đào Minh Quân vẫn từ chối, với lý do chưa có hậu thuẫn và chưa đủ uy tín.

Công việc vẫn bị bế tắc cho đến ngày 10 tháng 2 năm 1991, một phiên họp gồm đại diện ba (3) thế hệ: Lão Niên, Trung Niên và Thanh Niên Việt Nam, phối hợp với Phong Trào VNTDC, Tổ Chức Dân Sử Việt, Hội Lễ Nghĩa Liêm Sĩ và Văn Phòng Thường Trực, đồng nhất trí thỉnh cầu Ông Đào Minh Quân, một lần nữa, vì đại cuộc mà hiến thân trong vai trò Thủ Tướng Chính Phủ. Cuối cùng, Ông Đào Minh Quân chấp nhận, tạm thời giữ nhiệm vụ này, cho đến khi tất cả phiếu đề nghị được mở ra công khai trước đồng bào. Ông nhấn mạnh rằng: “Sẵn sàng trao lại trọng nhiệm Thủ Tướng cho bất kỳ vị nào được đồng bào tín nhiệm”.

Ngày 16 tháng 2 năm 1991 Dương Lịch, tức là ngày mồng hai (2) Tết Tân Mùi, Đại lễ tuyên thệ nhận trọng nhiệm Thủ Tướng đã được cử hành tại Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn CS vùng Nam Cali-Hoa Kỳ, đánh dấu một bước tiến lịch sử trong công cuộc đấu tranh cứu nước của toàn dân, được ghi nhận là: “Ngày tàn của chế độ CSVN”.

Ngày 20 tháng 2 năm 1991, Văn Phòng Thường Trực tiến hành việc mở thùng phiếu đề nghị của đồng bào gửi về như đã công bố. Trước sự giám sát của đại diện Tổ Chức Dân Sử Việt, Hội Lễ Nghĩa Liêm Sĩ, Văn Phòng Thường Trực và một số đồng bào, nhân sĩ, tự nguyện làm việc trong ban kiểm phiếu. Sau khi thùng phiếu niêm phong được mở ra, Ông Đào Minh Quân đã nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của những đồng đội, chiến hữu, nhân sĩ và đồng bào biết đến Ông. Kết quả kiểm phiếu chính thức cho thấy Ông đã đạt được trên sáu mươi lăm phần trăm (65%) tổng số phiếu đề nghị ủng hộ và yêu cầu Ông nhận Trọng Nhiệm Thủ Tướng. Sau khi kết quả phiếu đề nghị được chính thức công bố, Văn Phòng Thường Trực của CPQGVNLT theo chỉ thị của Thủ Tướng, đã phổ biến nhiều công hàm đến Liên Hiệp Quốc và các nước tự do, chính thức công bố sự hiện diện của CPQGVNLT, phủ nhận tư cách đại diện nhân dân Việt Nam của tà phủ, tà quyền CSVN trong danh xưng là “Nhà Nước” Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, công cụ của cộng đảng Việt Nam, tay sai của CS quốc tế, không xứng đáng là đại diện cho Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam.

Cũng ngay sau đó, nhân danh CPQGVNLT, thay mặt cho những người Việt bị CS cướp nước, Thủ Tướng Đào Minh Quân đã ký quyết định vô hiệu lực và không chịu trách nhiệm về nội dung của tất cả những văn kiện, giao kèo, hay hợp đồng, liên hệ đến tài sản tinh thần và vật chất của nhân dân Việt Nam, do tập đoàn CSVN ký kết với bất kỳ cá nhân, tập thể, hay bất cứ quốc gia nào, sau khi CPQGVNLT được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1991. Quyết định này được chính thức gửi đến tất cả các nước trên thế giới, như một văn kiện đối chứng trong tương lai, sau khi chế độ CS tại Việt Nam sụp đổ. Đồng thời, Thủ Tướng đã lập tức ban hành chính sách Đại Đức, Đại Ân Xá: “Việt Cộng, bỏ Cộng còn Việt, Việt và Việt nhất định không thù hận chém giết nhau”.

PHẦN 2: ĐỀ CƯƠNG

Chương 2.1: Tuyên Bố Cương Lĩnh

Chính Phủ Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa (Chính Phủ Đệ III VNCH) là hậu thân của Chính Phủ Đệ I và Đệ II VNCH, tiếp nối của CPQGVNLT. Chính Phủ này được hình thành từ một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có đời sống tâm linh hữu thần, luôn tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng tuyệt đối vào quyền năng tối thượng của đấng Tối Cao. Nhân dân Việt Nam rất thông minh, cần cù và đầy sức sáng tạo. Dân tộc Việt Nam rất hiếu hòa, muốn sống hòa bình với tất cả mọi quốc gia khác trên địa cầu, hoàn toàn có quyền bình đẳng, tự do mưu cầu hạnh phúc, và các quyền tự do căn bản, đã minh định trong Công Pháp Quốc Tế, như mọi người dân của các nước văn minh khác. Quyền tư hữu là quan trọng, không ai có quyền tước đoạt, với bất kỳ lý do gì. Căn cứ vào ý nguyện của nhân dân và thực trạng của đất nước, Chính Phủ Đệ III VNCH quyết định công bố: 

MỤC 2.1.1: Việt Nam là Quốc Gia Tiên Phong xây dựng nền Tân Dân Chủ để khai sáng Kỷ Nguyên Tân Dân cho nhân loại. Quyền lực tối thượng của dân tộc Việt là Quốc Dân Việt. Quyền lợi tối thượng của Dân Tộc Việt Nam và Tổ Quốc Việt Nam, y cứ trên nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, được bảo đảm và dung hòa với quyền lợi của nhân loại, trên căn bản tôn trọng tín ngưỡng, bảo vệ nhân quyền, người dân no ấm.   

MỤC 2.1.2: Việt Nam là một Quốc Gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời không phận Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam là bất khả xâm phạm và bất khả phân, dưới bất cứ hình thức nào. Việt Nam tự bố trí dân sinh và cương thổ để chuẩn bị khi có một chính phủ cho toàn thế giới chính thức ra đời. Mọi hành vi chống lại nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Chính Phủ Đệ III Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo và điều hành, đều là phạm pháp, phải bị nghiêm trị.

MỤC 2.1.3:  Mọi người dân không phân biệt nam nữ, đều bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ. Nhân dân Việt Nam không phân biệt nam nữ, sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, trình độ, thành phần hay tật nguyền, đều được tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật của Quốc gia và Minh pháp của toàn thế giới. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ và phát triển chung của dân tộc.

MỤC 2.1.4: Nước Việt Nam (VN) là một đơn vị trong cộng đồng nhân loại. Chế độ và chủ nghĩa Cộng Sản hoàn toàn bị triệt tiêu tận gốc rễ. Mọi hành vi tuyên truyền, cổ võ về lý thuyết, chủ nghĩa và con người Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội, đều bị cấm và nghiêm trị trước Pháp luật. Tất cả công dân của quốc gia khác, nếu có liên hệ ruột thịt, máu mủ, văn hóa Việt Nam, hoặc sinh đẻ trong lãnh thổ Việt Nam, đương nhiên là Quốc Dân Việt Nam, được quyền tham gia nghĩa vụ và bổn phận đối với quê hương, đất nước Việt Nam, theo quy định của Hiến Pháp và Luật Lệ Đệ III Việt Nam Cộng Hòa (Đệ III VNCH), và được xét để không cần phải từ bỏ quốc tịch hiện hữu của mình.

MỤC 2.1.5: Những trẻ em sinh ra tại Việt Nam, mà cha mẹ là công dân Đệ III VNCH, đương nhiên được quốc tịch Việt Nam và là công dân Đệ III VNCH.  

MỤC 2.1.6: Chính quyền Đệ III VNCH công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể, và cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thi hành bổn phận và nhiệm vụ đối với quốc gia.

MỤC 2.1.7: Chính Quyền Đệ III VNCH tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật. Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của con người.

MỤC 2.1.8: Chính Quyền Đệ III VNCH luôn nỗ lực góp phần xây dựng nền an ninh và hòa bình thế giới, chấp nhận các nguyên tắc quốc tế công pháp, không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc. Văn hóa, truyền thống Việt Nam phải được đề cao và phát triển, phù hợp với đà tiến hóa của nhân loại, và cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược.

MỤC 2.1.9: Nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền Đệ III VNCH chấp nhận những nguyên tắc quốc tế công pháp, không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc Gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc, cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế, cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc, trên căn bản tự do và bình đẳng.

Chương 2.2:  Chế Độ - Ý Dân Là Ý Trời

MỤC 2.2.1: Nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, quyền lợi tối thượng của Dân Tộc Việt Nam và căn bản KHÔNG LÀM KHỔ DÂN, phải là nền tảng cho bất cứ một Hiến Chương, Hiến Pháp, Minh Pháp, Luật Lệ nào được ban hành trong tương lai.

MỤC 2.2.2: Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời (CPQGVNLT), do tiêu biểu ba thế hệ Việt Nam: Lão Niên-Trung Niên-Thanh Niên khai sinh ngày 21.10.1990 tại quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chính phủ này được thành lập có tính cách lâm thời, với mục đích đương đầu với Cộng Sản (CS) để giúp dân, cứu nước và đã thỉnh nguyện và bầu chọn Ông Đào Minh Quân làm Thủ Tướng ngày 16.02.1991.

Mục 2.2.3: Sau khi Thủ Tướng Đào Minh Quân khai sáng nền Đệ III Việt Nam Cộng Hòa (Đệ III VNCH) ngày 16.02.2018, và được trên năm (5) triệu đồng bào tại Việt Nam khắp nơi tham gia hệ thống điện toán Trưng Cầu Dân Ý (TCDY) bầu làm Tổng Thống Đệ III VNCH. Ngài đã tuyên thệ nhận Trọng Nhiệm ngày 11.11.2018, trở thành Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên của Chính Thể Đệ III VNCH. Ngài là vị đại diện hợp pháp chính thức và duy nhất của nước Việt Nam hiện nay, nên được hưởng trường hợp ngoại lệ: Nhiệm kỳ chỉ chấm dứt sau khi có tổ chức Tổng Tuyển Cử tại Việt Nam để bầu lên Tổng Thống và Quốc Hội nhiệm kỳ II thành công. Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên được ứng cử thêm hai (2) nhiệm kỳ II, nhiệm kỳ II và nhiệm kỳ III.    

MỤC 2.2.4: Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH do Tổng Thống chủ tọa, với một ngàn bảy mươi (1070) Đại Biểu, thay mặt cho trên năm (5) triệu cử tri quyết định:

KHOẢN 2.2.4.1: Quốc Gia Việt Nam theo thể chế ĐỆ III VIỆT NAM CỘNG HÒA, tên nước là VIỆT NAM CỘNG HÒA, với tứ quyền phân lập:

KHOẢN 2.2.4.2: Quyền Hành pháp do Tổng Thống chịu trách nhiệm lãnh đạo.

KHOẢN 2.2.4.3: Quyền Lập pháp thuộc về Quốc Hội Lập Hiến và Quốc Hội Lập Pháp.

Điều 2.2.4.3.1: Quốc Hội Khóa I do Tổng Thống Đệ III VNCH triệu tập là Lập Hiến.

Điều 2.2.4.3.2: Quốc Hội Lập Pháp sẽ do Tổng Thống nhiệm kỳ II triệu tập.

KHOẢN 2.2.4.4: Quyền Tư pháp do Tối Cao Pháp Viện trách nhiệm.

KHOẢN 2.2.4.5: Quyền Dân Ý do Truyền Thông Công Lý và nhân gian truyền khẩu.

KHOẢN 2.2.4.6: Quốc Hội Đệ III VNCH nhiệm kỳ I ấn định năm (5) điều:

Điều Thứ I:   Việt Nam theo thể chế Cộng Hòa

Điều Thứ II:  Quốc Kỳ Việt Nam là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Điều Thứ III: Quốc Ca Việt Nam là bài “Tiếng Gọi Thanh Niên”. 

Điều Thứ IV:  Quốc Khánh Việt Nam là ngày 16.2.

Điều Thứ V:   Thủ Đô Việt Nam Cộng Hòa là Sài Gòn.

Chương 2.3:  Quyền hạn và bổn phận của Quốc Dân và Công Dân

MỤC 2.3.1: Mọi Quốc Dân Việt Nam đều có quyền trở thành công dân Việt Nam theo thể thức ấn định bởi Hiến Pháp và luật lệ của Đệ III VNCH. Mọi người dân đều có quyền hiến mô, hiến xác và các bộ phận thuộc về cơ thể của mình, theo Luật định. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể, phải có sự đồng ý, tự nguyện của người được thử nghiệm và tuân thủ theo mọi thể thức được ấn định bởi Hiến Pháp và luật lệ của Đệ III VNCH. Tất cả những cán bộ, đảng viên, bộ đội, thương binh, gia đình tử sĩ của CSVN chưa tham gia hay tham gia CPQGVNLT/Đệ III VNCH sau ngày 30.04.2020, đều bị tra cứu, có thể bị xét tước quyền công dân trong vòng 5 năm, nếu bị khám phá những tội ác đã gây ra trong quá khứ. Điều này sẽ được quy định chi tiết trong bộ luật Chiêu Hiền.

MỤC 2.3.2: Mọi công dân và Quốc Dân Việt Nam hợp lệ, đang cư ngụ trên quê hương, hay tại các nước khác, dù các nước này có quan hệ, hay không có quan hệ ngoại giao với Chính Phủ Việt Nam, nhưng Nhân Quyền của những công dân và Quốc Dân này, đều phải được bảo vệ bằng luật pháp quốc tế, một cách công bằng và minh bạch, không bị ngược đãi, bị bắt bớ, giam cầm trái phép. Nhưng nếu vi phạm luật pháp của CPQGVNLT-Đệ III VNCH, có thể bị tước quyền công dân trong mười (10) năm, kể từ ngày tòa tuyên án. Trong thời gian bị mất quyền công dân, thì có bốn (4) trường hợp:

KHOẢN 2.3.2.1: ĐANG CƯ NGỤ TRONG NƯỚC: Sẽ không được hưởng những quyền lợi như mọi công dân khác. Kể cả việc bầu cử hay ứng cử. Nếu hoàn cảnh khó khăn, eo hẹp, túng thiếu, phải làm đơn xin trợ cấp, để được cứu xét giúp đỡ. Nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, xin cứu nạn mà thôi.

KHOẢN 2.3.2.2: CƯ NGỤ NGOÀI LÃNH THỔ VIỆT NAM: Sẽ cấm nhập nội và không được hưởng bất cứ quyền lợi nào của người công dân Đệ III VNCH, kể cả việc bầu cử hay ứng cử, cho đến khi được trả lại quyền công dân.

KHOẢN 2.3.2.3: Cư ngụ trong nước, nhưng đang công tác, du lịch ngoài lãnh thổ Việt Nam: Khi bị tòa xử khiếm diện, được cứu xét nhập nội. Nhưng sau khi về nước, cũng không được hưởng những quyền lợi như mọi công dân khác. Kể cả việc bầu cử hay ứng cử. Nếu hoàn cảnh khó khăn, eo hẹp, túng thiếu, phải làm đơn xin trợ cấp, để được cứu xét giúp đỡ. Nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, xin cứu nạn mà thôi.

KHOẢN 2.3.2.4: Cá nhân bị mất quyền công dân, sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình hay thân nhân.

KHOẢN 2.3.2.5: Những người Việt Nam dù mất quyền công dân Đệ III VNCH, nhưng vẫn được giúp đỡ, bảo vệ khi bị túng bách, nếu yêu cầu CPQGVNLT cứu xét.

MỤC 2.3.3: Tất cả nhân quyền và những quyền căn bản như: Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội, tự do truyền giáo và hành giáo, tự do đình công, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do kinh doanh buôn bán làm ăn, tự do bầu cử và ứng cử, đều được tuyệt đối bảo đảm trước pháp luật. Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn, nhưng không được vi phạm an ninh, quyền lợi của cá nhân khác, hay trật tự công cộng, trong khuôn khổ luật định. Không ai có thể bị bắt bớ, giam cầm một cách trái phép. Trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải có trát của cơ quan thẩm quyền, theo hình thức luật định. Các bị can, dù là tội đại hình hay tiểu hình, đều có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.

KHOẢN 2.3.3.1:Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách. Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.

KHOẢN 2.3.3.2: Tính cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lệnh của Tòa án, hoặc khi bảo vệ an ninh công cộng, hay duy trì trật tự chung. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những đe dọa, hoặc xâm phạm trái phép.

KHOẢN 2.3.3.3:Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm, vì lý do vệ sinh hay an ninh công cộng. Mọi người dân có quyền tự do xuất ngoại, trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do an ninh quốc phòng, kinh tế, tài Chính, hay lợi ích công cộng.

KHOẢN 2.3.3.4: Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Nếu việc làm như nhau, tiền công phải bằng nhau. Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống tiện nghi, có nhân phẩm.

KHOẢN 2.3.3.5:Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng, được tuyệt đối tôn trọng. Mọi người dân đều được hưởng quyền và có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực và không được dùng quyền này để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến người khác, hay gây ảnh hưởng xấu đến nền đạo lý, hoặc hô hào nổi loạn, lật đổ chính thể Đệ III VNCH.

KHOẢN 2.3.3.6: Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.

KHOẢN 2.3.3.7:Chính Phủ Đệ III VNCH công nhận và tuyệt đối bảo đảm quyền tư hữu. Ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ, chủ nhân, bảo đảm cho con người có đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.

KHOẢN 2.3.3.8: Chính Phủ Đệ III VNCH tán trợ việc nhân dân sử dụng của để dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các công ty hay xí nghiệp. Mọi công dân Đệ III VNCH đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích chiếm hữu trái phép, để đầu cơ và thao túng thị trường. Chính Phủ khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ. Đệ III VNCH không thừa nhận chế độ độc quyền kinh doanh, hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh, hay vì lợi ích công cộng.

KHOẢN 2.3.3.9: Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định. Tuy nhiên, công chức không có quyền đình công. Quyền đình công cũng không được chấp nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống xã hội.

MỤC 2.3.4: Gia đình phải là mái ấm hạnh phúc, gia cư của cá nhân phải được tuyệt đối tôn trọng. Duy nhất chỉ có một vợ, một chồng. Được tái giá hay tục huyền, khi người phối ngẫu qua đời, hay khi cả hai không bị áp lực tinh thần hay vật chất, đều đồng ý quyết định bãi hôn ước mà thôi. Vợ hay chồng đều bình đẳng trước pháp luật. (Phần này được triển khai thêm trong bộ luật Gia đình). Nhưng để bảo vệ con cái dưới mười tám (18) tuổi, chưa đến tuổi vị thành niên. Hiến Pháp Đệ III VNCH ấn định trong trường hợp cha mẹ ly dị, như sau:  

KHOẢN 2.3.4.1: Phải cứu xét ai là người được quyền nuôi dưỡng con cái, sau khi cha mẹ ly dị. Thông thường, người mẹ được nuôi dưỡng con cái, nếu trẻ em dưới năm (5) tuổi. Nhưng trong trường hợp người mẹ bê tha, rượu chè, cờ bạc, hút sách, nghiện ngập, trác táng, hay bị các bệnh trạng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em, như bị các bệnh trầm cảm, bệnh thần kinh, bệnh kinh niên, mà người cha có đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh và có thu nhập ổn định, được cứu xét là người được quyền giữ và nuôi dưỡng con cái. Ngược lại, nếu người cha được quyền nuôi dưỡng con cái, nhưng lại bê tha, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, trác táng, hay bị các bệnh trạng ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em, như bị các bệnh trầm cảm, bệnh thần kinh, bệnh kinh niên, mà người mẹ có đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, cuộc sống lành mạnh và có thu nhập ổn định, được cứu xét là người có quyền giữ và nuôi dưỡng con cái.   

KHOẢN 2.3.4.2: Trong trường hợp Tòa xét thấy cả cha và mẹ đều thiếu đạo đức, vô trách nhiệm, bê tha, trác táng, thì Chính Phủ phải tìm những gia đình có đạo đức, trí thức, có lối sống lành mạnh, và có thu nhập ổn định, để thay thế cha mẹ nuôi dưỡng những trẻ em bất hạnh này, cho đến khi lớn khôn, hay đến mười tám (18) tuổi.

KHOẢN 2.3.4.3: Trong trường hợp người mẹ hay người cha được quyền nuôi dưỡng con cái mà thất nghiệp, cuộc sống chật vật, kinh tế khó khăn, thì sẽ được tòa án cứu xét. Nếu người cha hay mẹ có thu nhập ổn định, phải trợ cấp cho con cái.

KHOẢN 2.3.4.4: Trong trường hợp cha hay mẹ đều trong tình trạng kinh tế khó khăn, có thu nhập dưới mức tiêu chuẩn trung bình, có chứng nhận của Bộ An Sinh Xã Hội và chính quyền địa phương nơi cư ngụ, thì sẽ được Chính Phủ cứu xét trợ cấp.

MỤC 2.3.5: Làng là nền tảng của xã hội. Phải được tái bố trí theo phong tục, kinh tế, nhân số và địa dư, một cách bình hòa, hầu tự phát triển sung túc, thịnh vượng, và dư thừa đóng góp cho công quỹ quốc gia. Được tái phân chia Tư Điền và Công Điền cho hợp tình, hợp lý. Được tự trị, do Uỷ Ban An Ninh Hành Chính của Làng điều hành. Nhưng phải chu toàn các Nghĩa Vụ Quốc Gia do Hiến Pháp Đệ III VNCH ban hành. Định kỳ báo cáo, nhận chỉ thị qua hệ thống Quận, Tỉnh trực thuộc.

MỤC 2.3.6: Mọi công dân Việt Nam Đệ III VNCH theo hiến pháp quy định, được hưởng quyền lợi bình đẳng trong các vấn đề học vấn, hành nghề, an cư lập nghiệp. Phải tôn trọng luật pháp quốc gia, có bổn phận thi hành các nghĩa vụ huấn luyện, quân dịch, thuế khóa, được ấn định bởi Hiến Pháp Đệ III VNCH. Được quyền bầu cử khi trên mười tám (18) tuổi, và hưởng quyền ứng cử, hay tham gia công quyền khi trên ba mươi (30) tuổi.

MỤC 2.3.7: Tất cả những thân nhân, gia đình, vợ chồng hay con cái, bất kể thuộc thành phần nào trong xã hội, kể cả trường hợp có liên hệ ruột thịt với cán bộ, đảng viên, hay bộ đội CS, nhưng đã đăng ký hợp lệ, và hoàn tất các thủ tục quy định để trở thành công dân Đệ III VNCH, đều được hưởng sự tôn trọng, được cư xử bình đẳng và được bảo vệ một cách công bằng, dân chủ, trước pháp luật, được hưởng quyền lợi, có nghĩa vụ và bổn phận, như tất cả mọi công dân Việt Nam khác.

MỤC 2.3.8: Tất cả các cán bộ, bộ đội và đảng viên CS đã rời bỏ hàng ngũ CS, đã xác định lập trường quốc gia, dân tộc một cách dứt khoát, minh bạch, bằng cách ký tên đạp mặt tên Việt gian HCM, đã tuân thủ theo mọi qui định của Hiến Pháp Đệ III VNCH, đều được Đại Ân Xá, triệt để khoan hồng, được trở thành công dân Đệ III VNCH, được cư xử như mọi công dân khác, được xem xét tuyển dụng, tùy theo khả năng, kinh nghiệm và trình độ. Nếu muốn tham gia chính phủ, sẽ được cứu xét từng trường hợp.

MỤC 2.3.9: Các cấp lãnh đạo CS từ cấp tỉnh, ty trở lên, các cán bộ, bộ đội, đảng viên CS có tội ác với nhân dân VN, sẽ bị truy xử một cách công bằng trước pháp luật. Nhưng được bảo đảm rằng: Nếu từ bỏ chủ nghĩa CS, tự nguyện học tập để trở thành người Việt Nam chân chính, sẽ không bị trả thù hay phân biệt đối xử. Chính sách Đệ III VNCH đầy nhân đạo: Người Việt và người Việt không thù hận chém giết lẫn nhau. Được tóm gọn trong câu: “VIỆT CỘNG: BỎ CỘNG CÒN VIỆT – VIỆT KHÔNG GIẾT VIỆT”.

MỤC 2.3.10: Các cấp lãnh đạo hành Chính từ cấp giám đốc trở lên, các cấp chỉ huy quân sự, từ cấp Chuẩn Tướng trở lên của chế độ VNCH trước đây, đã đào nhiệm, đào ngũ trước ngày 30.04.1975, cũng phải bị phán xét một cách minh bạch trước pháp luật. Ngoại trừ, những vị đang tiếp tục tham gia đóng góp vào sự nghiệp chống CS của toàn dân VN. Đối với các cấp phụ trách hành chính từ cấp giám đốc trở lên và các cấp chỉ huy quân sự từ cấp Đại tá trở lên của chế độ CSVN, đã tham nhũng, hối mại quyền thế, ăn cắp, hoặc dùng quyền hành cướp đoạt tài sản công hoặc tư, hà hiếp, sát hại, cưỡng bức dân chúng, sẽ phải bị trừng trị một cách thích đáng trước pháp luật.

MỤC 2.3.11: Đặc biệt, tất cả các nhân viên, thành phần Tòa Án, Viện Giám Sát, công an, an ninh, cảnh sát giao thông, kể cả các công an, an ninh, cảnh sát hợp đồng, dưới chế độ CSVN, dù mặc sắc phục hay không mặc sắc phục, ở bất kỳ cấp bậc nào, đã có tai tiếng tham nhũng hối lộ, hay từng dùng quyền hành để hà hiếp, cướp bóc, làm tiền, hãm hại dân chúng, nếu bị dân tố giác và có bằng chứng phạm pháp, sẽ bị truy tố và trừng trị thích đáng.   

MỤC 2.3.12: Tất cả thương binh và tử sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam, bất luận là thuộc thành phần hay chế độ khác biệt, đều được truy cứu để an vị. Con cháu của những vị này, nếu không còn thân nhân, hay không muốn chung sống với thân nhân, sẽ được chính phủ nuôi dưỡng tử tế đến mười tám (18) tuổi.  

MỤC 2.3.13: Các Chiến Sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã oanh liệt hy sinh xương máu và tính mạng, để bảo vệ đồng bào, cương thổ, không phận, hải phận Việt Nam, mà chưa được truy cứu vinh danh trước Tổ Quốc, CPQGVNLT xin kính cẩn ghi ơn và sẽ dựng đền “Tổ Quốc Ghi Công”, hàng năm nhang khói. Tứ thân phụ mẫu và vợ con ruột thịt của những vị này nếu còn sống, được ân hưởng tiêu chuẩn đãi ngộ của Quốc gia, con cháu trực hệ, được chăm sóc đến năm hai mươi lăm (25) tuổi.

MỤC 2.3.14: Tất cả đồng bào Việt Nam đã bị chết tức tửi trên đường vượt thoát tìm tự do, bằng đường biển, hay đường bộ, đều được truy cứu tưởng niệm và hương hồn được an vị. Thân nhân của những người này, nếu còn những oan ức, ẩn tình, bị lường gạt, bị CS cướp giật, hay sát hại trên đường vượt biên, nếu khiếu nại, sẽ được cứu xét.

MỤC 2.3.15: Tất cả các Quân-Cán-Chính, chiến sĩ và công chức thuộc nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, đã bị Cộng Sản (CS) giam cầm, nếu tham gia trong CPQGVNLT, thì thời gian trong tù CS được ân hưởng bù trừ là thâm niên công vụ. Nếu không tham gia CPQGVNLT, nhưng không hợp tác với CSVN và có chứng minh không vi phạm tội đào ngũ trước ngày 30.04.1975, sẽ được cứu xét để truy lãnh hưu trí Cựu Chiến Binh. Nếu đã qua đời hay bị tàn phế, thì vợ hay chồng chính thức và con trực hệ, có thể được cứu xét để lãnh hưu trí thay cho cha hay chồng. Nếu là vợ hay chồng, thì được lãnh trọn đời. Nếu là con trực hệ, được lãnh đến năm hai mươi mốt (21) tuổi.

MỤC 2.3.16: Tất cả những nhà ái quốc vì chống đối, hay bất hợp tác với chế độ CS, nên bị tù hay bị sát hại, sẽ được truy cứu để được trả tự do trong vinh dự. Vị nào đã qua đời, sẽ được vinh danh trước Tổ Quốc. Gia đình, thân nhân ruột thịt của những vị này sẽ được hưởng tiêu chuẩn ưu đãi, do Chính Phủ ấn định.

MỤC 2.3.17: Đối với những cô nhi, quả phụ, hay gia đình VNCH đã và đang bị CSVN mua chuộc, bị lợi dụng hay lạm dụng, nếu hợp tác, khai báo sự tình trung thực với CPQGVNLT/Đệ III VNCH đều được ân xá. 

MỤC 2.3.18: Sau khi ban hành Hiến Pháp Đệ III VNCH, tất cả những thành phần Việt gian tay sai CS và các thế lực ngoại bang, có hành động đi ngược lại quyền lợi thiêng liêng, tối thượng của dân tộc, chống lại CPQGVNLT/Đệ III VNCH, sẽ bị truy xử nghiêm minh trước pháp luật.

MỤC 2.3.19: Trong khi CPQGVNLT/Đệ III VNCH chưa chính thức trở về quốc nội, hương hồn của Anh Linh Tử Sĩ, hay oan hồn của những đồng bào bị tử nạn trên đường tìm tự do, sẽ được tạm thời an vị tại Thánh Miếu, trong khu vực Tụ Nghĩa Đường. Khi Chính Phủ chính thức hồi quốc, sẽ lập đài tưởng kính.

MỤC 2.3.20: Tất cả mọi quyền lợi do việc khai thác tài nguyên, dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, sẽ chia đều cho công dân Đệ III VNCH. Những ai có Quốc Công Bội Tinh, được ưu tiên truy lãnh trong đợt cấp phát đầu tiên.

MỤC 2.3.21: Tất cả anh chị em đã hoặc đang tham gia quân đội, bộ đội, công an CSVN, nhưng không phạm kỷ luật, không can tội hà hiếp, cướp của, sát hại dân chúng, không hối mại quyền thế, hay tham nhũng, không ăn cắp của công, đều được miễn tố trở về đời sống bình thường, như mọi công dân khác. Ai muốn tiếp tục phục vụ, đều được cứu xét công minh từng trường hợp, tùy theo khả năng và đạo đức, để được tham gia Đệ III VNCH hay QLVNCH, một cách bình đẳng, như mọi công dân khác.

MỤC 2.3.22:  Bất kỳ anh chị em quân nhân, bộ đội, hay công an, đảng viên CSVN tình nguyện hợp tác với CPQGVNLT/Đệ III VNCH, tùy theo công trạng, được cứu xét miễn tra cứu. Ai có công giúp CPQGVNLT/Đệ III VNCH bàn giao chính quyền êm thấm, đều được cứu xét tưởng thưởng xứng đáng. Nếu hợp tác chỉ điểm, giúp CPQGVNLT/Đệ III VNCH thu hồi lại những tài nguyên, của cải, tài vật, tiền bạc phi pháp, do những tên cầm đầu CSVN trong các cơ quan công quyền hay công ty quốc doanh, đã trộm cướp, ăn cắp, giấu giếm và tẩu tán, đều được ân thưởng và được chia năm phần trăm (5%) trên tổng số tiền bạc, của cải, tài vật đã được CPQGVNLT/Đệ III VNCH thu hồi.  

MỤC 2.3.23: Những Quốc Dân Việt Nam nào có công bảo quản, chỉ điểm kho tàng, để CPQGVNLT/Đệ III VNCH thu hồi, sẽ được ưu tiên trở thành công dân Đệ III VNCH, và được tưởng thưởng năm phần trăm (5%) trên tổng số đã được Chính Phủ thu hồi.

Chương 2.4:Qui Định Chính Sách

MỤC 2.4.1: Chính Phủ Đệ III VNCH là tiếp nối của Chính Phủ Đệ I và Đệ II VNCH, cũng là hậu thân của CPQGVNLT. Vì hoàn cảnh địa lý, nhân văn rất đa dạng, lại được kết hợp trong tình hình chính trị phức tạp của đất nước. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam trong quốc nội chưa được tham dự sinh hoạt chính trị một cách hoàn toàn tự do, dân chủ và bình đẳng, còn chịu sự áp chế, khủng bố của nhà cầm quyền CSVN. Một thiểu số đang lao nô, bị cưỡng bức lao động, hay phải bán thân làm thê thiếp cho ngoại nhân, kể cả những người chỉ có một (1) phần máu huyết Việt Nam, hay bao gồm những người Việt đã nhập quốc tịch Đệ Tam Quốc Gia, hoặc đang lưu vong trên khắp thế giới, đều là con dân yêu quý của Dân Tộc, là Quốc Dân Việt Nam.

MỤC 2.4.2:CPQGVNLT/Đệ III VNCH được cấp bách hình thành trong bối cảnh này, phải tự túc nhân sự và tài Chính, không nhận sự chi viện của ngoại bang, nên hoạt động rất khó khăn và hạn chế. Nhưng thành tâm, cố gắng thực thi đại đoàn kết các thành phần Quốc Gia Dân Tộc Chân Chính, nhằm tiêu trừ chủ nghĩa CS. Trong thời gian qua, với sự hạn hẹp này, dù đã có chuẩn bị, nhưng Chính Phủ không thể đề ra kế hoạch trường kỳ, hậu CS. Nay đã được hàng triệu đồng bào tín nhiệm mới tổ chức Quốc Hội Khóa I, có Tổng Thống chủ tọa, nên thông qua Hiến Pháp Đệ III VNCH để đưa ra một số cơ chế có tính chức năng, ấn định những nguyên tắc căn bản điều hành, để trở thành nền tảng chu toàn mục đích và quyết tâm giải trừ chế độ tà quyền CSVN, bảo vệ Tổ Quốc, triệt để không cho Trung Cộng xâm lăng, biến VN thành một quận lỵ của chúng. Vì cơ chế này được xây dựng từng bước, dựa trên nguyên tắc đạo đức, trách nhiệm, kiên cường, phấn đấu, vừa học vừa làm, dựa vào Phương Châm Chiến Lược do Tổng Thống Đào Minh Quân đưa ra, là: COI DÂN NHƯ CON – ĐỐI XỬ VỚI DÂN NHƯ CHA MẸ, lấy nguyện vọng chính đáng của đại đa số toàn dân làm Quốc Sách, quyết tâm phục vụ Tổ Quốc và đồng bào với các tiêu chí sau đây:

-      Mục Đích:              Lấy Lại Đất Tổ

-      Cứu Cánh:             Không Làm Khổ Dân

-      Chủ Trương:         Bỏ Cộng Còn Việt

-      Đường Lối:            Việt Không Giết Việt

PHẦN 3: CƠ CHẾ

Chương 3.1: Thượng Hội Đồng Quốc Gia

MỤC 3.1.1: THƯỢNG HỘI ĐỒNG QUỐC GIA Bao gồm Tổng Thống, bốn (4) vị Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia, gồm có: Chủ Tịch Hội Đồng Tôn Giáo, Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Lão, Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Sĩ, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng và Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.

KHOẢN 3.1.1.1: Thành viên của Hội Đồng Tôn Giáo được gọi là Tu Sĩ, dựa theo sự đề nghị của các vị Tu Hành, các chức sắc cao cấp của giáo hội đang hành đạo và được Tổng Thống chấp thuận.

KHOẢN 3.1.1.2:  Thành viên của Hội Đồng Quốc Lão được gọi là Nhân Sĩ, do Tổng Thống bổ nhiệm.

KHOẢN 3.1.1.3: Hội Đồng Quốc Sĩ và Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng, được gọi chung là “Quốc Hội”. Thành viên của Hội Đồng Quốc Sĩ gọi là Nghị Sĩ. Thành viên của Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng gọi là Dân Biểu.

KHOẢN 3.1.1.4: Hội Đồng Quốc Sĩ được coi là Thượng Nghị Viện, và Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng gọi là Hạ Nghị Viện, đều do dân bầu lên, giữ quyền Lập Pháp.

KHOẢN 3.1.1.5: Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Sĩ triệu tập và chủ tọa các phiên họp khoáng đại Quốc Hội lưỡng viện, gồm Hội Đồng Quốc Sĩ và Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng.

KHOẢN 3.1.1.6: Trường hợp Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Sĩ bị ngăn trở, hay không điều khiển được các cuộc họp tại Thượng Nghị Viện, thì Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng sẽ thay thế Chủ Tịch Thượng Nghị Viện trong nhiệm vụ này.

MỤC 3.1.2: NHIỆM VỤ CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG QUỐC GIA

KHOẢN 3.1.2.1: Tổng Thống là Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia, có quyền đề nghị các dự thảo luật và ban hành luật.

KHOẢN 3.1.2.2: Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các dự án luật.

KHOẢN 3.1.2.3: Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là “dự luật” phải được đệ nạp tại văn phòng Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng tức là Hạ Nghị Viện.

KHOẢN 3.1.2.4: Trong mọi trường hợp, Hạ Nghị Viện chấp thuận hoặc bác bỏ một dự luật, phải chuyển dự luật sang văn phòng Hội Đồng Quốc Sĩ tức Thượng Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn.

KHOẢN 3.1.2.5: Nếu Thượng Nghị Viện đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được chuyển sang Tổng Thống để ban hành, hoặc sẽ bị bác bỏ.

KHOẢN 3.1.2.6: Nếu Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được gửi về văn phòng Hạ Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tròn, kèm theo quyết nghị có viện dẫn lý do.

KHOẢN 3.1.2.7: Trong trường hợp Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng có quyền chung quyết dự luật, với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu.

KHOẢN 3.1.2.8: Nếu Hạ Nghị Viện không hội đủ đa số hai phần ba (2/3) tổng số nói trên, phải đưa lên Thượng Hội Đồng Quốc Gia để được chung quyết.

KHOẢN 3.1.2.9: Thời gian thảo luận và biểu quyết một dự luật tại Thượng Nghị Viện, chỉ có thể bằng phân nửa (1/2) thời gian thảo luận và biểu quyết tại Hạ Nghị Viện. Thời gian thảo luận và chung quyết một dự luật tại Hạ Nghị Viện, chỉ có thể gấp đôi thời gian thảo luận và biểu quyết tại Thượng Nghị Viện.

KHOẢN 3.1.2.10: Mỗi Hội Đồng Quốc Gia tự bầu Chủ Tịch và thành lập các Ủy Ban Thường Trực, các Ủy Ban Đặc Biệt, bổ nhiệm các nhân viên văn phòng và trọn quyền tự ấn định nội quy, thủ tục liên lạc và sinh hoạt.

KHOẢN: 3.1.2.11: Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp đều có nhiệm vụ bảo vệ Hiến Pháp, phục vụ toàn dân và duy trì sự Tự Do, Dân Chủ của chính thể Cộng Hòa, và an ninh, trật tự công cộng. Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.

MỤC 3.1.3: HỘI ĐỒNG TÔN GIÁO(HĐTG)

Được hoàn toàn tự trị, được giúp đỡ về tinh thần và vật chất từ phía Chính phủ để chuyên tâm sinh hoạt, phát triển tôn giáo, làm nền tảng đạo lý giáo dục quần chúng, nhất là thanh thiếu niên. Hội đồng này bao gồm những công dân Đệ III VNCH đang lãnh đạo hay đại diện cho các tôn giáo đã, đang, hay sẽ thành lập tại Việt Nam. Hội đồng này có chức năng đóng góp ý kiến với Chính Phủ trong tất cả các vấn đề thuộc về Tín ngưỡng, Tôn Giáo, lễ lạt và các chương trình Giáo Dục. Hội đồng này còn có chức năng điều hành và quản trị các Trung Tâm Tu Luyện Nhân Cách. Tuyệt đối ngăn cấm không cho phép những Tu Sĩ, Linh Mục, Trụ Trì, Giáo Chủ, Sư Sãi, tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, ảnh hưởng đến việc điều hành chính quyền và quốc hội. Khi CPQGVNLT/Đệ III VNCH về tiếp quản Việt Nam, thì những chùa chiền, nhà thờ, nơi đang hành đạo, làm nhiệm vụ tôn giáo, nhưng bị tai tiếng, sẽ được Hội Đồng Tôn Giáo kiểm tra lại, không cho bất kỳ một tên CS nằm vùng, hay trá hình, chui vào trong vỏ bọc của giới chức sắc tôn giáo.

KHOẢN 3.1.3.1: Đa số người Việt theo Đạo Phật và Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên, còn gọi là Đạo Ông Bà. Chính Phủ sẽ giúp đỡ cho xây dựng thêm các ngôi đền thờ Tâm Linh cho người quá cố, và cử những vị chức sắc đứng ra phụ trách hướng dẫn người dân cách thờ cúng, tưởng nhớ Ông Bà Tổ Tiên, bằng cách đọc kinh sám hối tại nơi đây, và lấy 18 câu trong Thập Bát Thức, đổi thành những bài Kinh Kệ để giáo huấn cho người dân.

KHOẢN 3.1.3.2: Để giúp đỡ phát triển Tôn Giáo, tôn trọng Tín Ngưỡng của người dân, Chính Phủ sẽ cứu xét cho xây thêm chùa, nhà thờ, các đền thờ, hay nơi thờ tự Tôn Giáo như: Thánh Thất Cao Đài, Chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo và nơi thờ tự của các Tôn Giáo khác. Trong trường học, từ lớp mẫu giáo tới lớp Mười Hai (12), mỗi tuần có một (1) giờ học Giáo Lý, theo tôn giáo của các em, các cháu.    

MỤC 3.1.4: HỘI ĐỒNG QUỐC LÃO (HĐQL)

Có chức năng của một Hội Đồng Kế Hoạch Quốc Gia, gồm những công dân VN trên sáu mươi lăm (65) tuổi, có uy tín, đạo đức, kinh nghiệm về chính trị, văn hóa, lãnh đạo, hay đã từng là thành viên trong Hội Đồng Quốc Sĩ, Hội Đồng Tôn Giáo, Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng, nhưng đã về hưu. Hội đồng này có nhiệm vụ cố vấn cho Chính Phủ trong việc đề ra những kế hoạch đối nội, đối ngoại và đường lối thích hợp để phục vụ đồng bào Việt Nam.

Chương 3.2: Quyền Hành Pháp

MỤC 3.2.1: TỔNG THỐNG

KHOẢN 3.2.1.1: Tổng Thống là vị Nguyên Thủ Quốc Gia, đại diện cho toàn dân, là người lãnh đạo Chính Phủ, được bầu theo thể thức phổ thông đầu phiếu kín, với nhiệm kỳ năm (5) năm. Tuy nhiên, trong điều kiện đặc biệt, khi đảng CSVN còn cầm quyền tại Việt Nam, nên không thể công khai tổ chức phổ thông đầu phiếu kín. Vì vậy, hàng triệu đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới và trong quốc nội, đã dùng hệ thống điện toán Trưng Cầu Dân Ý để bầu Thủ Tướng Đào Minh Quân làm Tổng Thống Đệ III Việt Nam Cộng Hòa. Tổng Thống Đệ III VNCH đã tuyên thệ nhậm chức ngày 11.11.2018.

KHOẢN 3.2.1.2: Hiến Pháp Đệ III VNCH, Quốc Hội Khóa I, thay mặt Quốc Dân, Đồng Bào Việt Nam để chuẩn thuận và công nhận TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN LÀ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ I ĐẦU TIÊN CỦA NỀN ĐỆ III VNCH, KỂ TỪ NGÀY 11.11.2018. Nhiệm kỳ I đầu tiên này chỉ kết thúc sau khi có Tổng Tuyển Cử tại Việt Nam thành công.

KHOẢN 3.2.1.3:  Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên của nền Đệ III VNCH nếu tái ứng cử và đắc cử nhiệm kỳ II, sẽ được tái ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ III. Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên được phép bổ nhiệm BẤT KỲ CHỨC VỤ NÀO CÒN KHIẾM KHUYẾT. Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên còn toàn quyền điều động, hoán chuyển, đặc cách hay biệt phái tất cả các quân nhân trong QLVNCH để đảm nhiệm thêm các chức vụ khác, hoặc cho giải ngũ các quân nhân xét thấy không thể hoàn tất nhiệm vụ được giao phó. 

KHOẢN 3.2.1.4: Tổng Thống có thể bị ngưng chức, tạm thời hay vĩnh viễn, nếu bị hai phần ba (2/3) túc số Thượng Hội Đồng Quốc Gia hội đủ các bằng chứng xác thực đã vi phạm một (1) trong bốn (4) tội danh sau đây:

1. Phản quốc hoặc làm tay sai cho ngoại bang.

2. Thiếu căn bản đạo đức của cá nhân.

3. Không đủ khả năng để lãnh đạo Nội Các.

4. Không có Lập Trường Dân Tộc.

Điều 3.2.1.4.1: Sự ngưng chức, hay đình chỉ nhiệm vụ Tổng Thống, phải hội đủ tổng số trên 2/3 thành viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia và sau khi Tổng Thống được quyền công khai biện hộ trước Thượng Hội Đồng Quốc Gia tối đa ba (3) lần. Nếu lần thứ I không hội đủ túc số 2/3 thành viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia, thì sau ba mươi (30) ngày, phải tiếp tục biểu quyết lần thứ II. Nếu lần thứ II mà Thượng Hội Đồng Quốc Gia vẫn không đạt được quyết định đồng thuận trên 2/3 túc số, thì sau chín mươi (90) ngày phải Trưng Cầu Dân Ý toàn dân, với kết quả do đa số trên 50% cử  tri quyết định.

KHOẢN 3.2.1.5: Tổng Thống có chín (9) nhiệm vụ và quyền căn bản được Hiến Pháp ấn định sau đây:

Thứ 1: Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia bao gồm Hội Đồng Tôn Giáo, Hội Đồng Quốc Lão, Hội Đồng Quốc Sĩ và Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng.

Thứ 2: Đại diện chính thức của đất nước Việt Nam để hoạch định chính sách quốc gia và tham dự, phê chuẩn, ký kết các hiệp định, văn kiện, hợp đồng với quốc tế, hay với các quốc gia khác, phải tuân hành và bảo vệ Hiến Pháp Đệ III Việt Nam Cộng Hòa.

Thứ 3: Soạn thảo và ban hành các sắc luật, sắc lệnh hay các đạo luật để điều hành quốc gia, quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của Chính Phủ.

Thứ 4: Lãnh Đạo Nội Các, Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và Chủ Tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia, bổ nhiệm Thủ Tướng, bổ nhiệm các Đại Biểu Chính Phủ, các Tỉnh Trưởng và những chức vụ trong Nội Các Chính Phủ.

Thứ 5: Thi hành những kế hoạch và đường lối đã được thông qua bởi Quốc Hội hay Thượng Hội Đồng Quốc Gia.

Thứ 6: Quyền Tổng Tư Lệnh Tối Cao của QLVNCH, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, bổ nhiệm, điều hành, khiển dụng toàn thể Quân-Cán-Chính các cấp, cùng nhau bảo vệ Tổ Quốc, bao gồm tất cả cương thổ, không phận, hải phận, biển đảo, bảo vệ tất cả con dân Việt Nam, bảo vệ các kho tàng, tài nguyên và tài sản quốc gia.   

Thứ 7: Quyền tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm, chiến tranh từng phần hay toàn phần, tuyên chiến, hưu chiến, hay đình chiến và ban hành Thiết Quân Luật để bảo vệ quốc gia.

Thứ 8: Quyền phê duyệt tất cả quốc sách, ngân sách và những đề án hay công trình liên quan đến quyền lợi Quốc Gia, bao gồm: Các kho tàng, tài nguyên, tài sản, tài chính và ngân sách Quốc Gia.

Thứ 9: Quyền ân thưởng, ân xá hay giảm án tội trạng.   

MỤC 3.2.2: PHÓ TỔNG THỐNG

Do Tổng Thống chọn để đứng chung liên danh khi ứng cử, giữ nhiệm vụ phụ tá Tổng Thống và có thể được tạm thời thay thế Tổng Thống để điều khiển nội các do Tổng Thống ủy quyền, hay trong trường hợp Tổng Thống bị mất khả năng lãnh đạo, hoặc bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ, mà chưa có tân Tổng Thống được toàn dân bầu lên, qua một cuộc Tổng Tuyển Cử phổ thông, đầu phiếu kín.  

MỤC 3.2.3: ỨNG CỬ, BẦU CỬ, NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG VÀ PHÓ TỔNG THỐNG

KHOẢN 3.2.3.1: Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng đứng chung một liên danh, được cử tri toàn quốc bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín.

KHOẢN 3.2.3.2: Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống là năm (5) năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể tái ứng cử nhiệm kỳ thứ hai (2).

Điều 3.2.3.2.1: Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng mười hai (12) giờ trưa, ngày cuối cùng tháng thứ sáu mươi (60), kể từ ngày nhậm chức và nhiệm kỳ của tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống bắt đầu từ lúc ấy.

Điều 3.2.3.2.2: Cuộc bầu cử tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, bốn (4) tuần lễ, trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt.

KHOẢN 3.2.3.3:ĐIỀU KIỆN ỨNG CỬ:

Những công dân Đệ III VNCH hội đủ các điều kiện hiến định sau đây, được quyền ứng cử Tổng Thống hoặc Phó Tổng Thống:

Điều 3.2.3.3.1: Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất ba mươi (30) năm, tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong chính trị tại ngoại quốc, được kể như thời gian cư ngụ tại quê nhà.

Điều 3.2.3.3.2: Đủ năm mươi (50) tuổi tính đến ngày bầu cử và đang hưởng các quyền công dân Đệ III VNCH và trong tình trạng hợp lệ di trú và quân dịch.

Điều 3.2.3.3.3: Hội đủ những điều kiện khác, dự liệu trong đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Chương 3.3: Quyền Lập Pháp

MỤC 3.3.1 QUỐC HỘI

Quốc Hội Đệ III VNCH bao gồm Hội Đồng Quốc Sĩ còn gọi là Thượng Nghị Viện và Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng gọi là Hạ Nghị Viện.

MỤC 3.3.2: HỘI ĐỒNG QUỐC SĨ (HĐQS)

HĐQS có chức năng của một Hội Đồng Chấp Hành, gồm những Công Dân Đệ III VNCH, đã và đang lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể, lực lượng quần chúng, có trọng trách cộng tác, đóng góp ý kiến, vận động quần chúng hợp tác với Chính Phủ, thực thi các kế hoạch và đường lối phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, do chính phủ ban hành, được coi như là một Thượng Nghị Viện. Tất cả thành viên trong Hội Đồng Quốc Sĩ đều được gọi là Nghị Sĩ. Mỗi tỉnh được bầu chọn hai (2) Nghị Sĩ và toàn quốc ứng cử theo thể thức liên danh.

KHOẢN 3.3.2.1: BẦU CỬ – NHIỆM KỲ CỦA THƯỢNG NGHỊ VIỆN:

Điều 3.3.2.1.1: Nghị Sĩ được cử tri đoàn toàn quốc bầu lên, trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín, theo thể thức Liên Danh đa số. Mỗi Liên Danh gồm từ một phần sáu (1/6) đến một phần ba (1/3) tổng số Nghị Sĩ.

Điều 3.3.2.1.2: Nhiệm kỳ Nghị Sĩ là sáu (6) năm, mỗi ba (3) năm bầu lại một nửa (1/2).  Nghị Sĩ có thể được tái ứng cử. Các Nghị Sĩ trong pháp nhiệm đầu tiên sẽ được chia làm hai (2) nhóm đều nhau, theo thể thức rút thăm. Nhóm thứ nhất có nhiệm kỳ sáu (6) năm, nhóm thứ hai có nhiệm kỳ ba (3) năm.

Điều 3.3.2.1.3: Cuộc bầu cử các tân Nghị Sĩ phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng, trước khi phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ chấm dứt pháp nhiệm.

MỤC 3.3.3: HỘI ĐỒNG ĐẠI BIỂU QUẦN CHÚNG (HĐĐBQC)

HĐĐBQC còn được gọi là Hạ Nghị Viện, có chức năng của một Hội Đồng Giám Sát, gồm Đại Diện các Công Dân Đệ III VNCH trong các ngành nghề hay thương trường, để kiểm soát các hoạt động của Chính Phủ, đồng thời đạo đạt tất cả những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, để Chính Phủ nghiên cứu đáp ứng. Hội đồng này còn có nhiệm vụ cố vấn chỉ đạo cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Thành viên trong Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng được gọi là Dân Biểu, bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh. Nhiệm kỳ Dân Biểu là bốn (4) năm. Dân Biểu có thể được tái ứng cử. Các cuộc bầu cử Dân Biểu được kết thúc chậm nhất là một (1) tháng trước khi nhiệm kỳ cũ chấm dứt.

KHOẢN 3.3.3.1: ỨNG CỬ DÂN BIỂU: Mọi công dân Đệ III VNCH đều được quyền ứng cử Dân Biểu Hội Đồng Quần Chúng. Tuy nhiên, mỗi đơn vị bầu cử có năm chục ngàn (50,000) người, chỉ được bầu lên một (1) vị Đại Biểu, trong những điều kiện sau đây:

Điều 3.3.3.1.1: Là công dân Đệ III VNCH, đang được hưởng các quyền công dân Đệ III VNCH, sinh ra tại Việt Nam, hoặc đã nhập Việt tịch ít nhất hai mươi (20) năm, hoặc đã thủ đắc, hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất mười (10) năm, tính đến ngày bầu cử.

Điều 3.3.3.1.2: Đủ ba mươi (30) tuổi, tính đến ngày bầu cử, và thời gian hành nghề hay làm việc chuyên môn của mình ít nhất là mười (10) năm.

Điều 3.3.3.1.3: Không bị liệt vào thành phần chống phá CPQGVNLT/Đệ III VNCH.

Điều 3.3.3.1.4: Hội đủ những điều kiện khác, dự liệu trong Hiến Pháp Đệ III VNCH và đạo luật bầu cử Dân Biểu.

MỤC 3.3.4: KHI KHIẾM KHUYẾT DÂN BIỂU VÀ NGHỊ SĨ

KHOẢN 3.3.4.1: Trong trường hợp khiếm khuyết Dân Biểu, vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong thời hạn ba (3) tháng, nếu sự khiếm khuyết xảy ra trên hai (2) năm, trước ngày chấm dứt nhiệm kỳ.

Điều 3.3.4.1.1: Trong trường hợp khiếm khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức chung với cuộc bầu cử phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ gần nhất.

Điều 3.3.4.1.2: Các thể thức và điều kiện ứng cử, bầu cử Dân Biểu và Nghị Sĩ, kể cả Dân Biểu đồng bào thiểu số, sẽ do những đạo luật bầu cử quy định.

MỤC 3.3.5: QUYỀN, BỔN PHẬN VÀ GIỚI HẠN CỦA QUỐC HỘI

KHOẢN 3.3.5.1: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VÀ GIỚI HẠN:

Điều 3.3.5.1.1: Không thể truy tố, tầm nã, bắt giam, hay xét xử một Dân Biểu hoặc Nghị Sĩ vì những phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hội.

Điều 3.3.5.1.2: Trong suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp, không thể truy tố, tầm nã, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ, nếu không có sự chấp thuận của trên một phần hai (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ.

Điều 3.3.5.1.3: Trong trường hợp quả tang phạm pháp, quyết định truy tố hay bắt giam để điều tra, sẽ do Tối Cao Pháp Viện hay Giám Sát Viện đưa ra.

Điều 3.3.5.1.4: Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền bảo mật về xuất xứ các tài liệu trình bày trước Quốc Hội. Chỉ xuất trình khi có yêu cầu từ Tổng Thống đang tại nhiệm.  

Điều 3.3.5.1.5: Dân Biểu và Nghị Sĩ không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào khác.

Điều 3.3.5.1.6: Dân Biểu và Nghị Sĩ có thể phụ trách giảng huấn tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật.

Điều 3.3.5.1.7: Dân Biểu, Nghị Sĩ và người hôn phối, không thể tham dự những cuộc đấu thầu hay ký hợp đồng với các cơ quan công quyền hoặc nhà thầu tư nhân.

MỤC 3.3.6: BỊ TRUẤT QUYỀN

KHOẢN 3.3.6.1: Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Tối Cao Pháp Viện hay Giám Sát Viện truất quyền.

Điều 3.3.6.1.1: Sự truất quyền phải được trên một phần hai (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ đề nghị.

Điều 3.3.6.1.2: Quyết định truất quyền phải được ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ chấp thuận.

Điều 3.3.6.1.3: Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn thủ tục truất quyền.

Điều 3.3.6.1.4: Trong thời gian Tối Cao Pháp Viện chưa thành lập, thì Tổng Thống đương nhiệm sẽ đặc quyền thay thế Tối Cao Pháp Viện để xử lý các trường hợp Dân Biểu hay Nghị Sĩ phạm pháp.

MỤC 3.3.7: NHIỆM VỤ CỦA QUỐC HỘI

KHOẢN 3.3.7.1: Soạn thảo và biểu quyết các đạo luật và luật.

KHOẢN 3.3.7.2: Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế.

KHOẢN 3.3.7.3: Hội ý cùng Tổng Thống trong các quyết định tuyên chiến và nghị hòa.

KHOẢN 3.3.7.4: Hội ý cùng Tổng Thống về quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

KHOẢN 3.3.7.5: Kiểm soát Chính Phủ trong việc thi hành chính sách Quốc Gia.

KHOẢN 3.3.7.6: Quyết định hợp thức hóa sự đắc cử của các Dân Biểu hay Nghị Sĩ.

KHOẢN 3.3.7.7: Mỗi Hội Đồng với một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ, có quyền yêu cầu Thủ Tướng, hay các nhân viên chính phủ ra trước Giám Sát Viện hay Tối Cao Pháp Viện, để trả lời các câu chất vấn về sự thi hành chính sách quốc gia.

KHOẢN 3.3.7.8: Chủ Tịch Ủy Ban của mỗi Hội Đồng Quốc Gia (Quốc Hội) có quyền yêu cầu các ủy viên hay nhân viên của Chính Phủ tham dự các phiên họp của Ủy Ban, để trình bày hay điều trần về các vấn đề liên quan đến phần hành của mình.

KHOẢN 3.3.7.9: Hội Đồng Quốc Sĩ có quyền mở cuộc điều tra về sự thi hành Chính sách quốc gia và yêu cầu các cơ quan công quyền xuất trình các tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra này. Trong trường hợp các tài liệu có liên quan đến an ninh quốc gia, phải được sự chấp thuận của Tổng Thống đương tại nhiệm.

MỤC 3.3.8: BỔN PHẬN CỦA QUỐC HỘI

KHOẢN 3.3.8.1: Quốc Hội có bổn phận và quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính Phủ, với sự đồng ý của đa số hai phần ba (2/3) tổng số thành viên của Thượng Hội Đồng Quốc Gia.

KHOẢN 3.3.8.2: Nếu Tổng Thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực.

KHOẢN 3.3.8.3: Trong trường hợp Tổng Thống khước từ, Thượng Hội Đồng Quốc Gia có quyền chung quyết sự khuyến cáo, với ba phần tư (3/4) tổng số Quốc Hội. Sự khuyến cáo của Thượng Hội Đồng Quốc Gia có hiệu lực kể từ ngày chung quyết.

MỤC 3.3.9: NGUYÊN TẮC CHUYỂN ĐẠT VÀ BAN HÀNH CÁC ĐẠO LUẬT

KHOẢN 3.3.9.1: Các dự luật được Quốc Hội chung quyết, sẽ được chuyển sang Tổng Thống trong thời hạn ba (3) ngày tròn.

KHOẢN 3.3.9.2: Thời gian ban hành là mười lăm (15) ngày tròn, kể từ ngày Tổng Thống tiếp nhận dự luật.

KHOẢN 3.3.9.3: Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội thẩm định, thời hạn ban hành là bảy (7) ngày tròn.

KHOẢN 3.3.9.4: Nếu Tổng Thống không ban hành trong các thời hạn kể trên, dự luật đã được Quốc Hội với hai phần ba (2/3) tổng số biểu quyết, đương nhiên thành luật, và sẽ được Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ban hành.

KHOẢN 3.3.9.5: Trong vòng mười (10) ngày, sau khi Thượng Nghị Viện ban hành, Tổng Thống có quyền gởi thông điệp có viện dẫn lý do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản của luật hay dự luật.

KHOẢN 3.3.9.6: Trong trường hợp này, Quốc Hội sẽ họp khoáng đại lưỡng viện để chung quyết dự luật. Nếu Quốc Hội chung quyết bác bỏ lời yêu cầu phúc nghị của Tổng Thống với đa số quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ, dự luật đương nhiên thành luật và được chuyển sang Tổng Thống để ban hành.

Chương 3.4: Quyền Dân Ý và Truyền Thông Công Lý

Đệ III VNCH là một chính thể dân chủ, pháp trị, bởi dân, do dân, vì dân, và phục vụ cho dân. Tiếng nói trung thực của người dân, quyền dân ý và truyền thông công lý được tuyệt đối tôn trọng, gọi là Đệ Tứ Quyền, đặt ngang hàng với quyền Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Đệ Tứ Quyền trao cho toàn dân quyền theo dõi, giám sát toàn bộ cơ cấu công  quyền, kể cả Chính Phủ. Quyền này được thành lập với mục đích chính là phục vụ và bảo vệ dân chúng, trong trường hợp ý kiến chính đáng của đại đa số quần chúng không được chú ý, hay không được Chính Phủ hoặc Thượng Hội Đồng lắng nghe để đáp ứng. Nhưng nghiêm cấm tình trạng lợi dụng Đệ Tứ Quyền, quyền tự do ngôn luận để mạ lỵ, vu khống nhau. Tất cả các nhân viên, nhà nước hay tư nhân, người phụ trách, chủ nhân hay cộng sự viên các cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình, đều phải qua một kỳ khảo hạch về trình độ văn hóa, và phải có chứng chỉ hành nghề chuyên môn. Khi đăng bài phải có nội dung, chi tiết, bằng chứng xác thực và nguồn tài liệu rõ ràng, minh bạch. Nghiêm cấm không được dựng chuyện, viết không trung thực, đổ lỗi, vu  cáo, đổ tội, cho đệ tam nhân vì khác chính kiến, hay dị biệt quan điểm, trên các mạng truyền thông, làm ảnh hưởng đến chính sách an ninh quốc gia, sẽ bị pháp luật trừng trị.

MỤC 3.4.1: TRUYỀN THÔNG CÔNG LÝ

KHOẢN 3.4.1.1: TRUYỀN THÔNG CÔNG LÝ là cơ quan thông tin có tầm mức quốc gia và quốc tế, có nhiệm vụ phổ biến tin tức hoạt động của Chính Phủ, của vị Lãnh Đạo, tập trung vào những lãnh vực như: Chính Sách, Giáo Dục, Văn Hóa, Chính Trị, Ngoại Giao, Nội Vụ, Xã Hội, Quốc Phòng... Truyền Thông Công Lý còn có nhiệm vụ ghi nhận, phổ biến tin tức thời sự khắp nơi, giúp nâng cao trình độ dân trí của toàn dân.

KHOẢN 3.4.1.2: CỤC DÂN VẬN có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin nhân gian truyền khẩu, thu thập ý kiến từ mọi giai cấp, mọi thành phần khác nhau trong xã hội, về những vấn đề, vấn nạn, xảy ra từ nông thôn cho đến tỉnh thành, trong mọi tầng lớp của xã hội: Công-Lâm-Ngư nghiệp, trí thức, lao động, sinh viên, học sinh, kể cả người già, trẻ em và người khuyết tật, để nghiên cứu và kịp thời giải thích những luật lệ, thông báo, thông cáo, giúp cho mọi người dân thấu hiểu đường lối, lề luật của Chính Phủ, để vận động được sự tự nguyện ủng hộ của dân chúng. 

MỤC 3.4.2: DÂN Ý

KHOẢN 3.4.2.1: HỘP THƯ DÂN Ý: Được thành lập để thu thập mọi ý kiến xây dựng của người dân, từ mọi giai tầng xã hội, giúp Chính Phủ kịp thời đáp ứng, phục vụ đồng bào nhanh chóng, giảm nhẹ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho dân chúng.

KHOẢN 3.4.2.2: HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM TÂN DÂN CHỦ TOÀN CẦU: Tập trung vào những vấn nạn phụ nữ nói riêng, vấn nạn xã hội nói chung, để Chính Phủ chú ý, lắng nghe những vấn đề liên quan đến phụ nữ, gia đình và xã hội, vận động giới phụ nữ từ trong ra ngoài nước, giúp đỡ họ trở thành một đại gia đình có tình thân thiết, tương thân, tương trợ nhau, giúp cho Chính Phủ thêm tiềm lực và tiềm năng phục vụ Tổ Quốc và đồng bào Việt Nam khắp nơi.

KHOẢN 3.4.2.3: LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ ĐỆ TAM VNCH có nhiệm vụ chú tâm vào những gia đình, thân nhân của thời Đệ I và Đệ II VNCH, từ trong nước và trên khắp thế giới, vì họ cũng là thành phần quan trọng, đem lại sự thật lịch sử cho đất nước, để thu thập ý kiến và tiếng nói, nhằm vận động tất cả Hậu Duệ VNCH toàn cầu trở về, giúp kiến thiết, phục hưng đất nước.

MỤC 3.4.3: TRUYỀN THÔNG VÔ LƯƠNG TÂM:

CPQGVNLT/Đệ III VNCH là một chế độ dân chủ, tự do, rất tôn trọng Đệ Tứ Quyền. Vì giải thể một chế độ tham nhũng, thối nát, vô đạo, bất nhân, hèn với giặc Tàu, ác với dân Việt, như tập đoàn tà quyền Cộng Sản tại Việt Nam, là một qúa trình đầy gian nan, nguy hiểm, đòi hỏi sự đoàn kết, hợp lực của toàn dân. Nhiệm vụ của giới Truyền Thông, Báo Chí Việt Ngữ rất quan trọng, phải chung góp bổn phận và trách nhiệm giải cứu đất nước, như mọi người Việt Nam khác. Vì vậy, giới Truyền Thông, Phóng Viên, Ký Giả luôn được tôn trọng. Quyền phê bình, xây dựng, chuyển tải sự thật luôn được khuyến khích và đề cao, vì tầm ảnh hưởng của giới truyền thông, báo chí rất sâu rộng và quan trọng đối với quần chúng.

KHOẢN 3.4.3.1: CPQGVNLT/Đệ III VNCH cũng là một thực thể, phải được đối xử công bình như mọi thực thể khác. Do đó, giới truyền thông, báo chí nào không trung thực, thiếu công bằng trong việc thu lượm, đăng tải, phổ biến những tin tức, thời sự, sẽ bị nghiêm trị.

KHOẢN 3.4.3.2: Việt Nam hiện có hai (2) cơ chế với danh xưng “Chính Phủ”. Đó là CPQGVNLT/Đệ III VNCH do dân bầu lên, và “Nhà Nước” Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) do đảng CSVN đưa ra.

Điều 3.4.3.2.1: Vì “Nhà Nước” CHXHCNVN hiện đang thống trị tại Việt Nam, nên được nhiều người biết đến.

Điều 3.4.3.2.2: CPQGVNLT được thành lập và ra mắt đồng bào giữa thanh thiên bạch nhật, ngay tại quận Cam, Trung tâm, Thủ đô người Việt tỵ nạn CS vùng Nam California, và đã nhận những Công Hàm của Chính Phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu, đương nhiên cũng phải được biết đến.  

KHOẢN 3.4.3.3: Truyền Thông, Báo Chí được xét là vi phạm khi:

Điều 3.4.3.3.1: Không công bằng về thông tin, chỉ đăng tin tức của CSVN, nhưng lại bưng bít thông tin của CPQGVNLT/Đệ III VNCH.    

Điều 3.4.3.3.2: Đăng tải tin tức về CPQGVNLT/Đệ III VNCH một cách bôi bác, hay thiếu trung thực, là gián tiếp làm lợi cho CS.

KHOẢN 3.4.3.4: Truyền Thông, Báo Chí vi phạm nghề nghiệp qua phương cách loan tải tin tức thiếu trung thực, không công bằng, được coi là một hành vi bất lương.  

KHOẢN 3.4.3.5: Trong lúc bọn CSVN làm tay sai cho Tàu Cộng đang gây biết bao tội ác, cướp của, giết người, hãm hại lương dân, CPQGVNLT/Đệ III VNCH cùng những nhà ái quốc đang cố gắng, miệt mài, hy sinh tâm huyết, để mong dẹp họa nạn CS để giúp dân, cứu nước. Việc sử dụng truyền thông báo chí hay các phương tiện phổ cập đại chúng như Facebook, Youtube, Messengers... với mục đích hướng dẫn dư luận hiểu sai sự thật để chống phá CPQGVNLT/Đệ III VNCH hay dẫn đến việc chống phá CPQGVNLT/Đệ III VNCH, để trực tiếp hay gián tiếp kéo dài chế độ phản dân, hại nước CSVN, sẽ không được xét xử như tội phỉ báng, mạ lỵ, mà sẽ bị xét xử là tội phản quốc.

Chương 3.5: Quyền Tư Pháp

MỤC 3.5.1: TỐI CAO PHÁP VIỆN: Giữ quyền Tư Pháp, sẽ do Quốc Hội Khóa II trách nhiệm đưa ra một (1) đạo luật qui định sự tổ chức và điều hành, với một quy chế bảo đảm tính cách độc lập, được xử án bởi các Thẩm Phán. Tuy nhiên, Quốc Hội Khóa I dựa theo Hiến Pháp VNCH để đưa ra các qui tắc sau đây:

KHOẢN 3.5.1.1: Tối Cao Pháp Viện gồm từ chín (9) đến mười lăm (15) Thẩm Phán. Nhiệm kỳ của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là sáu (6) năm, do Quốc Hội tuyển chọn và Tổng Thống bổ nhiệm, theo một danh sách ba mươi (30) người do Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn bầu lên.

Điều 3.5.1.1.1: Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện phải là những Thẩm Phán hay Luật Sư đã hành nghề ít nhất mười (10) năm trong ngành Tư Pháp.

Điều 3.5.1.1.2: Thành phần cử tri thuộc Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn phải đồng đều.

KHOẢN 3.5.1.2: Mọi Tòa Án phải do một đạo luật thiết lập, với thành phần Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố chuyên nghiệp, theo một thủ tục tôn trọng quyền biện hộ.

KHOẢN 3.5.1.3:Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố, được phân nhiệm rõ rệt và có qui chế riêng biệt.

Điều 3.5.1.3.1: Thẩm Phán xử án quyết định theo lương tâm và pháp luật dưới sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện.

Điều 3.5.1.3.2: Thẩm Phán công tố theo dõi sự áp dụng luật pháp, để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp.

KHOẢN 3.5.1.4:Thẩm Phán xử án chỉ có thể bị giải nhiệm trong trường hợp bị kết án, vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

KHOẢN 3.5.1.5:Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tính cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chính.

KHOẢN 3.5.1.6: Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một đảng phái hay tổ chức nào có chủ trương và hành động chống lại CPQGVNLT/Đệ III VNCH.

Điều 3.5.1.6.1: Trong trường hợp này, Tối Cao Pháp Viện sẽ họp khoáng đại toàn viện, các đại diện Lập Pháp, hoặc Hành Pháp có thể tham dự để trình bày quan điểm.

Điều 3.5.1.6.2: Những quyết định của Tối Cao Pháp Viện tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến, hoặc giải tán một chính đảng, phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện.

KHOẢN 3.5.1.7: Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm.

KHOẢN 3.5.1.8: Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui chế để quản trị ngành Tư Pháp.

MỤC 3.5.2: HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN: Nhiệm vụ  Hội Đồng Thẩm Phán gồm có:

1-   Đề nghị bổ nhiệm, thăng thưởng, thuyên chuyển và chế tài về kỷ luật các Thẩm Phán xử án.

2-   Cố vấn Tối Cao Pháp Viện về các vấn đề liên quan đến ngành Tư Pháp.

3-   Hội Đồng Thẩm Phán gồm các Thẩm Phán, do các Thẩm Phán xử án bầu lên.

4- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Thẩm Phán.

MỤC 3.5.3: CÁC ĐỊNH CHẾ ĐẶC BIỆT

KHOẢN 3.5.3.1: ĐẶC BIỆT PHÁP VIỆN (ĐBPV): Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức, điều hành Đặc Biệt Pháp Viện do Quốc Hội Đệ III VNCH Khóa II đưa ra. Tuy nhiên, căn cứ theo Hiến Pháp Đệ I và Đệ II VNCH, Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH ấn định như sau:

Điều 3.5.3.1.1: Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, các Giám Sát Viện, thành viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia, nếu can tội phản quốc và trọng tội.

Điều 3.5.3.1.2: Đặc Biệt Pháp Viện do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện giữ chức Chính Thẩm và gồm chín (9) Dân Biểu và chín (9) Nghị Sĩ do Quốc Hội đưa ra.

Điều 3.5.3.1.3: Nếu Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện là bị can, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện giữ chức Chánh Thẩm.

KHOẢN 3.5.3.2: ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ:

Điều 3.5.3.2.1: Đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do phải được quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên.

Điều 3.5.3.2.2: Quyết định khởi tố phải được đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.

Điều 3.5.3.2.3: Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống, đề nghị khởi tố có viện dẫn lý do, phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ ký tên.

Điều 3.5.3.2.4: Quyết định khởi tố phải được đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận.

KHOẢN 3.5.3.3: KHI BỊ KHỞI TỐ:

Điều 3.5.3.3.1: Đương sự phải đình chỉ nhiệm vụ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tố cho đến khi Đặc Biệt Pháp Viện có phán quyết.

Điều 3.5.3.3.2: Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết truất quyền, theo đa số ba phần tư (3/4) tổng số thành viên. Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống phán quyết truất quyền theo đa số bốn phần năm (4/5) tổng số thành viên.

Điều 3.5.3.3.3: Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truy tố.

Điều 3.5.3.3.4: Sau khi bị truất quyền, đương sự có thể bị truy tố trước các tòa án có thẩm quyền.

MỤC 3.5.4: GIÁM SÁT VIỆN (GSV)

KHOẢN 3.5.4.1: THẨM QUYỀN GIÁM SÁT VIỆN:

Điều 3.5.4.1.1: Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay tòng phạm, về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế, hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia.

Điều 3.5.4.1.2: Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Điều 3.5.4.1.3: Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sĩ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.

Điều 3.5.4.1.4: Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách.

KHOẢN 3.5.4.2: QUYỀN HẠN GIÁM SÁT VIỆN:

Điều 3.5.4.2.1: Giám Sát Viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với nhân viên phạm lỗi, hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước tòa án có thẩm quyền.

Điều 3.5.4.2.2: Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả cuộc điều tra.

KHOẢN 3.5.4.3: TỔ CHỨC GIÁM SÁT VIỆN: Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Giám Sát Viện. Tuy nhiên, Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH ấn định căn bản:

Điều 3.5.4.3.1: Giám Sát Viện gồm từ chín (9) đến mười tám (18) Giám Sát viên, một phần ba (1/3) do Quốc Hội, một phần ba (1/3) do Tổng Thống và một phần ba (1/3) do Tối Cao Pháp Viện chỉ định.

Điều 3.5.4.3.2: Giám Sát viên được hưởng những quyền hạn và bảo đảm cần thiết để thi hành nhiệm vụ.

Điều 3.5.4.3.3:Giám Sát Viện có ngân sách tự trị, và có quyền lập qui chế để tổ chức nội bộ và quản trị ngành giám sát.

Chương 3.6: Ngân Sách Quốc Gia

Tạm thời, CPQGVNLT/Đệ III VNCH đang thương lượng để lấy lại chủ quyền quốc gia. Trong đó, bao gồm tài sản, tài nguyên quốc gia, các kho tàng trong lãnh thổ Việt Nam và khoản tiền hối đoái dùng làm ngân sách hoạt động.

MỤC 3.6.1: THỜI HẠN DỰ THẢO NGÂN SÁCH

KHOẢN 3.6.1.1: Dự thảo ngân sách hàng năm, được đệ nạp tại văn phòng Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng trước ngày ba mươi tháng chín (30/09).

Điều 3.6.1.1.1: Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các khoản chi mới, nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương hợp lý.

Điều 3.6.1.1.2: Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi tháng mười một (30/11) và chuyển văn bản đã được chấp thuận đến văn phòng Thượng Nghị Viện, chậm nhất là ngày một tháng mười hai (01/12).

Điều 3.6.1.1.3: Thượng Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách, trước ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31/12).

Điều 3.6.1.1.4: Trong thời hạn nói trên, nếu Thượng Nghị Viện yêu cầu Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng (HĐĐBQC) phúc nghị một, hay nhiều điều khoản trong dự thảo ngân sách, kéo dài cho đến ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31/12) vẫn chưa hoàn tất. Trong trường hợp này, Tổng Thống có quyền ký sắc luật cho thi hành từng phần ngân sách, mỗi tháng một lần, mỗi lần tương đương với một phần mười hai (1/12) ngân sách thuộc tài khoá trước, cho đến khi HĐĐBQC chung quyết xong dự thảo ngân sách.

MỤC 3.6.2: QUỐC HỘI NHÓM HỌP

KHOẢN 3.6.2.1: Mỗi Hội Đồng họp những khóa thường lệ và những khóa bất thường.

Điều 3.6.2.1.1: Hằng năm, mỗi Hội Đồng họp ít nhất là hai (2) khóa thường lệ. Một khóa họp bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Tư dương lịch, một khóa họp bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không thể lâu quá chín mươi (90) ngày. Tuy nhiên, Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng có thể triển hạn khóa họp để thảo luận, hay để chung quyết dự thảo ngân sách.

Điều 3.6.2.1.2: Mỗi Hội Đồng phải triệu tập các khóa họp bất thường khi có sự yêu cầu của Tổng Thống, hay một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hoặc Nghị Sĩ. Nếu khóa họp do Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị trình khóa họp do Tổng Thống ấn định.

Điều 3.6.2.1.3: Các Hội Đồng và Quốc Hội họp công khai, trừ khi quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ hiện diện yêu cầu họp kín.

Điều 3.6.2.1.4: Trong các phiên họp công khai, biên bản tường thuật toàn vẹn cuộc thảo luận, và các tài liệu trình bày tại Quốc Hội, sẽ được đăng trên Công Báo.

Chương 3.7:  Nội Các Chính Phủ

MỤC 3.7.1: NỘI CÁC DO TỔNG THỐNG LÃNH ĐẠO VÀ CHỈ ĐỊNH.

KHOẢN 3.7.1.1: THỦ TƯỚNG: Do Tổng Thống chỉ định và bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng Thống.

Điều 3.7.1.1.1: Thủ Tướng giữ nhiệm vụ: Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng.

Điều 3.7.1.1.2: Hội Đồng Bộ Trưởng gồm tất cả các Tổng, Bộ Trưởng đương nhiệm. 

Điều 3.7.1.1.3: Hội Đồng An Ninh Quốc Gia gồm Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Thủ Tướng, Tư Lệnh BTLCLTQ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), Tổng Trưởng An Ninh Tình Báo, Tổng trưởng Kỹ Thuật Điện Tử, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Trưởng Nội Vụ và Tổng Giám Đốc Tình Báo Trung Ương.

Điều 3.7.1.1.4: Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia gồm Chủ Tịch Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Thủ Tướng, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Quần Chúng, Tổng Trưởng Kinh Tế, Tổng Trưởng Tài Chính, Tổng Trưởng Kế Hoạch, Tổng Trưởng An Ninh Tình Báo và Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.

KHOẢN 3.7.1.2: PHÓ THỦ TƯỚNG: Tuỳ theo tình hình và nhu cầu thực tế, Thủ Tướng có quyền bổ nhiệm các Phó Thủ Tướng để phụ tá, sau khi thông qua ý kiến chấp thuận của Tổng Thống. Tuy nhiên, vì nhu cầu xây dựng đất nước song song với việc tiếp thu các tài nguyên quá quan trọng của thiên nhiên ưu đãi dân tộc Việt Nam, như mỏ dầu khổng lồ trong thềm lục địa Việt Nam, nên cần có ít nhất hai (2) Phó Thủ Tướng, để Đặc Trách Phát Triển Dân Sinh, Bảo Vệ Môi Trường và 1 Phó Thủ Tướng đặc trách Năng Lượng Thiên Nhiên, như Dầu Khí và năng lượng mặt trời (Solar).

KHOẢN 3.7.1.3: VIỆN CHIÊU HIỀN: Do Thủ Tướng Đào Minh Quân quyết định thành lập từ năm 1991 với mục đích mời gọi những Hiền Tài, những người Việt bị CS cướp nước, đã xác định lập trường quốc gia dân tộc, còn tha thiết với tiền đồ của đất nước, muốn đóng góp công sức, tài năng và tâm trí lực cho đại nghiệp dẹp CS và xây dựng quê hương của toàn dân. Ngoài ra, Viện Chiêu Hiền còn phụ trách chương trình “TÌM VỀ CỘI NGUỒN” bao gồm Thập Bát Thức và bảy (7) Bài Học Căn Bản do Tổng Thống Đào Minh Quân đề ra. Mục đích chương trình này để hướng dẫn những người CSVN trở thành Người Việt Chân Chính. Họ phải được học lại lịch sử thật của đất nước, xác định Hồ Chí Minh là tên Việt gian, tội đồ của cả dân tộc VN, biết nhận thức và phân biệt ĐÚNG-SAI, THIỆN-ÁC, CHÍNH-TÀ.

KHOẢN 3.7.1.4: VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ: Do Thủ Tướng Đào Minh Quân quyết định thành lập, với nhiệm vụ phụ tá nghiên cứu chính trị Việt Nam và thế giới từ năm 1991. Viện này có nhiệm vụ nghiên cứu về qúa khứ, hiện trạng, và dự kiến tiến triển tương lai, để luôn định hướng phát triển của quốc gia, trên mọi phương diện như: Tâm linh,  Văn hóa, Triết lý, Đạo đức, Phong tục, Tập quán, Ngôn ngữ, Văn chương, Lịch sử, Địa lý, Ranh giới, Lãnh thổ, Chủ Quyền Đất Nước. Viện này còn thêm nhiệm vụ tối quan trọng là tìm hiểu về Tài nguyên, Môi trường, Dân sinh, Thể dục, Võ thuật, Nghệ thuật, An ninh, Tình báo, Quân sự, Quốc phòng, Thông tin, Dân vận, Tâm Lý Chiến để giúp Tổng Thống đưa ra những đường lối chính trị và cung cách phục vụ người dân tốt đẹp, hoàn chỉnh hơn. Viện này vẫn được duy trì và làm việc trực tiếp với Tổng Thống.

KHOẢN 3.7.1.5: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Có nhiệm vụ truy tìm, nghiên cứu những phát minh Khoa Học, Kỹ Thuật, Kỹ Nghệ, Y Khoa, Y Tế, Điện Tử, để phục vụ cho việc thăng tiến đời sống của dân chúng.

KHOẢN 3.7.1.6: VIỆN NGHIÊN CỨU ĐIỀU HÀNH:Có nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, tham khảo các thủ tục Hành Chính, Ngoại Giao, Kinh Tế, Tài Chánh, Thương Mại để giúp cuộc Cách Mạng Tâm Trị do Tổng Thống Lãnh Đạo, phục vụ cho người dân được hiệu qủa tốt đẹp hơn.  

KHOẢN 3.7.1.7: VIỆN TRUY CỨU TỘI ÁC CỘNG SẢN: Dân tộc Việt Nam bản tính lương thiện, hiền lành và có lòng khoan dung, độ lượng. Nhưng do âm mưu thâm độc của ngoại bang đã tạo dựng ra đảng CSVN để thi hành thủ đoạn gây chia rẽ hận thù, LẤY CỦI ĐẬU NẤU ĐẬU, DÙNG NGƯỜI VIỆT GIẾT NGƯỜI VIỆT, tạo ra thảm cảnh nồi da xáo thịt, địa ngục trần gian, là tội ác diệt chủng chống nhân loại. Do đó, CPQGVNLT quyết định thành lập Viện Nghiên Cứu Tội Ác của CSVN từ năm 1991, để mai sau con cháu thấu hiểu, luôn đoàn kết gắn bó, không chia rẽ, để khỏi bị ngoại bang thống trị như trước. Toàn dân phải có quyết tâm tránh cho nòi giống bị đồng hóa. Ngày 30.04.1975 phải là ngày mất nước sau cùng trong Việt Sử. 

KHOẢN 3.7.1.8: VIỆN HÀN LÂM: Văn hóa Việt Nam có nền tảng truyền thống lâu đời, rất phong phú, đa dạng, và có thể thu nhận nhiều ngôn ngữ trên thế giới, để tô bồi cho tiếng Việt Nam. Do đó, cần có Viện Hàn Lâm để xác định, chỉnh sửa và công nhận làm căn bản cho ngữ vựng, tiếng nói và chữ viết của Nước Nhà.   

KHOẢN 3.7.1.9: HỘP THƯ DÂN Ý: Ý Dân Là Ý Trời. Do đó, Thủ Tướng CPQGVNLT yêu cầu thành lập Hộp Thư Dân Ý, sau khi tuyên thệ nhận trọng nhiệm ngày 16.2.1991, với mục đích thâu nhận tất cả những ý kiến phê bình của đồng bào mọi thành phần, mọi giới, nhằm hoàn chỉnh cơ cấu, tôi luyện các viên chức, thành viên Chính Phủ, để phục vụ cho đồng bào một cách hiệu quả. Nay Tổng Thống Đào Minh Quân chấp thuận, yêu cầu đưa vào Hiến Pháp Đệ III VNCH, phối hợp cùng với Truyền Thông Công Lý thành Đệ Tứ Quyền, nhằm bảo vệ tiếng nói và nguyện vọng chính đáng của người dân, được nhanh chóng đạo đạt lên chính quyền, hầu được lắng nghe và mau mắn tìm cách giải quyết thỏa đáng.  

KHOẢN 3.7.1.10: CÁC TỔNG, BỘ TRƯỞNG HAY ỦY VIÊN CHÍNH PHỦ:

Điều 3.7.1.10.1: Tùy theo chức năng và điều kiện thực tế, Thủ Tướng có quyền bổ nhiệm các Tổng Trưởng, Bộ, Ủy Viên Chính Phủ và cấp tướng lãnh, sau khi trình lên và được Tổng Thống chấp thuận. Bổn phận và chức năng phải được ấn định đúng theo cương vị, không được chồng chéo, kiêm nhiệm Tổng hay Bộ Trưởng nào khác, ngoài nhiệm vụ chính yếu đang đảm nhận.

Điều 3.7.1.10.2: Vì tình thế và điều kiện đặc biệt của đất nước, mà đa số là dân chúng trong nước không được hưởng quyền tự do bầu cử và ứng cử, phải chịu đựng sự cai trị độc tài, sắt máu của nhóm CS đương cầm quyền với chiêu bài “Đảng cử - dân bầu”. Còn đồng bào hải ngoại tuy là thiểu số. Nhưng được hưởng những điều kiện thuận lợi về Ngoại Giao, Kinh Tế, Chính Trị, Khoa Học Kỹ Thuật v.v... Do đó, Chính Phủ thành lập hai (2) Quốc Vụ Viện và mười tám (18) Bộ, gồm có:  

-      Bộ Tư Pháp

-      Bộ Nội Vụ

-      Bộ Kinh Tế-Tài Chính

-      Bộ Kiến Thiết và Xây Dựng

-      Bộ Nông-Lâm-Ngư Nghiệp

-      Bộ An Sinh Xã Hội-Cựu Chiến Binh và Cô Nhi Tử Sĩ

-      Bộ An Ninh Tình Báo

-      Bộ Kỹ Thuật Điện Tử và Viễn Thông

-      Bộ Kinh Tế

-      Bộ Y Tế

-      Bộ Ngoại Giao

-      Bộ Giao Thông, Bưu Điện và Vận Tải

-      Bộ Đầu Tư và Ngoại Thương

-      Bộ Truyền Thông Công Lý và Dân Vận

-      Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên

-      Bộ Năng Lượng Thiên Nhiên, Bảo Vệ Tài Nguyên và Môi Trường

-      Bộ Công Nghiệp Nặng và Chế Biến.

-      Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc và Quốc Phòng.

Điều 3.7.1.10.3: Mười (10) bộ được thành lập cấp tốc, gồm:

-      Bộ Ngoại Giao

-      Bộ Truyền Thông Công Lý & Dân Vận

-      Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc và Quốc Phòng

-      Bộ Kinh Tế-Tài Chính

-      Bộ Đầu Tư & Ngoại Thương

-      Bộ An Ninh Tình Báo

-      Bộ Kỹ Thuật Điện Tử và Viễn Thông

-      Bộ Y Tế

-      Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên

-      Bộ Năng Lượng Thiên Nhiên, Bảo Vệ Tài Nguyên và Môi Trường.

Điều 3.7.1.10.4: Hai Quốc Vụ Viện đặc trách Quốc Nội và Hải Ngoại sẽ do Tổng Thống chỉ định, có quyền hạn như Bộ Trưởng.  

KHOẢN 3.7.1.11: BỘ TƯ LỆNH CHIẾN LƯỢC TOÀN QUỐC VÀ QUỐC PHÒNG: Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc (BTLCLTQ) và Quốc Phòng có chức năng của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, là đầu não Chính Lược, Chiến Lược, Chiến Thuật và Huấn Luyện của toàn bộ QLVNCH, bao gồm Hải-Lục-Không Quân, là lực lượng chính yếu để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân Việt Nam. Đứng đầu Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc là Tổng Tư Lệnh QLVNCH do Tổng Thống bổ nhiệm, hay kiêm nhiệm tùy theo tình hình thực tế, để tạo sự năng động và hiệu quả. Việc bổ nhiệm hay đảm nhiệm, phải thông qua ý kiến chấp nhận của Thượng Hội Đồng Quốc Gia. Bộ Tổng Tư lệnh Chiến Lược Toàn Quốc còn có nhiệm vụ dẫn đạo và điều động tất cả các Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật địa phuơng. Trong trường hợp đất nước ban hành lệnh báo động vì ngoại xâm, BTLCLTQ sẽ kiêm nhiệm Bộ Quốc Phòng, để điều động các Bộ Tư Lệnh Biên Phòng, bao gồm trên không, dưới nước, trong đất liền, và các khối phòng vệ chiến tranh điện tử và nguyên tử.

KHOẢN 3.7.1.12: CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ: Được thành lập từng Vùng hay từng Làng, do các Đại Biểu Chính Phủ điều hành, tùy theo tình hình và nhu cầu tại địa phương.

Chương 3.8: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) được hình thành với sứ mạng Bảo Quốc - An Dân. Quân Lực này không phục vụ cho bất cứ một cá nhân hay bè nhóm nào. Được điều động bởi Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc.

MỤC 3.8.1: Chính Lược Lệnh của Tổng Thống Đào Minh Quân đề ra để thành lập Quân Lực VNCH với nguyên tắc: Toàn Dân Vi Binh-Toàn Địa Vi Phòng. Động thì vi binh-Tịnh thì vi dân, để tránh tiêu dùng ngân sách nặng nề về nội an, quốc phòng và đồng thời phát huy thêm tiềm năng kiến tạo đất nước. Mọi công dân Đệ III VNCH không bị bắt buộc gia nhập QLVNCH. Tuy nhiên, tất cả công dân Đệ III VNCH, không phân biệt trình độ, khả năng, ngành nghề, giới tính, dù là dân tộc Kinh hay thiểu số, kể cả các công viên chức trong chính quyền, con của quân nhân hay nhân viên công quyền. Kể cả những vị chức sắc tôn giáo, đúng độ tuổi từ mười tám (18) đến bốn mươi lăm (45) tuổi, đều phải có nghĩa vụ quân dịch, phục vụ quốc gia trong hai (2) năm liền. Những công dân không trúng tuyển quân dịch vì sức khỏe, phải làm lính dự bị tại địa phương và được đào tạo một số kỹ năng cơ bản, khi quốc gia cần đến. Hằng tháng, nếu đi học hay làm ăn, đều phải dành ba (3) ngày để được huấn luyện quân sự, tại các trung tâm được ấn định ngay tại nơi cư ngụ của mình. Sau khi tham dự huấn luyện đủ một trăm (100) ngày, sẽ được cấp chứng nhận “Chương Trình Phổ Cập Quốc Phòng”. Không có trường hợp miễn chấp, ngoại trừ đang tùng sự trong Nội Các Chính Phủ, hay thuộc quân số Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc. Nếu vì lý do sức khỏe, được ngưng hay miễn trừ và được cứu xét làm công tác thiện nguyện tại địa phương nơi cư ngụ, thay cho nghĩa vụ quân dịch. Nhưng tình trạng sức khoẻ phải được Hội Đồng Y Tế có thẩm quyền khám nghiệm và xác nhận.

KHOẢN 3.8.1.1: Những Anh Thư hay nữ nhi muốn tình nguyện tham gia QLVNCH đều được chấp thuận. Nhưng vì bản chất cơ thể khác với nam nhi, nên được quyền chọn lựa ngành nghề hay quân binh chủng thích hợp, và được hưởng đặc ân nghĩ dưỡng thai, khi có bầu, sinh nở. Vào những thời kỳ kinh nguyệt được tạm miễn công tác.  

Điều 3.8.1.1.1: Trường hợp tang chay, phúng điếu sẽ được tạm hoãn, nhưng phải bù trừ vào thời gian kế tiếp. Mọi sự huấn luyện quân sự và an ninh chỉ nhằm vào mục đích: Khi đất nước có nguy biến, thì động viên ngay được một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng đánh bại giặc ngoại xâm. Nhưng trong thời bình, thì đẩy mạnh guồng máy sản xuất của quốc gia.

Điều 3.8.1.1.2: Lực lượng này được thiết lập theo danh xưng: Nghĩa Dũng Quân để bảo vệ Tổ Quốc, có nhiệm vụ hỗ trợ Chính Phủ thực hiện và hoàn tất tiến trình Cứu Quốc và Kiến Quốc, với quyết tâm: Lấy Lại Đất Tổ - Không Làm Khổ Dân.

KHOẢN 3.8.1.2: CÁC BỘ CHỈ HUY CHIẾN THUẬT: Các Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật đặt dưới sự điều động của Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc, được thành lập gồm: Đại Biểu Chính Phủ tại khu vực, Chủ Tịch Uỷ Ban An Ninh Hành Chính địa phương, Chiến Đoàn hay Trung Đoàn Trưởng Nghĩa Dũng Quân (tùy theo cấp số), Chủ Tịch khu bộ Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ và Bí Thư Khu Bộ Việt Nam Tân Dân Chủ Đảng. Các Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật địa phương có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho dân chúng, trong khu vực trách nhiệm của mình, huấn luyện chính trị, quân sự địa phương và thi hành các kế hoạch, chỉ thị của Chính Phủ và của Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc ban hành.

Điều 3.8.1.2.1: Ban Tham Mưu Liên Quân Hỗn Hợp: Trực thuộc Bộ Tổng Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc. Được thành lập để điều động các cuộc thao diễn, tập trận, hay hành quân phối hợp với các lực lượng bạn. Sẽ giải tán sau khi hoàn thành công tác.

KHOẢN 3.8.1.3: Bảng cấp số, trang bị của Quân Lực VNCH được chiếu theo quy định trong bản Hiến Ước Lâm Thời do Thủ Tướng CPQGVNLT ban hành ngày 6/9/1994. Nay được áp dụng trong Hiến Pháp Đệ III VNCH.  

MỤC 3.8.2: LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT QUỐC GIA (CSQG)

Cảnh Sát Quốc Gia là Lực Lượng Bảo An Bán Quân Sự của Việt Nam Cộng Hòa, tồn tại từ 1955 đến năm 1975. Đây là một trong những Lực Lượng góp vai trò quan trọng trong công tác phối hợp với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để trị an và giúp đương đầu với cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau khi CS chiếm VN, cũng tạo ra lực lượng cảnh sát. Nhưng lại là một ổ tham nhũng, thối nát. Do đó, trong khi CSVN còn nắm quyền cai trị, đất nước như còn trong tình trạng chiến tranh. Việc bảo quốc, trị an sẽ do BTLCLTQ cùng với các Ban An Ninh Hành Chánh các cấp phối hợp đảm nhiệm. Sau khi bình đình lãnh thổ, CPQGVNLT/Đệ III VNCH sẽ tái thành lập các Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia như thời Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, để đào tạo những sĩ quan và nhân viên công lực có lương tâm và đạo đức để phục vụ cho dân, chứ không phải để cai trị, hống hách, hà hiếp lương dân. Quốc Hội Khóa II sẽ nhận trách nhiệm soạn thảo các Chương-Mục thành lập Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia mặc sắc phục và thường phục.  

MỤC 3.8.3:  UỶ BAN AN NINH, HÀNH CHÁNH CÁC CẤP

KHOẢN 3.8.3.1: Chính Phủ chỉ có một nguyện vọng và ý chí duy nhất để phục vụ toàn dân là: Lấy Lại Đất Tổ-Không Làm Khổ Dân làm mục đích và cứu cánh. Chủ trương và đường lối của Chính Phủ Đệ III VNCH chỉ nhằm vào mục đích đáp ứng nguyện vọng của đa số Quốc Dân, đồng bào Việt Nam. Phải lấy dân làm gốc. Phát huy yếu tố Nhân Hòa làm căn bản để tạo Địa Lợi và Thiên Thời. Triệt để thi hành nguyên tắc Dân Chủ, Đức Trị. Lấy đạo đức làm nền tảng, lấy quyết tâm phục vụ nhân dân làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Dùng đơn vị Làng là đơn vị căn bản, là đơn vị then chốt của xã hội. Do đó, các Uỷ Ban An Ninh Hành Chính từ Làng, Xã, đến Trung Ương, phải thực sự do dân nơi cư ngụ bầu ra, thể hiện đầy đủ tinh thần dân chủ, có khả năng phục vụ quần chúng. Không chuyên quyền, hống hách, sách nhiễu dân, luôn luôn nghiên cứu đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của người địa phương, phù hợp với chính sách của quốc gia. Cơ chế hay cơ quan chính quyền này dù lâm thời, cũng phải hội đủ các nhân sự có uy tín và năng lực, bao gồm các tiêu chuẩn sau đây:

Điều 3.8.3.1.1: Chủ Tịch (các cấp): Được bầu cử phổ thông kín theo tiêu chuẩn:

Điều 3.8.3.1.2: Phải là công dân Đệ III VNCH trên ba mươi (30) tuổi.

Điều 3.8.3.1.3: Tổng cộng thời gian sinh sống hay cư ngụ tại địa phương ít nhất là hai mươi (20) năm, tính đến ngày ứng cử.

Điều 3.8.3.1.4: Có uy tín và được cảm tình tại địa phương nơi cư ngụ.

Điều 3.8.3.1.5: Tác phong và đạo đức theo truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Điều 3.8.3.1.6: Bảy (7) Uỷ viên cấp làng, xã được chỉ định bởi Chủ Tịch theo tiêu chuẩn: Phải là công dân VN trên hai mươi lăm (25) tuổi, tốt nghiệp tiểu học, đã am tường hay phải được huấn luyện để biết sử dụng điện toán và không bị khiếu nại về tác phong, đạo đức trong thời gian chín mươi (90) ngày, sau khi danh sách niêm yết.

Điều 3.8.3.1.7: Uỷ Viên An Ninh cấp Làng, Xã phải hội thêm hai (2) điều kiện: Phải tốt nghiệp khóa đào tạo an ninh căn bản do Ban An Ninh Nội Chính cấp Trung Ương tổ chức và lý lịch do Ban An Ninh Nội Chính Trung Ương duyệt. Ưu tiên các công dân Việt Nam đã tốt nghiệp các khóa huấn luyện quân sự trước năm 1975.

Điều 3.8.3.1.8: Uỷ Viên quân sự cấp làng, xã phải hội thêm điều kiện: Phải tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự, do Ban Quân Sự Quận hay Tỉnh tổ chức. Ưu tiên các công dân Việt Nam đã tốt nghiệp các khóa huấn luyện quân sự trước năm 1975.

Điều 3.8.3.1.9: Uỷ Viên Y Tế cấp làng, xã phải được tốt nghiệp khóa Y Tế căn bản.

Điều 3.8.3.1.10: Uỷ Viên Giáo Dục cấp làng, xã, phải được đào tạo hay có căn bản về giáo dục, huấn luyện, đồng thời phải hội thêm điều kiện tốt nghiệp tối thiểu Trung Học.

Điều 3.8.3.1.11: Uỷ Viên Hành Chính cấp làng, xã, kiêm nhiệm phó Chủ Tịch, phải hội thêm hai (2) điều kiện: Tốt nghiệp Trung Học và khóa hành Chính căn bản. Ưu tiên cho các công dân Việt Nam đã được đào tạo trong các ngành hành chính tài chính hay Học Viện Quốc Gia Hành Chính trước năm 1975.

Điều 3.8.3.1.12: Uỷ Viên Xã Hội cấp làng, xã, phải là người cư ngụ tại địa phương liên tục trên mười (10) năm.

Điều 3.8.3.1.13: Uỷ Viên Kinh Tế cấp làng, xã, phải hội thêm điều kiện tốt nghiệp khóa Chính Trị Kinh Doanh cấp Quận và Tỉnh. Ưu tiên các sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh trước 1975.

Điều 3.8.3.1.14: Riêng các Uỷ Viên cấp quận và tỉnh, phải hội đủ điều kiện như các Uỷ Viên cấp Làng, Xã. Tuy nhiên trình độ học vấn tối thiểu tốt nghiệp Trung Học và được đào tạo thêm các khóa huấn luyện Trung cấp về chuyên môn và lãnh vực trách nhiệm.

Điều 3.8.3.1.15: Các Uỷ viên cấp Vùng và Trung Ương, phải hội đủ các điều kiện như các Uỷ Viên cấp Quận và Tỉnh. Tuy nhiên, phải hội thêm điều kiện có văn hóa đại học và Lệnh bổ nhiệm do Tổng Thống CPQGVNLT/Đệ III VNCH ban hành.

Chương 3.9: Công Dân nước ngoài

MỤC 3.9.1: Xác định người Việt Nam có bản chất đôn hậu, hiếu khách. Việc giao hảo với các dân tộc khác rất được hoan nghênh và tán thành. Chính sách ngoại giao của Đệ III VNCH rất cởi mở, thân thiện và ôn hòa. Tuy nhiên, để giới hạn những thiệt hại cho dân lành và những người lương thiện, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH ấn định:

KHOẢN 3.9.1.1: Công dân ngoại quốc từ các nước tự do theo chế độ Cộng Hòa tại Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Hoa Kỳ có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt của nước đang cư ngụ, được xét miễn visa vào Việt Nam. Nếu không, chỉ được xét cấp một (1) tháng và phải tuân theo qui định của các KHOẢN 3.9.1.4, KHOẢN 3.9.1.5 và KHOẢN 3.9.1.6.

KHOẢN 3.9.1.2: Công dân các nước theo chế độ Cộng Sản hay bị liệt vào thành phần khủng bố, tuyệt đối bị nghiêm cấm, không cấp visa vào Việt Nam.

KHOẢN 3.9.1.3: Công dân các nước theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, chỉ được xét cấp visa du lịch vào Việt Nam tối đa là một (1) tháng. Mỗi tháng đều phải xin gia hạn visa. Nhưng nếu chính quyền Việt Nam phát hiện công dân những nước này vào Việt Nam có hành động bất chính, không tốt, sẽ không bao giờ được cấp visa vào lãnh thổ nước ta.

KHOẢN 3.9.1.4: Các loại visa công tác, hành nghề, hay kinh doanh, đều phải được sự chấp thuận của Bộ Ngoại Giao và giấy phép kinh doanh của chính quyền địa phương cấp, với thời hạn nhất định.

KHOẢN 3.9.1.5: Nếu hoạt động không đúng ngành nghề, hành động sai trái như buôn lậu thuốc, hàng cấm, rửa tiền, vũ khí đạn dược, động vật quý hiếm, sẽ bị  trục xuất và cấm vĩnh viễn nhập cảnh vào Việt Nam.

KHOẢN 3.9.1.6: Nếu bị cấm nhập cảnh, hay bị trục xuất vì bất cứ lý do gì, thì:

Điều 3.9.1.6.1: Tất cả trương MỤC ngân hàng, tài KHOẢN tín dụng, đều bị đóng băng cho đến khi CPQGVNLT/Đệ III VNCH cho phép tháo khoán.

Điều 3.9.1.6.2: Trong thời gian các trương mục ngân hàng, tài khoản tín dụng của người bị cấm nhập cảnh, hay bị trục xuất, Chính quyền có toàn quyền dùng các tài khoản này để trả nợ, hay trả cho các chi phí và tổn hại do đương sự đã gây ra.

Điều 3.9.1.6.3: Tất cả lệnh chi trả, phải do tòa án CPQGVNLT/Đệ III VNCH quyết định.   

Chương 3.10:  Kế Hoạch-Điều Hành

MỤC 3.10.1: THUẾ KHÓA

KHOẢN 3.10.1.1: Đất nước Việt Nam bị họa chiến tranh dai dẳng, nhân dân Việt Nam đại đa số là nhà nông, nhưng giá phân bón qúa cao, lại bị nạn đầu cơ, tích trữ, thu mua ép giá, cho vay nặng lãi, nên đời sống cơ cực lầm than. Do đó, CPQGVNLT/Đệ III VNCH sẽ giúp mua phân bón giá rẻ, kiểm soát thị trường ổn định, nghiêm cấm nạn cai thầu thu mua ép giá. Khi cần vốn, sẽ có ngân hàng nông nghiệp quốc gia cho vay tiền lời thấp, với thủ tục dễ dàng. Nếu mùa màng thất thu, sẽ không phải đóng thuế. Chỉ áp dụng tối đa mười phần trăm (10%) trên tổng số thu hoạch, sau khi khấu trừ các phần tiêu tốn và dựa trên lợi tức bình quân của gia đình. Nếu lợi tức gia đình dưới mức trung bình, sẽ được cứu xét cho hoàn toàn miễn thuế.

KHOẢN 3.10.1.2: Miễn tất cả các sắc thuế khác trong vòng ba (3) năm, kể từ ngày văn bản này được chính thức ban hành, hay một (1) năm, sau khi CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH được quốc tế và quốc dân đồng bào ủng hộ để chính thức công khai hoạt động tại quốc nội.

KHOẢN 3.10.1.3: Các mức thuế đánh trên lương thực, nước uống, thuốc men, dụng cụ y tế, sách vở và dụng cụ cho Học Sinh/Sinh Viên, được hưởng tiêu chuẩn quốc gia, chỉ bị đánh thuế bằng một phần hai (1/2) của những mức thuế khác. Tuy nhiên, tất cả các loại nước ngọt và sinh tố, không được hưởng quy chế này. Riêng mức thuế đánh trên thuốc lá, bia, rượu (tất cả các loại) là cao nhất, có thể gấp nhiều lần mức thuế thông thường.

MỤC 3.10.2: TƯ SẢN VÀ ĐIỀN TRẠCH

KHOẢN 3.10.2.1: TÀI SẢN CÁ NHÂN: Tất cả những tư liệu, tài sản, đất đai của cá nhân đã đăng ký hợp lệ với CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, sẽ trọn vẹn thuộc về sở hữu cá nhân đó. Các tài sản bị CS trưng thâu, tịch thâu, sẽ được hoàn trả cho sở hữu chủ có giấy tờ hợp lệ. Trong trường hợp tài sản bị CS tịch thâu, hay cướp đoạt đem bán cho đệ tam nhân, sẽ tùy từng trường hợp để cứu xét.

KHOẢN 3.10.2.2: ĐẤT ĐAI-RUỘNG VƯỜN: Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân phải được đặc biệt giúp đỡ. Nếu đang trực tiếp khai khẩn, trồng trọt trên miếng đất nào, điều được cấp phát bằng khoán sở hữu chủ để tiếp tục canh tác. Riêng các khoản ruộng, vườn thuộc về phần hương hỏa và thừa tự, sẽ được cứu xét một cách hợp tình, hợp lý.

KHOẢN 3.10.2.3: NÔNG NGHIỆP:

Điều 3.10.2.3.1: Nông dân Việt Nam luôn được Chính Phủ giúp đỡ, ngăn chặn nạn lái buôn ép giá, mua bán ổn định, được hướng dẫn nghiên cứu cách trồng lúa bốn mùa, thay vì hai mùa như hiện nay. Những khi mất mùa hay thu nhập dưới tiêu chuẩn ấn định, thì không phải đóng thuế, mà còn được trợ cấp để gia cư an lạc, ấm no.

Điều 3.10.2.3.2: Được cho vay vốn tiền lời thấp và phụ giúp phương tiện tiêu diệt nạn sâu rầy, giúp mua lúa giống, phân bón giá rẻ, để gặt hái thành công, bảo đảm không có nạn đói trên quê hương, mà còn thặng dư để tồn trữ, hay xuất cảng ra nước ngoài.

MỤC 3.10.3: TRANH TỤNG QUYỀN SỞ HỮU CHỦ

KHOẢN 3.10.3.1: Tất cả những tài sản, ruộng đất, nhà cửa bị CS cướp đoạt hay cưỡng bức chiếm đoạt của dân chúng, sẽ phải được hoàn trả về cho các sở hữu chủ có giấy tờ hay bằng chứng hợp lệ, theo quy định của hiến pháp. Trong trường hợp không có bằng chứng hợp lệ, Chính Phủ sẽ xét xử tùy theo trường hợp. Nhưng ưu tiên cho công dân Đệ III VNCH sẽ được cứu xét trước, rồi đến các Quốc Dân Việt Nam khác.

Điều 3.10.3.1.1: Những đất đai, ruộng vườn, nhà cửa và tài sản do tà quyền CSVN sang đoạt của dân chúng, nhưng đã bán cho đệ tam nhân, sẽ tùy trường hợp để giải quyết một cách công bằng, theo quy định của Hiến Pháp Đệ III VNCH. Đặc biệt, Chính Phủ sẽ cho truy cứu những bằng khoán do CSVN cấp sau ngày 30.04.1975.

Điều 3.10.3.1.2: Tất cả những tài sản cá nhân hay tập thể đã trao đổi, mua bán, hay hợp đồng với CSVN sau ngày 16/2/1991, coi như bất hợp lệ, sẽ được đấu giá sung vào công quỹ để xây dựng và kiến thiết đất nước.

MỤC 3.10.4: KINH TẾ-KINH DOANH-GIAO THÔNG-ĐÊ ĐIỀU

KHOẢN 3.10.4.1: KINH TẾ-KINH DOANH: Nhân viên công chức, công quyền trong nhiệm kỳ, phải tuyệt đối tận tụy, tận tâm, tận lực với CPQGVNLT/Đệ III VNCH tạo một khối đoàn kết gắn bó từ trung ương đến địa phương để phục vụ toàn dân.

Điều 3.10.4.1.1: Tất cả Quân-Cán-Chính trong hệ thống Quốc Hội, quân đội, công chức, công quyền, trong thời gian tại nhiệm, tại ngũ hay còn nhiệm kỳ làm việc, tuyệt đối không được thành lập công ty riêng, kinh doanh cho cá nhân, gia đình, hay liên kết móc nối các công ty trong nước, quốc tế, các thương hội kinh doanh, bè phái bất hảo, thao túng độc quyền, bảo kê các lĩnh vực kinh doanh, thao túng thị trường, dưới mọi hình thức, để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh cá thể, tư nhân, nếu sai phạm sẽ bị đình chỉ công vụ, bị xử theo luật định cao nhất của Đệ III VNCH.

Điều 3.10.4.1.2: Công dân Đệ III VNCH muốn hoạt động kinh doanh, phải có giấy phép và chứng chỉ nghiệp vụ, đúng chuyên môn. Các ngành nghề Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, Chuyên Gia, Chuyên Viên đều phải tốt nghiệp Đại Học. Riêng các công việc liên quan đến sức khỏe của dân chúng, đều phải do Bộ Y Tế và chính quyền địa phương nơi cư ngụ xác nhận. Tất cả việc giao dịch mua bán phải có chứng từ, hóa đơn. Nghiêm cấm khai man thu nhập, luồn lách luật lệ, làm giấy phép đại diện cho cá nhân khác, hay công ty, hoặc tập đoàn kinh doanh để trốn thuế, hoạt động phi pháp, sẽ bị truy tố theo luật pháp Đệ III VNCH hiện hành.

Điều 3.10.4.1.3: Nghiêm cấm tuyệt đối các hình thức kinh doanh số điện toán, xổ số, đánh số đề, cờ bạc trá hình, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, đánh bài trực tuyến, cá độ đá banh, vì sẽ dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm cho dân chúng.

KHOẢN 3.10.4.2: GIAO THÔNG-ĐÊ ĐIỀU-NĂNG LƯỢNG: Muốn cho dân giàu nước mạnh, phải biết tiến hành một cuộc cách mạng kinh tế, chỉnh đốn hành chính, khéo léo ngoại giao và ổn định chính trị. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam hiện như người bệnh nặng mới bình phục, nếu cho thuốc quá liều sẽ gây nguy hiểm. Do đó, phải từng bước, từng bước thực hiện các quy trình toàn diện, nhưng linh động, như: Canh tân phương thức sản xuất, tái bố trí khu vực kinh tế, quân bình cán cân mậu dịch, liên hệ giao dịch  ngoại thương khôn ngoan, cải biến phẩm chất sản phẩm quốc nội... Tất cả chi tiết hay cải cách, sẽ được nêu lên trong những tập tài liệu của Việt Nam Quốc Tế Thương Hội. Trước mắt phải cố gắng thực hiện những phương cách tạm thời sau đây:

Điều 3.10.4.2.1: Nới rộng Quốc lộ số I, ít nhất mười (10) cây số phải có một trạm xăng và nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, có lối đi dành riêng cho Nam-Nữ, cứ năm mươi (50) cây số có trạm xá nghỉ ngơi, có nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và lối đi dành riêng cho Nam-Nữ. Thêm nhiều hương lộ nối liền quốc lộ số I đến tận bờ biển, cao nguyên và các thôn xóm xa xôi, tu bổ đường sắt xuyên Việt Nam-Bắc, thêm các xa lộ và tỉnh lộ đến các thành phố lớn, thêm phương tiện xe chở khách, xe buýt công cộng trong phố thị, gia tăng thêm phương tiện tàu thuyền công cộng và phà qua sông lớn, cho an toàn, bảo vệ môi trường, hạn chế tắc nghẽn giao thông đường bộ và đường thủy, giúp cho việc di chuyển, vận tải làm ăn buôn bán của dân chúng thêm dễ dàng, thuận lợi.

Điều 3.10.4.2.2: Vét thêm kinh đào, dẫn thủy nhập điền, để thêm màu mỡ, tươi thắm đồng bằng sông Cửu Long, là huyết mạch của chúng ta và giúp việc di chuyển ghe thuyền dễ dàng, củng cố đê điều miền Bắc để ngừa lũ lụt. Trồng thêm cây rừng, tạo thêm công viên trong thành phố, ít nhất năm (5) cây số có một (1) công viên và nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, có lối đi dành riêng cho Nam-Nữ. Đặt hệ thống “Hải Vệ” dọc bờ biển để bảo vệ cá con, chiêu giữ cá lớn gần bờ, giúp ngư phủ Việt Nam, dù thiếu phương tiện, vẫn có thể cạnh tranh được với tàu đánh cá nước ngoài, lại tránh nguy hiểm lưới cá ngoài khơi xa.

Điều 3.10.4.2.3: Sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời (Solar) hay dẫn điện đến Nông thôn. Chính Phủ sẽ cứu xét tài trợ nếu người dân muốn lắp đặt hệ thống Solar. Những nơi tập trung đông dân cư phải có đèn đường, cứ hai mươi (20) mét hoặc ba mươi (30) mét một (1) cột đèn. Dân chúng được cung cấp nước uống sạch có khử trùng và Internet đến tận nông thôn. Chính Phủ sẽ giúp cho mỗi nhà phải có một (1) radio hay truyền hình, một (1) cầu tiêu và một (1) điện thoại.

KHOẢN 3.10.4.3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH THÁI:Trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay trên toàn cầu, những thiên tai và thảm họa về môi trường xảy ra rộng khắp, làm ô nhiễm môi trường sinh sống của muôn loài, trong đó có không khí, đất đai, nguồn nước, thực phẩm v.v... mà tác nhân một phần do hoàn cảnh địa lý, nhiệt độ địa cầu gia tăng, cộng thêm sự phá hoại vì vô ý thức, hoặc do cố tình chủ mưu của ác nhân, các nhà đầu tư, hay công ty nước ngoài trục lợi, như trường hợp VN chúng ta. Trung Cộng đã chủ mưu đầu độc môi trường sinh sống của người dân VN trên khắp mọi miền đất nước, mà ảnh hưởng và thiệt hại rất trầm trọng, tạo nên cảnh lầm than, chết chóc đau thương cho biết bao dân Việt và cả tỷ động vật, ngư sản bị tàn phá. Thiệt hại về vật chất và tinh thần đến hàng trăm năm, có nguy cơ diệt chủng cả một dân tộc. Như vụ Formosa, Bauxit Tây Nguyên..., là những bằng chứng. Do đó, Chính Phủ không thể nhân nhượng, sẽ kiên quyết trừng phạt nặng những ai, hay tập thể nào, đã trực tiếp, hay có liên hệ đến âm mưu gây ra thảm họa môi trường sinh sống của dân Việt, bằng bộ luật hình sự riêng biệt, do Quốc Hội Lập Pháp Đệ III VNCH soạn thảo chi tiết. Trong thời gian Chính Phủ Đệ III VNCH nhiệm kỳ đầu tiên do Tổng Thống Đào Minh Quân lãnh đạo, Quốc Hội Khóa I sẽ y cứ vào công pháp quốc tế, tạm đưa ra luật hình sự về tội diệt chủng, chống nhân loại, để thi hành, xét xử những cá nhân, hay tập thể nào có liên can đến các vụ việc phá hoại môi trường, ảnh hưởng đến đất đai, rừng núi, sông biển, cây cối, ngư trường, tôm cá, thủy sản, cầm thú, chim muông..., gây tổn hại đến Nông-Lâm-Ngư nghiệp và đời sống của người dân Việt Nam.

KHOẢN 3.10.4.4: Bảo Vệ Dân Trước Các Làn Sóng Vô Tuyến: Mọi tần sóng trên không gian của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và được tuyệt đối chú ý. Những hệ thống networks (Mobile/Microwave/Satellite networks…) về viễn thông, phải được quản lý trên qui mô lớn vì những tác động từ electromagnetics/fields (điện/sóng từ) có ảnh hưởng rất tai hại đến sức khỏe của con người. Những trụ phát sóng vi ba, vô tuyến (Cột antennas) của hệ thống viễn thông, viễn liên, điện thoại di động, không bao giờ được đặt gần nơi cư ngụ của người dân, mà thường là chỉ đặt ở những khu kỹ nghệ hay núi rừng, đồng trống, nơi mà thời gian người ở gần, không bao giờ quá mười hai (12) giờ trong ngày và phải được nghiên cứu, đo lường độ vi ba, với những rào chắn sóng chung quanh, nơi có những trụ phát sóng.

MỤC 3.10.5: VĂN HÓA-GIÁO DỤC-AN SINH-ĐẦU TƯ-TRUYỀN THÔNG

KHOẢN 3.10.5.1: VĂN HÓA-GIÁO DỤC: Thế hệ cha anh đã hy sinh chịu đựng quá nhiều gian khổ, các thế hệ tương lai của đất nước phải được thăng tiến và hạnh phúc. Những con em Việt Nam trong tương lai, phải đạt được tiêu chuẩn một thân thể cường tráng, cao trên sáu (6) feet, khoảng một mét tám (1m8), nặng trên một trăm tám mươi (180) pounds, khoảng tám mươi (80) ký, trong một khối óc minh mẫn, có kiến thức dồi dào, lòng đạo đức chân chính, có lễ nghĩa trung tín và tình yêu dân tộc thiết tha. Đây là niềm ước vọng của Tổng Thống Đào Minh Quân, và là mục tiêu phải đạt được của CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH và toàn dân Việt Nam.

Điều 3.10.5.1.1: Giáo dục là khởi điểm và chung kết của chính trị. Nhưng do đồng bào miền Bắc sống dưới chế độ Cộng Sản (CS) gần một (1) thế kỷ, và miền Nam phải chung đụng với CS hơn bốn mươi lăm (45) năm, ít nhiều cũng bị nhồi sọ bởi tà thuyết CS tàn độc, vô thần và không có lương tâm. Vì vậy dân chúng bị tha hóa và có thể bị biến chất. Do đó, con người càng ngày sống xa cách nhau, ích kỷ, thù hận, mất đi phần nào nhân tính, chỉ lo hưởng thụ, vì lợi ích cá nhân, mà chà đạp lên các giá trị nhân bản và truyền thống nhân đạo, dũng cảm của tiền nhân. Tuy nhiên, nước ta là "Địa Linh Nhân Kiệt". Người Việt Nam không hề thua kém bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới. Do đó, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH rất chú trọng việc canh tân đất nước, khôi phục giá trị văn hóa truyền thống, cải đổi nhận thức của các thế hệ con em, lấy nền tảng Đạo Lý, truyền thống dân tộc làm căn bản rèn luyện hiền tài, phục hưng nòi giống.  

Điều 3.10.5.1.2: Các di tích Văn Hóa, Lịch Sử, Khoa Học, Nghệ Thuật, phải được bảo trì. Chùa chiền, lăng tẩm, nhà thờ phải được trùng tu. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, ca diễn, múa hát dân tộc, phải được giúp đỡ quảng bá và quảng cáo. Đặc biệt bảo toàn các di tích thuyền nhân, bộ nhân tại các quốc gia láng giềng và di tích bộ đội Việt Nam bị Tàu Cộng xâm lược sát hại, trong âm mưu chiếm đất và thống trị Việt Nam.

Chương 3.11: Tài Trợ Giáo Dục

MỤC 3.11.1: GIÚP ĐỠ MẦM NON, HỌC SINH, SINH VIÊN

KHOẢN 3.11.1.1: TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN rất đặc biệt thương yêu và chú tâm giúp đỡ các thế hệ con em, thanh niên, sinh viên, học sinh, vì họ là rường cột của Nước Nhà, là tương lai của Quốc Gia, phải được ân cần chăm sóc, đào tạo cho nên người hữu dụng, có tấm lòng nhân hậu, trí tuệ minh mẫn và thân thể cường tráng.

Điều 3.11.1.1.1: Thanh niên nam nữ là rường cột, tương lai của nước nhà. Công việc chăm lo, nuôi dưỡng, huấn luyện và đào tạo Học Sinh, Sinh Viên Việt Nam, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, phụ huynh (gia đình) và giáo chức, để giúp đỡ con em chúng ta nên người tài đức, có tấm lòng nhân ái, trí tuệ minh mẫn và thể lực hoàn bị. Nếu du học nước ngoài, được bổ túc chương trình giáo dục bồi dưỡng truyền thống văn hóa và đạo đức dân tộc. 

Điều 3.11.1.1.2: Những em vắng mặt một (1) buổi học, thì nhà trường phải cấp tốc liên lạc với phụ huynh/gia đình, để tìm hiểu nguyên do vắng mặt, vì trường hợp đặc biệt, bị bệnh hay trốn học. Nếu là trốn học, phải tìm ra nguyên nhân và có cách giúp đỡ kịp thời. Nhà trường phải có trách nhiệm thường xuyên liên lạc, thông báo ngay tức khắc cho phụ huynh/gia đình biết những vi phạm kỷ luật của học sinh.

Điều 3.11.1.1.3: Nạn mù chữ phải bị tiêu diệt, mọi công dân trên mười tám (18) tuổi đều được khuyến khích và giúp đỡ để hoàn tất trình độ Trung Học Phổ Thông hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp được nhà trường công nhận là học sinh xuất sắc, nhưng không đủ tài chánh để tiếp tục học hành bậc đại học, sẽ được Chính Phủ chiếu cố, nâng đỡ.

Điều 3.11.1.1.4: Các học sinh xuất sắc đã học xong Trung Học, muốn tiếp tục học lên Đại Học, mà Bộ An Sinh Xã Hội và chính quyền địa phương chứng nhận gia cảnh khó khăn, thu nhập dưới mức ấn định, sẽ được tiếp tục trợ cấp đến hai mươi lăm (25) tuổi. Đối với những học sinh thi đậu Trung Học (Tú Tài) có số điểm tối ưu, sẽ được Chính Phủ trợ cấp học bổng toàn phần để học xong chương trình Đại Học bốn (4) năm. Sau khi ra trường bốn (4) năm với số điểm tối ưu, sẽ được Chính Phủ tiếp tục cấp học bổng toàn phần, để theo học chương trình Cao Học và Tiến Sĩ.   

Điều 3.11.1.1.5: Những gia đình đông con, có trên bốn (4) người con, được Bộ An Sinh Xã Hội và chính quyền địa phương xác nhận có thu nhập thấp, sẽ được cứu xét nhận thêm phần trợ cấp một năm hai (2) lần, cho mỗi người con về khoản tiền quần áo, giày dép và sách vở.

KHOẢN 3.11.1.2: TÀI TRỢ GIỚI HẠN:

Điều 3.11.1.2.1: Học Sinh không đạt được điểm tối ưu, nhưng đủ điểm đậu, muốn học tiếp Đại Học, cũng được Chính Phủ xem xét giúp đỡ tạo điều kiện, bằng cách cho phụ huynh/gia đình các em được mượn tiền không tính lãi, để các em cũng có cơ hội tiếp tục học vấn bậc đại học.

Điều 3.11.1.2.2: Khi lên Đại Học, nếu phải bỏ dở việc học vì lý do sức khoẻ, các khoản nợ học vấn, sẽ được cứu xét giảm nợ, hay gia hạn thời gian hoàn trả. 

Điều 3.11.1.2.3: Sinh viên sau khi học xong chương trình Đại Học bốn (4) năm. Lúc ra trường không đạt được điểm tối ưu, nhưng đủ điểm đậu và nhà trường xác nhận có hạnh kiểm tốt, muốn học lên Cao Học hay chương trình Tiến Sĩ (Doctor Degree), được Bộ An Sinh Xã Hội và chính quyền địa phương chứng nhận gia cảnh khó khăn, thu nhập thấp, sẽ được Chính Phủ cho mượn tiền (không tính lãi). Sau khi ra trường, có công ăn việc làm, phải hoàn trả cho Chính Phủ hằng tháng, tùy theo mức độ thu nhập (hoặc trả một lần).

Điều 3.11.1.2.4: Tất cả những trợ cấp hàng năm đều được kiểm tra lại, dựa trên hạnh kiểm, trình độ học vấn phải trên trung bình. Trong chương trình TÀI TRỢ GIỚI HẠN, thì mức thu nhập của gia đình phải còn tiêu chuẩn thấp, mới được trợ cấp tiếp tục.

KHOẢN 3.11.1.3: TINH THẦN VÀ KHUNG CẢNH HỌC ĐƯỜNG

Điều 3.11.1.3.1: Học đường là nơi đào tạo nhân tài cho quốc gia, phải luôn duy trì tinh thần hiếu học, biết tôn sư, trọng đạo của truyền thống Việt Nam. Khung cảnh phải tươi mát, nơi chốn phải an toàn, khang trang và sạch sẽ. Các Giáo Viên, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và đại học đều phải được huấn luyện ĐẶC BIỆT nghiêm khắc. Phải có đạo đức, tác phong, nhân cách xứng đáng. Các thầy cô và giáo sư phải rèn luyện tâm tính thật nhã nhặn, xứng đáng là những người Trí Thức. Khi đứng lớp giảng dạy cho học sinh/sinh viên các cấp, phải đặt mình như cha mẹ, đem tình yêu thương, dạy dỗ, giáo dục, con em. Phải cố gắng trau dồi trí tuệ, đạo đức, tận tình giúp đỡ cho các học sinh/sinh viên nhận thấy điều hay, lẽ phải, nhận thức rõ ràng những sai phạm và nhìn thấu sự dối trá, gian xảo. Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi đối xử phân biệt, dâm ô, mua bán bằng cấp, ẩu đả, bạo hành trong học đường.

Điều 3.11.1.3.2: Thầy cô, giáo sư, giáo viên trong ngành giáo dục, phải tận tâm dạy dỗ, giáo dục học sinh bằng tâm huyết trong giáo dục học đường. Tuyệt đối nghiêm cấm giáo chức không được dạy học thêm ngoài giờ. Có thể dạy kèm thêm cho học trò của mình. Nhưng là thiện nguyện và hoàn toàn miễn phí.

Điều 3.11.1.3.3: Chương trình giáo dục nên soạn thảo dựa theo các sách giáo khoa trước năm 1975, nhằm ôn lại căn bản văn hóa, giáo dục, lịch sử của dân tộc Việt Nam, đào tạo lòng yêu nước, thương người, cho mầm non tương lai, là rường cột của quốc gia sau này. Sách giáo khoa sau năm 1975 đã bị CSVN lũng đoạn, có tính cách tuyên truyền, hướng dẫn sai lệch lịch sử, không đúng sự thật, nên phải hủy bỏ, tuyệt đối cấm sao chép, sử dụng.

Điều 3.11.1.3.4: Học sinh Cấp 1, Cấp 2 và Cấp 3 đựợc học bán trú một (1) buổi, tùy theo lớp buổi sáng hay buổi chiều, để các cháu học hành; còn một buổi các cháu sẽ học bài, làm bài và được vui chơi sinh hoạt có sự kiểm soát của thầy cô, giúp cha mẹ an tâm làm việc.  

KHOẢN 3.11.1.4: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO:

Điều 3.11.1.4.1: Chương trình giáo dục, đào tạo cần giảng dạy chương trình Trang Sử Mới. Các học sinh/sinh viên từ mẫu giáo đến đại học, phải học lịch sử của Dân Tộc Việt Nam và Tiểu Sử Của Tổng Thống ĐÀO MINH QUÂN. Thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam cần được giảng giải lưu truyền. Văn chương truyền khẩu Việt Nam như ca dao, tục ngữ, thành ngữ và các tác phẩm Văn Học, Thi Ca, Thơ Phú liên quan đến giai đoạn lịch sử hình thành nền Đệ III VNNCH, cũng được giảng dạy, để các thế hệ mai sau phải luôn ghi nhớ Công Ơn Cha Ông, qua hơn bốn ngàn năm văn hiến, luôn phấn đấu, duy trì nòi giống lạc hồng bất khuất, anh dũng, can trường, mãi mãi trường tồn.

Điều 3.11.1.4.2: Riêng các trường dạy ngành nghề, phải lấy lương tâm làm căn bản. Tay nghề phải thuần thục mới được cấp bằng tốt nghiệp. Tránh tình trạng đã ra trường còn thực tập. Ngành Nghề nào cũng phải học đạo đức là nền tảng, để cùng chung tâm huyết xây dựng lại nước nhà tươi đẹp, bền vững.

Điều 3.11.1.4.3: Các Giáo Viên/Giáo Sư Việt Nam, tại nội địa hay du học, kể cả người ngoại quốc.  Khi được bổ nhiệm về Việt Nam giảng dạy, thì cũng phải được huấn luyện ĐẶC BIỆT cách hòa nhập văn hóa, đạo đức, lễ độ của dân tộc Việt Nam.

Điều 3.11.1.4.4: Ngành Giáo Dục được Tổng Thống và Chính Phủ Đệ Tam VNCH rất tôn trọng, đề cao. Quốc Hội Lập Pháp có nhiệm vụ lập riêng BỘ LUẬT HÌNH SỰ để xử phạt nghiêm minh những trường hợp cậy thế, cậy quyền, mua bán bằng cấp, dâm ô, xâm phạm tình dục, phân biệt giai cấp và nghiêm cấm học sinh bạo hành lẫn nhau. Nếu vi phạm, phải có biện pháp thích đáng.

Chương 3.12:  Chương Trình Y Tế và An Dưỡng

MỤC 3.12.1: TRỢ GIÚP Y TẾ

KHOẢN 3.12.1.1: Các chương trình y tế hoàn toàn miễn phí. Ngành Y Tế, bác sĩ, y tá, điều dưỡng, đều phải nằm lòng phương châm do TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN đề ra là: COI DÂN NHƯ CON, ĐỐI XỬ VỚI DÂN NHƯ CHA MẸ, hầu có được lòng khiêm tốn, nhỏ nhẹ, ân cần với bệnh nhân. Luôn tận tâm chăm sóc, chữa trị người bệnh bằng lương tâm và trái tim nhân ái cứu người. Thai nhi phải được bảo vệ và nuôi dưỡng lành mạnh.

Điều 3.12.1.1.1: Sản phụ phải được chăm sóc đầy đủ, hoàn toàn nghỉ ngơi trước và sau khi sinh. Hoàn cảnh đơn chiếc hay túng thiếu, sẽ được hưởng chương trình trợ cấp hộ sản. Những người có bệnh nan y, hay tật nguyền bẩm sinh, phải được chăm sóc đặc biệt. Nếu có nguyện vọng riêng hợp tình, hợp lý, Chính phủ sẽ cố gắng giúp đỡ, hoàn thành. Các trường hợp cấy, cấu tạo thai nhi, theo khoa học không được chấp thuận. Tuy nhiên, những gia đình không có con, có thể xin đặc ân để được cứu xét tùy theo từng trường hợp. Các trường hợp thụ thai ngoài ý muốn, phải được thăm nom an ủi và cảm thông. Nếu muốn sinh đẻ, cũng được giúp đỡ chăm lo tận tình, nhất là mặt tâm lý.   

Điều 3.12.1.1.2: Như chỉ đạo của Tổng Thống Đào Minh Quân đã  đề ra: CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH là một Chính Phủ được thành lập để phục vụ cho dân, chứ không phải để cai trị dân. Xét vì sau khi CSVN chiếm trọn Việt Nam, đã cai trị bằng đường lối bạo hành, coi dân là KẺ THÙ TIỀM ẨN, dùng công an sắt máu để khủng bố, sát hại, cướp bóc tài sản của dân chúng. Do đó, đại đa số người dân, nhất là những người đã làm việc trong chế độ VNCH bị đối xử phân biệt, bị đàn áp, bị CS cướp trắng tay, phải sống lây lắt bên vệ đường. Thậm chí phải chui vào nghĩa địa kiếm chỗ dung thân. Con cái của họ không có mái nhà, phải bới những đống rác để tìm thức ăn, áo quần không có, ăn uống không đủ, làm gì được học hành tới nơi, tới chốn. Những người dân vô tội, đáng thương, không tiền của, không có mái nhà che thân này, đương nhiên được CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH bảo bọc, đền bù. Họ sẽ được ưu tiên cứu xét trở thành Công Dân Đệ III VNCH, không cần phải qua khảo hạch, thi cử thông thường. Và để trả lại công bình cho những người bị mất nhà sau 30.04.1975, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH sẽ giúp đỡ bằng cách dùng một phần tài sản phi pháp của những tên gian tham, đầu sỏ CSVN đã bị Chính Phủ tịch thu, để cấp phát cho họ một mái gia đình êm ấm, con cháu được tươm tất, đàng hoàng cắp sách đến trường như những trẻ em khác.

MỤC 3.12.2: TRỢ GIÚP NGƯỜI CAO NIÊN VÀ THƯƠNG PHẾ BINH

KHOẢN 3.12.2.1: Những cụ già trên 70 tuổi, không có thân nhân chăm sóc, sẽ được hưởng chương trình chăm sóc người cao niên. Trong trường hợp đã tham gia CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH liên tục, hơn ba (3) năm, được hưởng thêm chương trình trợ cấp an lão cho đến khi qua đời. Nếu sức khỏe còn tốt, muốn phục vụ Tổ Quốc, sẽ được cứu xét.

KHOẢN 3.12.2.2: Các Thương Phế Binh bất luận thuộc thành phần Bắc hay Nam, CS hay quốc gia, nếu đơn chiếc không có thân nhân chăm sóc, hay không đủ khả năng tự chăm sóc, đều được chính phủ cho hưởng trợ cấp an sinh. Sau khi phục hồi, nếu ước muốn làm việc, sẽ được ưu tiên tham gia các chương trình huấn nghệ bổ túc, với sự nâng đỡ hợp tác của các cơ quan thiện nguyện nội địa hay ngoại quốc.

Điều 3.12.2.2.1: Tuy nhiên, đối với bất cứ thành phần cán binh, bộ đội, đảng viên CSVN, kể cả dân sự, đã mạ lỵ, chống phá CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, hoặc đã hống hách, tiếp tay chế độ CS phản quốc, bán nước, sang đoạt tài nguyên quốc gia, hay cướp của, giết người, hãm hiếp phụ nữ, mua bán ma túy, thâm lạm công quỹ, chiếm cứ đất đai, phạm tội ác với đồng bào, thì không được Chính Phủ chăm sóc, giúp đỡ khi già yếu, bệnh hoạn, mà trái lại còn có thể bị truy tố hình sự (điều này sẽ được quy định chi tiết trong Bộ Luật Hình Sự).

Điều 3.12.2.2.2: Những nhà ái quốc, những chiến sĩ của dân tộc, của các tôn giáo, từng bị tra tấn, đánh đập, tù đày, sức khỏe tất nhiên suy giảm, dù có tiếp tục phục vụ hay không, đều được chính phủ ghi ơn và hưởng tiêu chuẩn đãi ngộ.

MỤC 3.12.3: TRỢ CẤP XÃ HỘI-SẢN PHỤ VÀ TRẺ EM, NHI ĐỒNG

Đất nước bị họa chiến tranh dai dẳng, muốn trở nên phú cường, toàn dân phải nhiệt tình cùng nhau đóng góp công sức. Nhưng không vì thế mà bạc đãi những người thiếu khả năng, không có khả năng, giảm khả năng làm việc, hay đến tuổi về hưu. Họ phải được bảo đảm trong những chuỗi ngày còn lại, được hưởng sự an tâm, thoải mái. Chế độ an sinh phải tế nhị, công bằng và nhân đạo. CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH kỳ vọng những chính phủ chuyển tiếp, hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng chế độ an sinh cho dân chúng. Không nhất thiết phải theo cách của Âu Mỹ, nhưng cần hợp với dân tình, hoàn cảnh nước ta, trong một câu đơn giản là: “Của cho không bằng cách cho“ vậy. CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH rất mong ước hoàn thành và xây dựng cho mỗi gia đình một mái ấm. Dù ở thành thị hay thôn quê, điện và điện thoại phải được đưa đến tận nhà. Nước uống và cầu tiêu phải hợp vệ sinh. Nhà tù phải dần được thay thế bằng trường học, chùa chiền, nhà thờ hay công viên. Các trường hợp thụ thai ngoài ý muốn, muốn nuôi dưỡng hay phá thai, đều được Chính Phủ cẩn thận xem xét, giúp đỡ từng trường hợp một cách tận tình, nhân ái. Những trẻ mồ côi, không ai thừa nhận, hay lỡ sinh ra mà không muốn nuôi dưỡng, sẽ được Chính Phủ bảo bọc, nhận làm “Dưỡng Tử Quốc Gia” để chăm sóc. Các con em khuyết tật vì bẩm sinh, bị đui mù, câm, điếc, tứ chi không đầy đủ, vì tai nạn, hay dị tật, đều được Chính Phủ bảo bọc trong tình yêu thương.

KHOẢN 3.12.3.1: Để bảo vệ người mẹ và nuôi dưỡng tốt cho con cháu Đệ III VNCH, Chính Phủ sẽ thành lập Trung Tâm Bà Mẹ và Trẻ Sơ Sinh (“Early Childhood Center”). Nơi đây lúc nào cũng có ít nhất là một (1) cô y tá chuyên về chăm sóc/hướng dẫn Mẹ và Em bé (cân, đo, khám xét v.v...) mỗi tuần hoặc vài tuần theo tình trạng em bé từ 0-2 tuổi. Đặc biệt giúp đỡ hơn cho người Mẹ và trẻ em từ 0-12 tháng. Tổ chức những buổi họp mặt để những bà mẹ làm bạn và giúp đỡ nhau. Những người Mẹ trẻ từ không biết gì sẽ trở thành những người Mẹ hiểu rõ về mọi việc trong những ngày đầu làm mẹ, cho nên dù không có người Mẹ hay thành viên trong gia đình hướng dẫn, người Mẹ mới này sẽ có đủ hướng dẫn thông tin và tự tin về mọi phương diện, để tự chăm sóc cho bản thân mình và con mình chu đáo.

Điều 3.12.3.1.1:Chính Phủ cũng sẽ thành lậptrung tâm tập cho trẻ sơ sinh ngủ(“Early Childhood Sleeping Center”) giống như một căn nhà lớn bình thường để tạo khung cảnh gia đình với có nhiều phòng ngủ và có một vài y tá/chuyên viên túc trực để chỉ cách thức cho em bé ngủ, dạy cho cách thức giữ cho em có một lịch trình (routine) và người mẹ còn được huấn luyện, học về tâm lý, gút mắc của trẻ em trong độ tuổi từ 0-2 tuổi, biết chọn những loại sữa tốt, thích hợp và sẵn sàng giúp kiểm tra những vấn đề của em bé như ngủ không yên giấc, khóc liên tục v.v… Giúp làm cho em bé ngủ yên và chỉ cho người mẹ về tâm lý, phương cách để khống chế nội tâm, không bị mắc phải những chứng bệnh trầm cảm, lo lắng sau khi sinh.

MỤC 3.12.4: THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG: Chính phủ Đệ III VNCH sẽ xây dựng một trang mạng (website) công nghệ thông minh của quốc gia để giáo dục, cập nhật hóa tin tức các lĩnh vực Văn Hóa - Kinh Tế - Chính Trị - Xã Hội – Khoa Học với thông tin minh bạch, giúp cho mọi công dân trong nước hiểu rõ chính sách quản lý, quản trị, cơ chế điều hành, cũng tạo cơ hội cho người Việt tại hải ngoại đóng góp trí lực, tài lực, vật lực và mời gọi các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đến Việt Nam đầu tư. 

MỤC 3.12.5:GIAO THÔNG-AN NINH TRẬT TỰ PHỐ THỊ: Thủ đô, thành thị, thị tứ, thị trấn, đường lộ, khu phố, phải luôn sạch sẽ, mỹ quan, đẹp, thoáng mát, phải buôn bán kinh doanh đúng vị trí. Nghiêm cấm tụ tập, lấn chiếm đường lộ, xa lộ, cầu đường, để buôn bán nhỏ lẻ, làm tắc nghẽn giao thông, tạo nguy hiểm cho khách bộ hành và trở ngại giao thông.

MỤC 3.12.6: CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG: Miền Nam Việt Nam Thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, được Hoa Kỳ hỗ trợ về kinh tế, tài chính để phát triển và được viện trợ vũ khí để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống và tiêu diệt CS. Nhưng sau khi hiệp định Paris 1973 ký kết, Hoa Kỳ cắt viện trợ, rút quân về nước, chính quyền Đệ Nhị bị giảm sức mạnh quân sự, chi phí an ninh, quốc phòng thiếu hụt, nên tập đoàn CS thừa cơ hội tấn công, tàn sát, chiếm đoạt miền Nam. Từ đó, biên giới Lạng Sơn từ từ bỏ ngỏ để Tàu Cộng tha hồ tràn vào nước ta.  

KHOẢN 3.12.6.1: Để bảo vệ Tổ Quốc, Chính quyền Đệ III VNCH cần kiểm soát biên giới thật chặt chẽ. Nếu cần phải đóng lại biên giới phía Bắc, trong khi bàn giao chính quyền. Phải cố gắng tạo ra nhiều phương thức ngoại giao, hợp tác với nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự, để có thể tự lực cánh sinh, sản xuất quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược. Sẽ tăng cường, hiện đại hóa Quốc Phòng, mua thêm vũ khí tối tân, hiện đại, chuyên dùng cho bộ binh, không quân, hải quân. Nếu có xảy ra chiến tranh, sẽ luôn ở thế chủ động, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, không bị thụ động, lệ thuộc vào đồng minh, không cho một quốc gia nào chi phối, hiếp đáp nước ta.

Điều 3.12.6.1.1: Tuyệt đối cấm tất cả những vị tu hành, quân nhân và nhân viên công quyền, đang tại chức, hay đã giải ngũ, kể cả các Đại Biểu, Nghị Sĩ, còn trong nhiệm kỳ hay đã hết nhiệm kỳ, không được chia phe phái, lập nhóm, làm gián điệp, tình báo, tiết lộ thông tin mật, trao đổi, bán tài liệu, tin tức cho phe địch, hoặc các đảng phái đối lập, hay tổ chức chính trị ngầm trong nước và quốc tế. Nếu vi phạm sẽ bị xử theo luật định.

MỤC 3.12.7: ĐẦU TƯ-KINH DOANH: Chính Phủ luôn nhiệt tình, hỗ trợ giúp đỡ về pháp lý, luật kinh doanh, đầu tư, thuế khóa, cho các cá nhân kinh doanh, hay công ty, tập đoàn, tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, những công ty, tập đoàn, kinh doanh ở Việt Nam, phải đào tạo nhân lực, cung ứng việc làm cho người Việt với hợp đồng, quy chế làm việc rõ ràng, hợp lý. Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền nghỉ bệnh, nghỉ phép, bảo hiểm, phải công bố cho công nhân, thợ thuyền minh bạch. Tất cả tai nạn hay thiệt hại trong khi làm việc tại các hãng xưởng phải được đền bù thỏa đáng. Những thiết bị máy móc, công nghệ của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, hãng xưởng phải tiên tiến, hiện đại theo tiêu chí, tiêu chuẩn hiện đại của Việt Nam và quốc tế.

KHOẢN 3.12.7.1:Những kế hoạch, chương trình này được đề ra, nhưng thành tựu hay không là do ý chí và lòng quyết tâm của chúng ta. Nhưng chắc chắn đây là niềm ao ước chân thành và sự cố gắng cải thiện, hướng thượng của Chính Phủ. Nếu mỗi người dân cùng góp một cánh tay, một con tim, một khối óc, thì chúng ta sẽ từng bước hoàn tất, khôi phục được sơn hà, đi lên phú cường, hạnh phúc, vinh quang. Muốn được vậy, người lãnh đạo phải thực sự có tài kinh bang tế thế, và quan trọng hơn hết là tấm lòng đạo đức hy sinh, biết thương dân, yêu nước. Câu trả lời sẽ do gần một trăm (100) triệu đồng bào Việt Nam quyết định. Tương lai của đất nước phải do chính chúng ta quyết định, đừng chờ đợi và cũng đừng trông đợi ở ngoại nhân. Nếu có sự hợp tác với nước ngoài, chắc chắn phải dựa trên nguyên tắc hai bên đều có lợi nhuận. Vì vậy, tư cách pháp nhân, dù là chủ hay thợ thuyền, đều phải được tôn trọng và bình đẳng trước pháp luật.

PHẦN 4: PHỤ KHOẢN

Chương 4.1: Khiển Dụng, Lưu Dụng và Tín Dụng

MỤC 4.1.1: THAM GIA CHÍNH PHỦ  

KHOẢN 4.1.1.1: Đất nước luôn cần hiền tài, với chính sách khoan hồng nhân đạo: Việt Cộng, Nếu Bỏ Cộng còn Việt, Người Việt Với Người Việt Không Thù Oán Chém Giết Lẫn Nhau, và chủ trương: Quyền Lợi Của Dân Tộc Việt Nam Là Tối Thượng. Do đó, mọi công dân Việt Nam từ mười tám (18) đến sáu mươi lăm (65) tuổi, không phân biệt sắc tộc, chính kiến, trình độ, đều có Nghĩa vụ, Bổn Phận và Quyền tham gia vào các chức vụ trong CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH hay gia nhập QLVNCH và Ban An Ninh Hành Chánh các cấp, từ làng, xã đến Trung Ương, theo quy định của Hiến Pháp. Tuy nhiên, phải xác định lập trường quốc gia dân tộc một cách dứt khoát, bằng cách ký đạp mặt tên Việt gian Hồ Chí Minh. Không có trường hợp ngoại lệ.

KHOẢN 4.1.1.2: Tất cả công dân Việt Nam trên hạn tuổi ấn định, nhưng còn muốn tham gia vào các cơ chế trong Chính Phủ, phải được bộ Y Tế hay cơ quan Y Tế có thẩm quyền chuẩn y sức khỏe.

KHOẢN 4.1.1.3: Trong giai đoạn sơ khởi, các viên chức, thành viên trong CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH được tạm thời bổ nhiệm theo nhu cầu. Sau khi bình định được lãnh thổ, thành viên trong các Ban An Ninh Hành Chính từ cấp Làng, Xã cho đến Trung Ương, được khuyến khích hoàn tất trình độ học vấn tối thiểu Trung Học và ngành nghề chuyên nghiệp, theo đòi hỏi của chức năng. Những thành viên đã kiên trì, liên tục hoạt động giúp dân, cứu nước cùng với CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH hơn ba (3) năm, không phạm kỷ luật, chuyên cần theo học tại căn cứ, hay trong phòng FCC (Free Conference Call) năm trăm (500) giờ, hoặc Livestream giải thích về Tiểu Sử Tổng Thống và đường lối của CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH trên ba trăm giờ (300), sẽ được tính tương đương là trình độ học vấn Cán Sự Xã Hội, Đại Học Cộng Đồng.

MỤC 4.1.2: NGHĨA VỤ CHUNG

KHOẢN 4.1.2.1: “Quốc gia hưng vong-Thất phu hữu trách”. Nhưng nếu chúng ta chưa thống nhất lãnh đạo, không tập trung sức mạnh đoàn kết, hợp lực cùng CPQGVNLT/Đệ III VNCH, mà lại đấu tranh từng đoàn, nhóm riêng rẽ, thì con đường quang phục quê hương sẽ còn xa. Mà càng chờ lâu thì CSVN càng cướp đọat, hay chia chác với ngoại bang, khiến tài nguyên của đất nước càng thất thoát thêm nhiều. CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH tha thiết mời gọi tất cả qúi vị nhân sĩ, hiền tài, các thanh niên nam nữ yêu nước, các Quân-Dân-Cán-Chính còn tha thiết với tiền đồ đất nước, hãy dẹp bỏ tỵ hiềm, cùng nhau tham gia hoàn thành sứ mạng cứu quốc và xây dựng lại quê hương.

KHOẢN 4.1.2.2: CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH là Chính Phủ của dân, vì dân, và thương yêu lo cho dân. Được hình thành bằng tự giác và tự phát, dùng Đức Trị làm tâm điểm phát huy cuộc cách mạng Tân Dân Chủ, phục hưng Việt Đạo, quyết tâm Lấy Lại Đất Tổ - Không Làm Khổ Dân. Vì muốn Độc Lập, Tự Chủ, nên phải tự túc tài chính, chưa thể ấn định lương bổng hay quy chế tài chánh cho các viên chức trong Chính Phủ. Mọi thành viên tham gia đều vì lòng yêu nước chân chính, vì sự tự nguyện dấn thân hy sinh cao độ, không đòi hỏi bất kỳ một đặc ân hay quyền lợi nào. Từ ngày thành lập, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH không hề quyên góp của dân chúng, mọi chi phí điều hành do lòng tự nguyện hiến dâng của Tổng Thống và những thành viên trong nội các. Nay sự phát triển thêm quy mô, đã hình thành thêm nhiều cơ cấu, mức chi dùng vượt hơn dự trù. Nhưng may mắn nhận được sự hiến dâng của những nhà Ái Quốc tìm ra kho tàng và hợp đồng khai thác dầu khí. Xin phép toàn dân được sử dụng mười phần trăm (10%) trên tổng số để đầu tư, dùng chi tiêu trong việc điều hành. Toàn Dân KHÔNG CẦN PHẢI ĐÓNG BẤT KỲ KHOẢN THUẾ cho Chính Phủ về kinh phí điều hành này.

KHOẢN 4.1.2.3: Những yếu tố được cứu xét khi luận về một tội phạm và đối xử với tội gây hại cho dân nước bằng vu khống, phỉ báng và mạ lỵ:

Điều 4.1.2.3.1: Những yếu tố và bằng chứng sau đây sẽ được cứu xét khi luận về một tội phạm, có thể đưa đến kết luận về hình thức đối xử là: Động năng, sự toan tính, sự sửa soạn hay chuẩn bị, hành động, kết quả và hậu quả.

KHOẢN 4.1.2.4: ĐIỀU TRA TỘI PHẠM:

Điều 4.1.2.4.1: Động năng: Ganh ghét, giận dữ, báo thù, muốn cướp đoạt, không cần biết đến những tai hại gây ra cho cá nhân; tập thể; quốc gia dân tộc.

Điều 4.1.2.4.2: Sự toan tính: Mưu đồ thâm hiểm độc ác, nếu mục đích của hành động là để làm tổn hại thì sự toan tính càng kỹ lưỡng càng sâu xa thì tội càng nặng.

Điều 4.1.2.4.3: Sự tổ chức: Chuẩn bị các phương tiện để thi hành mưu kế, kết hợp đồng loã, chuẩn bị phương tiện, vũ khí, liên lạc bày trận, một tội ác làm do một (1) người, thì không bằng tổ chức nhiều người, hay cả một băng đảng v.v... Nếu dự tính nói xấu một cá nhân, một thành viên khác, tội nhẹ hơn nói xấu cả Chính Phủ.

KHOẢN 4.1.2.5: HÀNH ĐỘNG GÂY TỘI PHẠM:

Điều 4.1.2.5.1: Phương tiện sử dụng để thực hiện ý đồ hay tội phạm.

Điều 4.1.2.5.2: Ngôn từ và hình ảnh: Truyền miệng, truyền đơn, báo chí, truyền thanh, truyền hình, hay các mạng lưới điện toán Internet, Youtube, Facebook, Messenger...

Điều 4.1.2.5.3: Các loại vũ khí: Chất độc, súng, lựu đạn, mìn để gây sự kiện rồi vu khống, như CSVN tự dàn dựng ra ở phi trường Tân Sơn Nhứt, rồi vu khống CPQGVNLT là khủng bố.

Điều 4.1.2.5.4: Đối tượng: Một hoặc một số thành viên Chính Phủ và Chính Phủ.

Điều 4.1.2.5.5: Những lời nói xấu sai sự thật có thể ảnh hưởng tai hại gián tiếp đến cá nhân khác, hoặc toàn thể chính phủ và có khi cả quốc gia.

KHOẢN 4.1.2.6: TỔN HẠI CĂN BẢN:

Điều 4.1.2.6.1: Tổn hại vật chất, cơ thể, tinh thần, sự yên tâm, sự đoàn kết, tình cảm, gây sự nghĩ xấu, không có thật, làm gia tăng sự nghĩ xấu về đối tượng, bị tổn hại cá nhân, tập thể, thành viên Chính Phủ, Chính Phủ, Tổng Thống, Quốc Gia Dân Tộc. 

Điều 4.1.2.6.2: Những tổn hại là gây sự hiểu lầm do sự phao truyền tin tức thất thiệt, sự nói xấu gây nên như: Sự chia rẽ, thù hận, sự hiểu xấu do hiểu sai sự thật hay tạo ra sự bất hợp tác trong những việc làm tốt, hay trong công cuộc giúp dân cứu nước

KHOẢN 4.1.2.7: NHỮNG KẾT QỦA TAI HẠI CÓ THỂ XẢY RA:

Điều 4.1.2.7.1: Giữa dân chúng với những người có tinh thần yêu nước, muốn hợp tác với Chính Phủ để tiêu diệt CS, và làm những điều tốt lành cho đất nước. 

Điều 4.1.2.7.2: Giữa dân chúng với thành viên của Chính Phủ 

Điều 4.1.2.7.3: Giữa dân chúng với Chính Phủ.

Điều 4.1.2.7.4: Giữa những thành viên của Chính Phủ.

KHOẢN 4.1.2.8: TỔN HẠI HÌNH SỰ:

Điều 4.1.2.8.1: Tổn hại được xét là Hình Sự khi những loại tổn hại kể trên sẽ làm lợi cho CS, gia tăng sự nguy hiểm mất nước, kéo dài sự thống trị; sự trù dập của CS trên đất nước, kéo dài sự đau khổ lầm than của dân tộc, kéo dài sự chờ đợi để lấy lại và canh tân đất nước, hoặc gây tai hại hay ảnh hưởng xấu đến việc giúp dân; cứu nước.

Điều 4.1.2.8.2: Tổn hại càng nghiêm trọng hơn, nếu đối tượng bị hại có tính cách quan trọng, nhiệm vụ quan trọng, trong việc giúp dân, cứu nước, giải thể tà quyền CS, đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Mức độ trầm trọng tùy thuộc vào độ cao của chức vụ, độ lớn của trách vụ; mức thâm niên công vụ; độ lớn của công trạng đối với đất nước.

KHOẢN 4.1.2.9: ĐỐI XỬ:

Điều 4.1.2.9.1: Dựa vào ý thức, yếu tố, nguyên do cấu thành tội phạm, bao gồm do những động năng xấu, những sự toan tính, sự tổ chức và những hành động dùng các phương tiện, như vũ khí, hay truyền thông, nhắm vào những đối tượng để rao truyền tin tức thất thiệt, nói xấu gây nên những hậu quả trên những đối tượng như dân chúng, thành viên của chính phủ, gây nên những sự tai hại, mà tựu trung là những sự việc này làm lợi cho CS, gia tăng sự nguy hiểm mất nước, kéo dài sự thống trị tàn độc của bạo quyền CS trên đất nước; kéo dài sự đau khổ lầm than của dân tộc, kéo dài sự chờ đợi để lấy lại và canh tân đất nước.

KHOẢN 4.1.2.10: TỔN HẠI TRẦM TRỌNG: Sự tổn hại gọi là trầm trọng cho dân tộc và đất nước do dùng những yếu tố kể trên, nếu là nhắm đến vị lãnh tụ của quốc gia, được xét là trầm trọng nhất, và được coi là tội đại hình phản quốc, nếu:

Điều 4.1.2.10.1: Lãnh tụ đó là một nhân tuyển độc nhất vô nhị, đã hội đủ thiên thời; địa lợi; nhân hòa (chẳng hạn ngài Tổng Thống Đào Minh Quân), trong hoàn cảnh đất nước bị nguy hiểm (như sắp bị nuốt trọn và tràn ngập bởi Trung Cộng), và dân chúng đang bị dày vò trấn lột (như dân Việt bị bọn Việt Cộng tàn độc hành hạ cướp giật).

Điều 4.1.2.10.2: Kế đến là nhắm vào những việc làm giúp dân cứu nước của chính phủ.

Điều 4.1.2.10.3: Mức độ trầm trọng theo thứ tự nhắm vào thành viên của chính phủ, như CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, vào công dân Đệ III VNCH và những công dân khác.

Điều 4.1.2.10.4: Trường hợp KHOẢN 4.1.2.4 hoặc KHOẢN 4.1.2.5 cũng bị coi là tội đại hình phản quốc, nếu xảy ra trong hoàn cảnh KHOẢN 4.1.2.10 nêu trên.

KHOẢN 4.1.2.11: BIỆN PHÁP: Biện pháp tốt nhất là ngăn không cho xảy ra. Nếu đã xảy ra thì cần có những phương cách để giúp phạm nhân của các tội kể trên có được những ý thức chân chính về sự cần thiết của việc suy nghĩ và hành động đúng, biết phân biệt ĐÚNG-SAI, THIỆN-ÁC, CHÍNH-TÀ để không gây tổn hại, mà còn làm lợi ích cho quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, để thực hiện sự công bằng và sự răn đe cho những phạm pháp tương tự trong tương lai, bao gồm những biện pháp:

Điều 4.1.2.11.1: Thời gian lâu nhất là một (1) năm tu học trong các trung tâm tu dưỡng nhân cách, ít nhất là tám (8) giờ mỗi ngày.

Điều 4.1.2.11.2: Nếu đã là công dân Đệ III VNCH: Thời gian bị mất hoặc giới hạn quyền công dân Đệ III VNCH lâu nhất là ba (3) năm, hoặc bị nộp phạt một số tiền tương đương với mười ngàn ($10,000.00) Mỹ Kim và hai (2) năm bị mất, hoặc giới hạn quyền công dân Đệ III VNCH.

Điều 4.1.2.11.3: Những phạm nhân chưa là công dân Đệ III VNCH sẽ phải nộp phạt một số tiền tương đương với mười ngàn ($10,000.00) Mỹ Kim và sáu  (6) năm chờ đợi để được nộp đơn và dự thi vào công dân Đệ III VNCH.

Điều 4.1.2.11.4: Nếu phạm nhân là đảng viên CS, những người làm việc cho CS, hoặc do liên hệ hay liên can với CS, phải  nộp phạt một số tiền tương đương với một trăm ngàn ($100,000.00) Mỹ Kim, và phải trải qua cách đối xử như Điều 4.1.2.11.1 ở trên, và mười (10) năm chờ đợi để được nộp đơn dự thi vào công dân Đệ III VNCH.

Điều 4.1.2.11.5: Nếu phạm nhân không có đủ tiền nộp phạt, sẽ bị truy nã để đưa về trung tâm cải huấn, hay đưa đi làm lao động khổ sai để bù trừ.

Điều 4.1.2.11.6: Nếu phạm nhân là người gốc Việt Nam, nhưng đã xin nhập quốc tịch hay đã được làm thường trú nhân của một quốc gia khác, cũng phải bị truy nã để yêu cầu giải giao cho Toà Án Việt Nam xét xử.

KHOẢN 4.1.2.12: NẾU PHẠM NHÂN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM:  

Điều 4.1.2.12.1: Chính Phủ có nhiệm vụ liên lạc với các Tòa Đại Sứ, nếu có quan hệ ngoại giao, để yêu cầu giải giao.   

Điều 4.1.2.12.2: Chính Phủ tìm mọi cách để truy nã phạm nhân đem về thụ lý tòa án Việt Nam.

Điều 4.1.2.12.3: Sau 10 năm không thể truy nã được, thì phạm nhân bị liệt vào thành phần tội phạm với án tù cấm cố hay chung thân, mà không cần phải xét xử.

Điều 4.1.2.12.4: Dựa vào những yếu tố cấu thành tội trạng như trong KHOẢN 4.1.2.4 và KHOẢN 4.1.2.5, nếu tội phạm nhẹ hơn sẽ được đối xử nhẹ hơn.

MỤC 4.1.3: NGÂN HÀNG-KHO TÀNG-CĂN CƯỚC TÍN DỤNG

KHOẢN 4.1.3.1: NGÂN HÀNG VIỆT NAM CỘNG HÒA:

Căn cứ vào tài nguyên, tài sản và nhu cầu của hàng trăm triệu đồng bào Việt Nam, Chính Phủ sẽ thiết lập lại hệ thống ngân hàng để phục vụ dân chúng. Hệ thống này có tính chất lương thiện, minh bạch và tiện lợi để phục vụ đồng  bào. Ngân Hàng VNCH còn thực hiện ĐỒNG TIỀN GIA BẢO (CRYPTO), là sáng kiến xây dựng hệ thống sinh thái, để giải quyết loại trừ các thách thức về tài chánh cho đồng bào Việt Nam.

KHOẢN 4.1.3.2: KHO TÀNG:

Vì CSVN thống trị nước ta quá lâu. Chúng gần như chiếm trọn nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của dân chúng. Các đảng viên CS cao cấp đã chiếm đoạt gần hết tài nguyên, quốc gia, kể cả khoáng sản, cây rừng, thú hiếm, làm của riêng hay dâng cho quan thầy Tàu Cộng. Thậm chí chúng  đã cấu kết bè đảng để ăn cắp dầu khí, tham nhũng, thâm lạm công quỹ chia nhau. Đất nước gần như vô chủ, vô Thiên, vô Pháp. Kẻ mạnh hiếp yếu. Bọn gian manh thì bóp chẹt người hiền lương. Bọn cầm quyền thì xa hoa, phung phí. Người nghèo, lương thiện thì ăn còn chưa no, làm sao có nơi dung thân yên ấm, học hành. May thay Thượng Đế Trời Phật còn thương đến dân tộc chúng ta, đã ban cho kho dầu khí vĩ đại tại biển Đông và nhiều kho tàng quý báu nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Do đó, mọi người dân đều có nhiệm vụ lưu tâm giữ gìn tài sản quốc gia, để ban phát cho dân chúng. CPQGVNLT/Đệ III VNCH đang tìm mọi cách bảo vệ tài nguyên và các kho tàng nằm trong lãnh thổ Việt Nam, để khai thác, tạo tín dụng, giúp cho dân chúng. Những ai toa rập với ngoại bang hay CSVN để rút tỉa, cầm cố, chuyển nhượng tài nguyên và các kho tàng quý báu, mà không được phép của CPQGVNLT/Đệ III VNCH, sẽ bị truy cứu và xử phạt rất nặng, như tội phản quốc, theo luật định.    

KHOẢN 4.1.3.3: THẺ CĂN CƯỚC TÍN DỤNG:

Để tạo tín dụng cho toàn dân. Đặc biệt cho người dân lao động, nghèo khó không có tín dụng, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH sẽ tìm cách thiết lập thẻ Căn Cước Tín Dụng cho toàn dân. Thẻ này được sử dụng như thẻ căn cước. Nhưng có thêm tiền ứng quỹ, cho, hay ứng tạm của Chính Phủ, để người dân có căn bản thiết lập tín dụng cho cá nhân và gia đình mình.

Chương 4.2: Dân Sự Vụ - Tổ Chức Quần Chúng:

MỤC 4.2.1:  TỔNG CỤC VÕ HỌC VIỆT NAM  

Xuất phát từ lòng yêu Nước, thương Dân vô bờ bến, Tổng Thống Đào Minh Quân có nguyện vọng phục vụ đồng bào với hoài bão xây dựng một nước Việt Nam an cư, lạc nghiệp, văn hóa truyền thống, kinh tế ổn định, con người đạo đức, xã hội an lạc, phù hợp với nền văn minh tân tiến. Vì tương lai đất nước và được sự hưởng ứng của Qúi Chưởng Môn, Võ Sư chính phái, Thủ Tướng CPQGVNLT đã quyết định thành lập: TỔNG CỤC VÕ HỌC VIỆT NAM ngày 05.07.2015 với 3 MỤC đích:

KHOẢN 4.2.1.1: Giúp đào tạo những thế hệ Việt Nam yêu nước, với trí tuệ minh sáng, tâm hồn cao thượng, võ nghệ tinh thông, thân thể cường tráng.   

KHOẢN 4.2.1.2: Tổng Cục Võ Học Việt Nam đề cao đức hạnh, sự khiêm cung, tinh thần cầu tiến, nghiên cứu, học hỏi để thâu nhận thêm tinh hoa của võ thuật thế giới.

KHOẢN 4.2.1.3: Võ học sẽ là một trong những môn được dạy như công dân, giáo dục trong các học đường, từ Tiểu Học cho đến Đại Học, sau khi chế độ CS tại Việt Nam giải thể. Tổng Cục Trưởng đầu tiên nhận vinh dự được Thủ Tướng tin tưởng bổ nhiệm là Võ Sư Lý Hồng Thái, Chưởng Môn Hồng Gia Việt Nam, Đệ Nhị Thế.

MỤC 4.2.2: LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VIỆT NAM CỘNG HÒA

KHOẢN 4.2.2.1: Vì nhận thấy các con em hậu duệ VNCH cũng có truyền thống Nhân- Trí-Dũng, cũng mang dòng máu kiên cường, bất khuất của Cha-Anh, có quyết tâm cùng với CPQGVNLT/Đệ III VNCH giữ vững giang sơn, chống giặc ngoại xâm. Căn cứ lòng nhiệt huyết và tinh thần Trung Quân Ái Quốc của các hậu duệ VNCH đã tham gia ba (3) ngày Đại Hội “Trần Quốc Toản” tại Tụ Nghĩa Đường, đã bày tỏ ý chí dấn thân, chấp nhận tôi luyện, chịu thử thách, có kỷ luật tự giác và chịu đựng gian khổ, vì nguyện vọng muốn tiếp bước Cha-Anh, nên TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN quyết định:

Điều 4.2.2.1.1: Chọn ngày đầu năm Dương Lịch 01.01.2019 để thành lập Liên Đoàn Hậu Duệ VNCH với danh xưng là “LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ ĐỆ III VNCH”.

Điều 4.2.2.1.2: Liên Đoàn Hậu Duệ Đệ III VNCH được thành lập để giúp đỡ, tạo căn bản cho các Em, các Cháu Hậu Duệ, là những nhân tố chủ lực của quốc gia, có đầy nhiệt huyết, trí tuệ, lòng quả cảm, gan dạ, hầu chung góp tâm sức giải thể tà quyền CS, xây dựng chế độ VNCH, bảo vệ Tổ Quốc trước âm mưu bá quyền của Tàu Cộng.

MỤC 4.2.3: HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM TÂN DÂN CHỦ TOÀN CẦU

KHOẢN 4.2.3.1: Sau ngày bị CSVN cướp nước 30.04.1975, những phụ nữ Việt Nam chân chính đã bị CSVN đối xử phân biệt. Họ bị đánh đập, bị trù dập, bị đe dọa, bị cầm tù, bị bán làm nô lệ tình dục và thậm chí bị sát hại, chỉ vì dám nói lên nguyện vọng muốn được đối xử bình đẳng như một con người có tự do, dân chủ và ước mơ hạnh phúc. Để bảo vệ, phục hồi danh dự, nâng cao giá trị, phẩm hạnh và trả lại vị trí xứng đáng trong xã hội cho người phụ nữ Việt Nam khả kính. Chiếu bản TUYÊN NGÔN KỶ NGUYÊN TÂN DÂN CHỦ do ông Đào Minh Quân, chủ tịch sáng lập Phong Trào Tân Dân Chủ đề xướng năm 1987, với ý thức chỉ đạo: “Con Đường Hòa Bình của Nhân loại”, và được cụ Khổng Nhật Đăng bổ túc năm 1992. 

KHOẢN 4.2.3.2: Sau khi lắng nghe ý kiến, ước vọng và diễn đạt của qúi vị Đại Biểu Anh Thư tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu từ ngày 17.05.2019 đến ngày 18.05.2019 trong phòng FCC (Free Conference Call). Chiếu kết quả tuyệt đối đồng thuận của Đại Hội Nghị Phụ Nữ Tân Dân Chủ nhiều châu lục ngày 18.05.2019, TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN quyết định:

Điều 4.2.3.2.1: Sáng lập Hội phụ nữ VN với danh xưng là: “HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM TÂN DÂN CHỦ TOÀN CẦU” (Global New Democratic Vietnam Women's Association). 

Điều 4.2.3.2.2: Chọn ngày 18.05.2019 là ngày PHỤ NỮ TÂN DÂN CHỦ, được cử hành lễ kỷ niệm hằng năm.

Điều 4.2.3.2.3: Tất cả Qúi vị nữ lưu tham dự Đại Hội Nghị Quốc Tế ngày 18.05.2019 đều được vinh danh và ưu tiên cấp chứng chỉ: “Công Dân Đệ Tam VNCH” và được trao tặng:  “NGHĨA VỤ BỘI TINH HẠNG HAI”.

Điều 4.2.3.2.4: Qúi Anh Thư tham gia HỘI PN/VNTDC/TC với quyết tâm hỗ trợ, hậu thuẫn chế độ ĐỆ TAM VNCH xây dựng lại quê hương, phát triển đất nước lên ngang hàng với các quốc gia văn minh, tiên tiến trên thế giới, được ưu tiên tham dự và điều hành các chương trình phúc lợi và xã hội của CPQGVNLT/ĐỆ TAM VNCH.  

Điều 4.2.3.2.5: Tất cả gia đình, con cháu của Qúi Hội Viên HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM TÂN DÂN CHỦ TOÀN CẦU được ưu tiên giúp đỡ, cứu xét trong các chương trình phúc lợi, xã hội do CPQGVNLT/ĐỆ TAM VNCH điều hành.   

Chương 4.3: Bảo Vệ Sinh Thái và Tài Nguyên Quốc Gia

Diện tích Việt Nam từ ải Nam Quan đến đến mũi Cà Mau là ba trăm ba mươi sáu ngàn cây số vuông (336,000 km2), với ba phần tư (3/4) là cao nguyên, được thiên nhiên ưu đải, nhiều khoáng sản và lâm sản, kể cả đất hiếm. Nước ta lại có đồng bằng Nam phần với diện tích trên bốn mươi ngàn năm trăm bốn mươi tám cây số vuông (40,548 km2), là kho lúa khổng lồ, đủ nuôi toàn dân, mà còn dư để sản xuất. Bờ biển VN, không kể các đảo, chiều dài là ba ngàn ba trăm mười một cây số (3,311 km), với trữ lượng dầu khí khổng lồ và dồi dào thủy sản. Nhưng CSVN đã cắt chia cho Trung Cộng Ải Nam Quan, Tây Nguyên, Hoàng Sa và Trường Sa, còn chia chác nhau Nông-Lâm-Ngư sản, mở những nhà máy nhôm thép, xả hóa chất, thải rác bừa bãi, tận diệt thủy sinh, tàn phá môi trường, đầu độc dân ta, khiến bệnh hoạn tràn lan. Trung Cộng còn xây tám (8) đập thủy điện trên nguồn, chặn hơn bốn mươi tỷ mét khối nước (40,000,000,000 m3) chảy xuống, khiến cho mực nước sông Cửu Long xuống thấp, nước biển tràn vào, hủy diệt lúa giống, phá hủy mùa màng, khiến đời sống dân ta thật lầm than, khốn khổ. Do đó, Chính Phủ sẽ có bộ luật khai thác môi trường, bảo vệ sinh thái và tài nguyên Quốc Gia. Luật này còn kiểm soát việc nuôi thú vật, trồng thêm cây rừng, gia tăng nông sản, thu hoạch thủy sản, giúp cho đời sống muôn dân được an lành, thịnh vượng.    

PHẦN 5: BAN HÀNH

Chương 5.1: Tiểu Sử Tổng Thống Đào Minh Quân

MỤC 5.1.1: SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:

Tổng Thống Đào Minh Quân tên Húy là Đào Văn, sinh ngày 16.9.1952 tại làng Thị Nghè, tỉnh Gia Định. Thân Phụ là Cụ Ông Đào Thế, quê quán làng Trúc Lâm (đã tạ thế) và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Hạnh, chánh quán làng Phủ Cam, tỉnh Thừa Thiên (đã tạ thế). Thuở nhỏ, ông đã theo học những trường sau đây:

Năm 1957-1959, lúc Ông năm (5) tuổi, đã được gia đình đưa vào tu viện Phú Xuân (Huế, do Linh Mục Nguyễn Văn Thuận, sau là Đức Hồng Y, phụ trách).

Năm 1959-1962, vào trường Thánh Anton (tiểu học, quận Hòa Vang, do Linh Mục Nguyễn Ngọc Trợ phụ trách).

Năm 1962-1963, vào trường Sao Mai (trung học cấp I-Đà Nẵng, do Linh Mục Lê Văn Ấn, sau là Đức Giám Mục, phụ trách).

Năm 1963-1964, vào trường Đặng Đức Tuấn (trung học cấp I-Tuy Hòa, do Linh Mục Tô Đình Sơn phụ trách).

Năm 1964-1965, trường Bá Ninh (trung học cấp I-Nha Trang, do Sư Huynh Raymond Đặng Văn Hinh phụ trách).

Năm 1966-1967, vào trường Sao Mai (trung học cấp I-Đà Nẵng, do Linh Mục Lê Văn Ấn, sau là Đức Giám Mục, phụ trách). Cũng trong thời điểm này Ông đã gặp Ký Giả Robert D. Ohman (Associated Press, Thông Tấn Xã AP) và được tài trợ đến 18 tuổi.

Năm 1967-1968, vào trường Phan Thanh Giản (trung học cấp I-Đà Nẵng, Hiệu trưởng là Giáo Sư Bùi Đặng Hà Phụng).

Mùa hè năm 1968, Ông tham gia trại Biệt Kích Mike Force - Sơn Trà/Đà Nẵng. Cuối năm, Ông nhập học trường Văn Hóa Quân Đội, (Trung học cấp II-Đà Nẵng, do Phòng Tâm Lý Quân Đoàn I phụ trách, cho đến hè năm 1969 thì theo gia đình về Sài Gòn.

Năm 1969-1970, Ông hoàn tất trung học cấp II tại trường Lê Bảo Tịnh-Sài Gòn, do Linh Mục Phan Du Vịnh làm Hiệu Trưởng). Trong thời gian này, ông vẫn tiếp tục phụ giúp cho Ký Giả Robert D. Ohman tại Thống tấn xã AP (Associates Press).

Ông thành lập và là đoàn trưởng Thi Văn Đoàn “Ra Khơi” năm 1970, cũng là chủ biên tạp chí “Ra Khơi” với bút hiệu Nam Quán. Ông đã sáng tác nhiều chiến đấu ca và trường khúc với tên hiệu là Anh Thương.

Năm 1970-1971, Ông vào trường Bộ Binh Thủ Đức, Trung Đội 242, Tiểu Đoàn 2, (do Trung Tướng Phạm Quốc Thuần là Chỉ Huy Trưởng) và tốt nghiệp Sĩ Quan khóa 5/71.

Năm 1971-1972, Ông phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị (trại Lê Lai, Huế), cấp bậc Chuẩn Úy.

Năm 1972-1973, Ông phục vụ tại tiểu đoàn 122, đóng quân ở vùng địa đầu giới tuyến (thuộc tỉnh Quảng Trị), với cấp bậc Thiếu Úy.

Năm 1973-1975, Ông đặc trách trưởng đơn vị đặc nhiệm Hắc Hổ (Black Tiger), “Đi không tiếng về không lời” nhằm truy lùng những tên đầu sỏ CS. Trong thời gian đó ông cũng là trưởng ban chương trình phát thanh “Vùng Hỏa Tuyến” tỉnh Quảng Trị và là trưởng ban tâm lý chiến nhằm chiêu hồi cán binh CS. Cấp bậc sau cùng của ông là Trung úy QLVNCH, là một quân nhân được huấn luyện rất đặc biệt, được “trang bị tận răng” có nghĩa là tay không vũ khí vẫn có thể diệt địch. Nhưng ông chưa bao giờ giết ai cả, mà Ông luôn thương cho những bộ đội và những đồng bào miền Bắc, vì họ đã vướng vào những thủ đoạn hăm dọa, lừa gạt, thù hận của đảng CSVN.

Sau khi CS cưỡng chiếm miền nam VN ngày 30.04.1975, Ông bị cầm tù hơn ba (3) năm trong các trại tù CS, lần lượt từ: Trảng Lớn thuộc tỉnh Tây Ninh (1975-1977), đến Long Khánh (1977) và sau đó bị biệt giam tại trại tù Bù Gia Mập, thuộc tỉnh Phước Long (1978). Ông vượt ngục vào mùa đông năm đó.

MỤC 5.1.2: ĐÀO TIỀM XUẤT DU

Ngày 09.05.1979 Ông chỉ huy tàu VNKG-0602 chở 524 thuyền nhân, từ Tắc Cậu-Rạch Sỏi, tỉnh Kiên Giang, vượt biển đến đảo Pulau Tangah, Mã Lai ngày 16.05.1979.

Ngày 14.08.1980 Ông và gia đình đến Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Chưa đầy 1 tháng sau Ông tham gia Lực Lượng Người Việt Quốc Gia tại Santa Ana và làm trưởng đoàn Văn Nghệ Đấu Tranh, mà đồng bào thương yêu gọi là “Đoàn Văn Nghệ Áo Đen”.

Năm 1981 Ông tốt nghiệp chuyên viên điện toán tại trường Rancho San Tiago Community College, Santa Anna (Associated Degree/Computer & Drafting).

Năm 1982, từ vị thế là một chuyên viên điện toán của hãng “System Group“, ông được hãng “Measurement System & Controls” mời làm kỹ sư của công ty (Test Engineer).

Năm 1982-1983, Ông nghiên cứu Computer/IBM Compatible. Trong thời gian này Ông thực hiện bộ não căn bản xuất nhập của máy điện toán (BIOS) và lập hãng “Clone Master” do Ông làm chủ, tại 2008 W. Niobe Ave. Anaheim, CA. 92804.

Năm 1983-1984, Ông thí nghiệm để sản xuất máy điện toán tên “Dao Computer” có giá rẻ, nhưng tốc độ nhanh gần gấp đôi máy điện toán IBM, gọi là “IBM CLONE”, tại 1027 N. Magnolia Ave. Anaheim, CA. 92801.

Năm 1984-1986, Ông được hãng “Advanced Digital Corporation” mời nhận trọng trách Giám Đốc kỹ thuật điện tử, tại 5432 Production Dr., Huntington Beach, CA. 92649.

Năm 1986-1987, Ông thành lập và làm chủ nhân hãng “Advanced Computer Company“, tại 7908 Westminster Blvd. #D, Westminster CA. 92683. Tại nơi đây, với sự giúp đỡ của Kỹ Sư Nguyễn Việt, Ông đã bắt đầu cho thiết kế mẫu chữ tiếng Việt trên máy điện toán.  

Năm 1987-1989, Ông sáng lập “Dao Computer INC.“ và sản xuất máy điện toán “Dao Computer” tại 12810 Nutwood Ave., Garden Grove, CA. 92640. Ông còn là chủ nhiệm tạp chí thương mãi “Viet Nam Business Magazine“. Cùng thời gian đó ông nhận làm chủ tịch công ty mãi dịch quốc tế “Pacific Trading and Consulting“ và là chủ nhân của Công Ty “Teletech Paging”. Nhờ chăm chỉ làm việc và thêm khả năng thiên phú, nên chỉ trong vài năm Ông đã trở thành 1 trong những triệu phú trẻ người VN lúc bấy giờ.

MỤC 5.1.3: DẤN THÂN

Ngày 03.08.1989, Ông đã cùng ông Hồ Ngọc Thạch trình bản sơ thảo “Quốc Dân Quyết Nghị” lên Triết gia Lương Kim Định (Trong vai trò Việt Linh Nguyên Lão).

Ngày 04.08.1989, tại số 12772 Louise St., Garden Grove, CA. 92841, Triết gia Lương Kim Định với tư cách là Việt Linh Nguyên Lão, Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Dân Nguyên Lão đã ký ủy nhiệm thư giao cho Ông trọng trách “Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Đồng Quốc Dân”. 

Cũng trong năm này, khi Bắc Bộ Phủ đệ đơn xin cơ quan văn hóa khoa học Liên Hiệp Quốc UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh (HCM) là danh nhân thế giới, thì Ông cùng đồng bào hải ngoại và “Hội Lễ Nghĩa Liêm sĩ” biến chiến dịch “Trăm Việt Đáp Lời” của Tổ Chức “Dân Sử Việt” thành chiến lược “Ký Đạp Mặt HCM” và yêu cầu UNESCO so sánh dấu vân tay của Nguyễn Ái Quốc với dấu vân tay của xác HCM đang quàn tại Ba Đình. Yêu cầu này nhằm mục đích chứng minh Nguyễn Ái Quốc KHÔNG PHẢI LÀ HỒ CHÍ MINH, để truy cứu lý lịch bịp bợm của già Hồ. Nhưng đảng CSVN từ chối KHÔNG DÁM ĐƯA RA DẤU VÂN TAY lấy từ xác HCM để so với dấu vân tay của Nguyễn Ái Quốc còn lưu giữ tại Sở Liêm Phóng-Phòng Nhì của Pháp, vì sợ sẽ bị lòi chân tướng giả mạo.

Ngày 17.07.1989, Ông nhận được thông báo từ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Utah, Orrin G. Hatch cho biết đã liên lạc với Ngài Joe Mehan, thành viên của UNESCO để cho hay năm 1990 không có dự định nào để vinh danh Hồ Chí Minh cả.

Từ thắng lợi đó, Ông đã phổ biến chiến dịch ký đạp mặt HCM và hàng trăm ngàn người trong các trại tỵ nạn nhiệt liệt hưởng ứng ký đạp mặt Hồ tặc gửi về cho VNTDC. Nhờ tài trí của Ông mà “Thần tượng HCM” do đảng CSVN thêu dệt lên đã bị giật sập, nên có câu vè: “Lăn Tay Già Hồ Mồ Chôn Cộng Việt”. Dựa vào thắng lợi quan trọng này tại Liên Hiệp Quốc, Ông đưa tiếp sách lược: “DUY THẬT- LẬT CỘNG”, đã giúp nhiều cán bộ đảng viên đảng CS thức tỉnh, ly khai và gia nhập CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH. Đây là thành quả rất quan trọng trong sách lược triệt tiêu CS của Ông, từ phương châm chiến lược cũng do Ông đề ra là: “Đạp Cộng Chết, Sẽ Hết Cộng Sống”.  

Ngày 15.03.1990, Ông thành lập phong trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Tân Dân Chủ (TNSVHS/VNTDC) tại quận Cam và đích thân công bố giải pháp Tổng Tuyển Cử tại VN trên các đài truyền hình và truyền thanh tại Hoa Kỳ.

Năm 1989-1990, Ông cùng với ông Nguyễn Hậu, Hội Trưởng Tổng Hội Tù Nhân Chính Trị CS, thiết lập hồ sơ Tù Nhân Chính Trị để giúp các chiến sĩ QLVNCH bị CSVN cầm tù, được đoàn tụ với gia đình tại Hoa Kỳ, qua chương trình H.O. (Humanitarian Operation). Ông còn vận động các chương trình tài trợ, giúp đồng bào Việt Nam tỵ nạn CS được định cư tại Hoa Kỳ, qua chương trình C.P.A. (Comprehensive Plan of Action) và đồng thời liên lạc, vận động các nước như: Kuwait, Vanuatu, Ukraine, Úc Đại Lợi và Liên Hiệp Âu Châu để giúp đỡ đồng bào Việt Nam tỵ nạn CS tại các quốc gia này.

Đầu năm 1990, đảng Cộng Hòa mời Ông làm thành viên chủ nhân (Host committee).

Ngày 01.05.1990, Bộ Xã Hội tiểu bang California đã gửi văn thư công nhận Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ do Ông thành lập và lãnh đạo, đã có công tranh đấu, giúp đỡ, mở lớp dạy sử dụng máy điện toán, dạy Anh Văn và cách thức hội nhập với đời sống mới, giúp  đỡ cho những đồng bào vừa được định cư tại Hoa Kỳ.

Mùa Thu năm 1990, đích thân Ông cùng với các chiến hữu đã thực hiện lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa dài nhất thế giới, hơn 90 Feet (Khoảng 30 mét), ngay tại Trung Tâm Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn cộng sản vùng Nam California, thành phố Garden Grove.

Ngày 21.10.1990, Ông cùng Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ triệu tập ĐẠI HỘI DÂN CHỦ ĐOÀN KẾT, để thỉnh thị ý kiến của quốc Dân, đồng bào VN xin thành lập một Chính Phủ Quốc Gia để đương đầu với CS. Đại Hội đã đồng ý chuẩn thuận, thành lập một Chính Phủ với danh xưng là “CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI” (CPQGVNLT) và đề nghị mời cụ Nguyễn Trân, một viên chức cao cấp thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), nguyên là Tỉnh Trưởng Định Tường làm Thủ Tướng. Nhưng chưa đầy một (1) tháng sau, Thủ Tướng Nguyễn Trân xin từ nhiệm vì lý do sức khoẻ, nên  ba (3) thế hệ: Lão Niên, Trung Niên và Thanh Niên Việt Nam và hầu hết những đồng bào trong các trại tỵ nạn CS vùng Đông Nam Á đã ủng hộ và bầu chọn Ông thay thế. 

Chương 5.2: Tuyên Thệ Trọng Nhiệm Thủ Tướng:

Lúc 12:00 giờ trưa ngày 16.02.1991, nhằm ngày Mồng Hai Tết Tân Mùi, Ông Đào Minh Quân đã qùi gối đón nhận “Quốc Bảo Dân Sử Việt” và tuyên thệ lãnh Trọng Nhiệm THỦ TƯỚNG Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời (CPQGVNLT) trong một đại lễ được tổ chức long trọng và công khai tại Văn Phòng Thường Trực của CPQGVNLT, số 12812 Brokhurst Street, thành phố Garden Grove, quận Cam (Orange), California.

Chương 5.3: Quá Trình, Thành Tích của Thủ Tướng Đào Minh Quân

Ngay sau khi nhận Trọng Nhiệm, Thủ Tướng bắt đầu liên lạc ngoại giao với Hoa Kỳ và quốc tế để ráo riết vận động công nhận CPQGVNLT và Quốc Kỳ VNCH. Ngài yêu cầu họ can thiệp, giúp đỡ cho người Việt tỵ nạn CS. Thành viên VNTDC bắt đầu xâm nhập Việt Nam và đến tận các trại tỵ nạn để cùng với đồng bào sát cánh trong việc tranh đấu chống cưỡng bức hồi hương. CPQGVNLT đã mở hộp thư tại “PO Box 2807, Anaheim, CA. 92814” để liên lạc, tiếp nhận ý kiến của dân chúng và bắt đầu thành lập các khu bộ VNTDC, các văn phòng Đại Biểu tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu và tại Việt Nam.

Thủ Tướng cũng đã in ấn và gửi sách báo, tài liệu, cũng như dùng tài chính của mình  để giúp đỡ đồng bào tại mười bảy (17) trại tỵ nạn CS vùng Đông Nam Á, thuộc các quốc gia Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương (Indonesia). Ngài đã biến Văn Phòng của Ban Chấp Hành Trung Ương Phong Trào VNTDC thành Văn Phòng Thường Trực (VPTT) của Chính Phủ, và cũng là trung tâm phục vụ cộng đồng, là địa điểm để giúp đỡ những người mới đến Hoa Kỳ. Nhờ sự tiếp tay của các đồng nhiệm hảo tâm, Ngài đã bí mật đưa người về nước phát gạo cho đồng bào nghèo và chăm lo cho các trẻ mồ côi tại Việt Nam, nhất là những trẻ sơ sinh bị vứt vào thùng rác. 

Ngày 23.06.1991, Thủ Tướng với trên bốn mươi (40) ngàn Quân-Dân-Cán-Chính VNCH chính thức Thượng Kỳ Quốc Gia tại Công Viên Văn Hóa San Jose, California. Lần đầu tiên, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ được chính thức KÉO LÊN NGANG HÀNG VỚI Quốc Kỳ Mỹ.

Sau đó, để vừa trường kỳ đấu tranh, vừa tự rèn luyện sự nhẫn nhục, chịu đựng của bản thân, Ngài đã dời Văn Phòng Thường Trực của CPQGVNLT về sa mạc Adelanto, trên mảnh đất bốn mươi (40) mẫu Ngài đã bỏ tiền mua năm 1989, số 10800 Sierra Road, Adelanto, CA. 92301. Tại đây, với sự giúp đỡ của một (1) chiến sĩ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến/VNCH tên Trần Văn Ấm, người đầu tiên theo phò tá Ngài đến sa mạc. Sau đó có thêm vài đồng nhiệm, cùng hai con trai của Ngài, đã cùng nhau khởi công tự xây bia Ngũ Vị Thần Tướng, Thánh Miếu và Kỳ Đài, để ghi ơn, thờ kính những Anh Hùng Tử Sĩ, những Chiến Sĩ Vô Danh đã Vị Quốc Vong Thân, cùng những oan hồn của đồng bào VN muốn chạy thoát loài qủy đỏ CS, nhưng đã bị thảm tử trên đường vượt biên, vượt biển. Ngài cũng cho an vị, chôn cất tro cốt của bốn (4) mẹ con, mà Ngài đã xin nhận, khi còn ở đảo tỵ nạn Pulau Tangah-Mã Lai.

Sau khi dựng Kỳ Đài VNCH tại sa mạc, Thủ Tướng bắt đầu kêu gọi, triệu tập những nhà ái quốc, những chiến sĩ QLVNCH, những Anh Thư, Hào Kiệt và hậu duệ VNCH kéo về hội ngộ, để được Thủ Tướng thuyết giảng, huấn luyện, hầu cùng nhau thực hiện hoài bão phục vụ đồng bào, giúp Dân, cứu Nước. Để chuẩn bị cho công cuộc “LẤY LẠI ĐẤT TỔ“ và “KIẾN THIẾT LẠI QUÊ HƯƠNG“, Ngài đặt tên cho nơi đây là “TỤ NGHĨA ĐƯỜNG”, được sử dụng là CĂN CỨ của CPQGVNLT. 

Ngày 16.02.1992, lễ Kỷ Niệm Đệ Nhị Chu Niên được, tổ chức tại San Jose với sự tham dự và ủng hộ của Ngài Barry Thaxton, Chủ Tịch Ủy Hội Đồng Minh Hoa Kỳ.

Ngày 29.08.1993, Thủ Tướng Chủ Tọa Đại Hội Quốc Dân Tụ Nghĩa tại địa điểm 8500 Bolsa Ave., Westminster, CA. 92683.

Ngày 28.01.1994, Thủ Tướng nhận được Công Hàm của Tổng Thống Bill Clinton lần thứ I, mời hợp tác xây dựng dân chủ, an bình và thịnh vượng cho thế giới. Và lần thứ 2 vào ngày 04.04.1994 với lời hứa thời gian sẽ hoàn tất.

Ngày 23.08.1994, Thủ Tướng được Chính Phủ Lâm Thời Ukraine mời đọc tham luận tại đại hội mười một (11) nước trong khối Liên Bang Xô Viết (cũ), lúc ấy ái nữ của Thủ Tướng là cháu Tina Đào mười một (11) tuổi, đã thay phụ thân đọc huấn từ.

Ngày 25.04.1994, Thủ Tướng được nhà bác học Bill Todorof và các khoa học gia Hoa Kỳ-Ấn Độ mời Chủ Tọa Đại Hội Quốc Tế về Năng Lượng Mặt Trời-SEDI (Sun Energy Development International), tại khách sạn Ramada-Anaheim, số 2141 S. Harbor Blvd, Anaheim, CA. 92802. Cũng trong năm này, Thủ Tướng đã công du Úc Châu, thăm Hội các Bà Mẹ Công Giáo tại Queensland và hội Người Việt Cao Niên tại Sydney. Trong chuyến công du này, đích thân Thủ Tướng đã phổ biến chiến dịch Ký ĐẠP MẶT HỒ CHÍ MINH, và được Ngài Tổng Thư Ký đảng Lao Động Úc Châu hội kiến, ủng hộ, tham gia ký tên trên văn bản đạp mặt già Hồ.  

Từ năm 1995-2005, Thủ Tướng tịnh tâm, tu thiền tại sa mạc Adelanto. Trong thời gian này, theo lời mời của Đại Biểu CPQGVNLT và Xứ Bộ VNTDC tại Pháp Quốc, Thủ Tướng Đào Minh Quân đã công du Âu Châu hai (2) lần. Lần thứ I, vào ngày 17.06.1999, để thăm đồng bào, hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Marseille và phổ biến chiến dịch KÝ ĐẠP MẶT HỒ CHÍ MINH. Thủ Tướng đã đích thân chủ tọa Lễ Tuyên Thệ của các vị Đại Biểu được lần lượt cử hành tại các quốc gia: Tại Pháp là Đại Biểu Nguyễn Đình Nam, tại Na Uy là Đại Biểu Nguyễn Tánh và tại Thụy Sĩ là Đại Biểu Hàng Thượng Nguyên. Và nhờ sự hưởng ứng mạnh mẽ của Đồng Bào, đặc biệt là qúy nữ Anh Thư, Thủ Tướng đã thành lập Khu Bộ VNTDC và Hội Phụ Nữ Tân Dân Chủ tại Pháp.

Ngày 22.02.2002, Ngài cùng Đặc Sứ Lê Minh đến thăm đồng bào, các Tôn Giáo và ngoại giao với các nhân sĩ, chính khách tại Âu châu lần thứ II. Trong thời gian này, Ngài giảng huấn thêm cho các Đại Biểu và Ban Chấp Hành Xứ Bộ VNTDC được thành lập trong chuyến công du Âu Châu lần thứ I.   

Ngày 05.07.2005, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ đơn vị 42 Gary Miller, mời Thủ Tướng Đào Minh Quân tham dự Đại Hội đảng Cộng Hòa. Trước cử tọa là những chính khách, Dân Biểu, Nghị Sĩ Hoa Kỳ, Thủ Tướng tuyên bố tiếp tục đấu tranh giải thể CSVN.

Ngày 05.08.2007, Thủ Tướng hội ngộ các sĩ quan cao cấp của Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Quảng Trị, tại số 12952 Deodara Dr., Garden Grove-Arena Soccer Parks, California.

Ngày 30.04.2008, Thủ Tướng đọc huấn từ (phần I) tại căn cứ Tụ Nghĩa Đường.

Ngày 10.10.2008, Thủ Tướng thành lập hội Văn Nghệ Sĩ Quốc Gia, và đọc huấn từ (phần 2) tại số 2008 Niobe Ave., Anaheim, CA. 92804. 

Ngày 15.10.2010, Thủ Tướng gặp Quốc Cựu Edward Nixon tại Thư Viện Nixon. Trong sự cổ võ hoan nghênh nhiệt liệt của toàn thể cử tọa, gồm những chính khách cao cấp, những nhà lãnh đạo, tướng lãnh, các đại tài phiệt Hoa Kỳ và thế giới, cùng các vị dân cử, dân biểu Hoa Kỳ, Thủ Tướng đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

Ngày 16.09.2012, Thủ Tướng họp với các giới chức Mỹ - Việt và thành lập Bộ Tư Lệnh Chiến Lược Toàn Quốc (BTLCLTQ).

Ngày 16.02.2013, Thủ Tướng nộp đơn kiện 19 đầu sỏ CSVN đến Tòa Hình Sự Quốc Tế PO. Box 19.519 2500 CM, The Hague, Netherlands. Vì Hồ Chí Minh là gián điệp Tàu Cộng, nên Thông Báo đơn kiện đã được gửi cho Tập Cận Bình với tư cách là Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký đảng Cộng Sản Tàu. Y đã ký nhận lần thứ I vào ngày 15.7.2013.

Ngày 17.04.2013, Tổng thư Ký Liên Hiệp Âu Châu (28 quốc gia) gửi Công Hàm thứ I công nhận danh xưng CPQGVNLT và vai trò Thủ Tướng của Ngài.  

Ngày 23.05.2013, Thủ Tướng nhận được Công Hàm thứ II của Liên Hiệp Âu Châu, với hai (2) Nghị Quyết xác nhận tội ác của CSVN và “Nhà Nước” CHXHCNVN đã đàn áp tôn giáo và nhân quyền tại VN.

Ngày 27.05.2013, Ngài nhận được phúc đáp của toà hình sự quốc tế (ICC International Criminal Court) đã nhận được hồ sơ do Ngài đứng tên, để truy tố 19 tên đầu sỏ CSVN do Hồ Chí Minh cầm đầu. Sau khi nhận được phúc đáp của ICC, đơn kiện Hồ Chí Minh lại được gửi cho Tập Cận Bình, và y đã ký nhận lần thứ II vào ngày 18.07.2014.

Ngày 30.08.2014, Thủ Tướng nộp đơn kiện Tàu Cộng tại tòa hình sự quốc tế ICC, đòi Hoàng Sa và Trường Sa. Đơn kiện này được gửi đến Tập Cận Bình ngày 02.09.2014.

Ngày 16.02.2015, Thủ Tướng nộp đơn kiện Tàu Cộng tại tòa hình sự quốc tế ICC, đòi bồi thường mười lăm (15) ngàn tỷ USD cho đồng bào Việt Nam và được Tòa Án phúc đáp nhận hồ sơ ngày 13.08.2015.

Ngày 19.04.2015, Thủ Tướng mở cuộc họp báo tại quận Cam, để công bố vụ kiện Tàu Cộng tại Tòa Hình Sự Quốc Tế.

Ngày 25.07.2015, Thủ Tướng thành lập Tổng Cục Võ Học Việt Nam, tại Võ Đường Hồng Gia Việt Nam, thành phố Westminster, California.

Ngày 04.09.2015, Lữ Đoàn Phòng Vệ Liên Hiệp Quốc tiếp đón Thủ Tướng, trong chuyến công du Canada. Ngày 06.09.2015, Ngài thuyết giảng tại phòng hội người Việt, Calgary.

Ngày 07.11.2015, Ngài chuyện trò cùng đồng bào Việt Nam tại Canada trong chuyến công du lần thứ hai, theo lời mời của Đại Biểu CPQGVNLT tại Canada, bà Lâm Ái Huệ.

Ngày 02.01.2016, trong chuyến công du Texas, Ngài thăm hỏi đồng bào tại Houston, theo lời mời của Đại Biểu CPQGVNLT tại Texas, bà Judy Nguyễn.

Ngày 27.04.2016, Thủ Tướng hội kiến với Ngài Alex Padilla, Tổng Thư Ký Tiểu Bang California, và nhận Công Hàm ca ngợi thành tích 30 năm phục vụ cộng đồng.

Ngày 30.04.2016, Chủ Tịch Hội Siêu Quyền Lực (Governmental Impact), Ngài Jim Dantona và Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Thành Phố Los Angeles, đích thân mang Tuyên Dương của Chính Phủ Hoa Kỳ và của Hội Đồng Thành Phố Los Angeles đến tại quận Cam với nội dung khen ngợi, trân trọng công nhận thành tích trong hơn ba mươi (30) năm phục vụ cộng đồng quận Cam và thế giới, để trao Thủ Tướng CPQGVNLT. Đồng thời ca ngợi lòng thiện nguyện và sự tích cực của Thủ Tướng Đào Minh Quân trong thành ý phục vụ và phát triển thương mại của cộng đồng và nhân loại.   

Ngày 21.07.2016, Thủ Tướng nộp đơn kiện Formosa tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Santa Ana-California.

Ngày 18.02.2017, Thủ Tướng chủ tọa Hội Nghị Diên Hồng, tại Performance Art Center, Fountain Valley/California, do Đại Tướng Bác Sĩ Quách Thế Hùng và các đồng nhiệm trong CPQGVNLT tổ chức.

Ngày 16.02.2018, với cương vị là Thủ Tướng CPQGVNLT Ngài đã Khai Sáng Đệ III VNCH, tại Tượng Đài Việt-Mỹ, số 14180 All American Way., Westminster, CA. 92684.

Ngày 28.04.2018, Thủ Tướng chủ tọa ĐẠI HỘI PHỤC HƯNG VIỆT NAM CỘNG HÒA tại Tượng Đài Việt-Mỹ, Trung Tâm người Việt tỵ nạn CS, thành phố Westminster-California.

Ngày Quốc Vận 30.04.2018, Thủ Tướng đọc huấn từ tại Tượng Đài Việt-Mỹ, Westminster.

Ngày 16.06.2018 Thủ Tướng chủ tọa lễ Kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH tại San Jose do Chuyên Gia Đại Biểu Nguyễn Hữu Trí và các đồng nhiệm trong CPQGVNLT tổ chức.  

Ngày 19.06.2018, Thủ Tướng bổ nhiệm Mục Sư Frank J. Helring là Đặc Sứ của CPQGVNLT tại Hoa Kỳ, và ra mắt quan khách trong cộng đồng và ngoại quốc, tại buổi dạ tiệc được tổ chức vào ngày 29.06.2018, tại Embassy Suites by Hilton, Garden Grove. 

Ngày 17.08.2018, Thủ Tướng bổ túc hồ sơ kiện Tàu Cộng đòi bồi thường 36 ngàn tỷ Mỹ Kim (USD).

Ngày 11.11.2018, thuận theo ý kiến đồng bào với trên bốn (4) triệu phiếu Trưng Cầu Dân Ý bầu Thủ Tướng Đào Minh Quân làm TỔNG THỐNG ĐỆ III VNCH. Ngài đã đăng quang tại TỤ NGHĨA ĐƯỜNG, 10800 Sierra Rd. Adelanto, CA.92301 và chủ tọa dạ yến với các vị Tướng Lãnh, Đại Biểu CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, với sự hiện diện ủng hộ của quan khách Hoa Kỳ và ngoại quốc, tại khách sạn Hilton-Costa Mesa.

Ngày 01.01.2019, Tổng Thống thành lập Liên Đoàn Hậu Duệ VNCH tại Tụ Nghĩa Đường.

Ngày 18.05.2019, Tổng Thống ban huấn từ cho qúy đại biểu phụ nữ Việt Nam trên toàn thế giới để thành lập Hội Phụ Nữ Việt Nam Tân Dân Chủ Toàn Cầu, tại phòng họp FCC.

Ngày 24.06.2019, Tổng Thống ký bổ túc đơn kiện Tàu Cộng, đã được các chính khách Hoa Kỳ bổ túc lên đến ba mươi tám (38) ngàn tỷ Mỹ Kim (USD).  

Ngày 14.09.2019, Tổng Thống chủ tọa lễ ra mắt Ban Chấp Hành Hội Phụ Nữ Việt Nam Tân Dân Chủ Toàn Cầu, tại Happy Receptions, Melbourne-Úc Châu, do Đại Biểu Pha Lê và gia đình tổ chức.

Chương 5.4: Thập Bát Thức

Trong suốt thời gian hai mươi lăm (25) năm sống tại sa mạc Adelanto, quận San Bernardino, California, từ năm 1990 cho đến 2015, Tổng Thống đã để dành hơn hai mươi (20) năm tịnh tu, thiền định để đưa ra sách lược Trưng Cầu Dân Ý (TCDY), với hoài bão muốn xóa bỏ tư tưởng tà thuyết Cộng Sản, bằng cách huấn luyện những NGƯỜI VIỆT CHÂN CHÍNH, biết nhận xét ĐÚNG-SAI, THIỆN-ÁC, CHÍNH-TÀ, hầu phục hưng Đạo Việt và truyền thống Việt Nam. Ngài đã tham khảo kinh kệ, sách Thánh Hiền và trao đổi với qúi vị Trưởng Thượng, các bậc tu hành, để tóm gọn thành 18 điều suy niệm, gọi là “THẬP BÁT THỨC” sau đây:

1/ Kho Tàng vô tận của ta là Nụ Cười

2/ Thông Minh nhất của ta là Tự Chủ

3/ Công Bình nhất ta có là Thời Gian

4/ Bạn Thân nhất của ta là Sức Khoẻ

5/ An Ủi nhất của ta là Bố Thí

6/ Sức Mạnh nhất của ta là Khoan Dung

7/ Thông Thái nhất của ta là Tình Thương

8/ Hy Vọng nhất của ta là Tự Thay Đổi

9/ Thành Công nhất của ta là sự Lễ Độ

10/ Kẻ Thù nhất của ta là Tham Vọng

11/ Cô Độc nhất của ta là Mặc Cảm

12/ Dại Dột nhất của ta là Tuyệt Vọng

13/ Đau Khổ nhất của ta là Tự Ti

14/ Sai Lầm nhất của ta là Dối Trá

15/ Ăn Năn nhất của ta là Bất Hiếu

16/ Tật Nguyền nhất của ta là Ghen Tị

17/ Yếu Đuối nhất của ta là Thịnh Nộ

18/ Thất Bại nhất của ta là Tự Kiêu.

Chương 5.5: Công Nhận

MỤC 5.5.1: Căn cứ vào quá trình, thành tích và sự liên lũy, nhẫn nại hy sinh hơn ba mươi (30) năm để tìm đường giúp dân, cứu nước của Tổng Thống Đào Minh Quân. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, Ngài đã chấp nhận từ bỏ danh lợi, tiền tài, hạnh phúc gia đình và tuổi thanh xuân, để đơn độc vào sa mạc, không một mái nhà, chịu đựng cảnh sống thiếu thốn, bần hàn, ngày nóng cháy da, đêm lạnh thấu xương, trong suốt hơn hai mươi (20) năm trời dai dẳng. Do đó, Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam, qua Hiến Pháp và Quốc Hội Đệ III VNCH, đại diện cho đồng bào Việt Nam để xác tín, xác định và nhìn nhận Công Đức của Tổng Thống Đào Minh Quân là vị Cứu Tinh của Dân Tộc, và ban cho Ngài vinh dự là “ĐỨC QUỐC CÔNG”. Dù tại chức, hưu trí hay không còn tại thế, luôn được tôn kính, được tuyên dương và được hưởng đặc quyền miễn tố tụng. Toàn gia của Ngài được truy tặng Tước Hiệu: “ĐẠI VIỆT CHI GIA”.

MỤC 5.5.2: Cho dù Hiến Pháp Đệ III Việt Nam Cộng Hòa có thể được tu chính, bổ túc hay sửa đổi, kể cả có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, thì Chương 5.5, MỤC 5.5.1 và MỤC 5.5.2 trong bản Hiến Pháp này không được thay đổi.

Chương 5.6: Cước Chú

MỤC 5.6.1: Toàn văn bản Hiến Pháp Đệ III VNCH này gồm năm (5) phần, là tài liệu căn bản của CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH, đã dựa phần nào vào chính lược của Việt Nam Tân Dân Chủ, được ân huệ của bề trên mạc khải, được sáng hóa bởi Tiền Nhân, được điểm chỉ của những bậc Trưởng Lão Việt Nam, qua chính kinh nghiệm của Tổng Thống Đào Minh Quân, được đóng góp bởi qúi đồng nhiệm, qúi nghĩa hữu và chiến hữu, có cùng lý tưởng phục vụ dân tộc Việt Nam, với mục đích và cứu cánh duy nhất là: Lấy Lại Đất Tổ - Không Làm Khổ Dân.

MỤC 5.6.2: Bản Hiến Pháp Đệ III VNCH là một đề cương tóm tắt, có tính khái quát để phục vụ Quốc Dân đồng bào. Đang được những bậc cao nhân và những nhà ái quốc tiếp tục bổ túc và điểm xuyết. Là con dân Hùng Việt, mọi viên chức Chính Phủ, Quân-Dân-Cán-Chính, dù còn tại nhiệm hay không, đều có trọng trách bảo vệ và thi hành Hiến Pháp. Mọi Thành Viên, Đồng Nhiệm phải luôn phấn đấu, nắm vững và hiểu rõ nội dung để cố gắng hoàn tất. Phải quyết tâm thực hiện năm (5) lời thề do Tổng Thống đã đưa ra, trong Đại Lễ Tuyên Thệ nhận Trọng Nhiệm Thủ Tướng CPQGVNLT ngày 16.02.1991, như sau:

1. Tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc Việt Nam.

2. Đặt để quyền lợi cuả Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam lên trên hết

3. Luôn luôn chí công vô tư, Trung-Tín-Lễ-Nghĩa, Cần Kiệm - Liêm Chính.

4. Sẵn sàng hiến thân mạng và tâm trí cho đại cuộc giải cứu dân tộc.

5. Thực thi đại đoàn kết mọi thành phần quốc gia dân tộc chân chính, không Cộng Sản, để cứu quốc an dân.

MỤC 5.6.3: Mặc dù các Cơ Chế CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH chưa hoàn bị, muốn tiếp nhận thêm nhân sự và ý dân làm căn bản cho mọi kế hoạch và đường lối, vừa tiến hành, vừa bổ túc, để kiện toàn mọi Ban, Bộ. Nhưng thành tâm, quyết chí vượt mọi trở ngại, để cùng toàn dân góp tâm huyết trong công cuộc dẹp Cộng cứu nước. Dân Tộc Việt Nam, dù trong hay ngoài nước cũng là một. Vì tình hình rối ren và bất an của đất nước, mà phải thành lập Chính Phủ tại hải ngoại. Tuy nhiên, mục tiêu của Chính Phủ là phục vụ cho toàn dân Việt Nam. Trọng điểm của CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH là lo cho đồng bào quốc nội và những con dân đang sống vất vưởng nơi xứ người. Tuy nhiên, vì lệ thuộc vào luật pháp và hoàn cảnh nơi đất nước tạm dung, và cũng vì liên lạc khó khăn, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH thỉnh cầu đồng bào chấp nhận cho các biện pháp linh động, để hoàn thành trách nhiệm, bắt đầu trang sử mới vinh quang của nòi giống Hùng Việt. Bản Hiến Pháp Đệ III VNCH chỉ là đề cương, được cống hiến trong mục đích phục vụ cho đất nước và toàn dân. Dù chưa hoàn bị, tạm thời công bố làm mấu chốt điều hành. Nhưng tiếp tục ghi nhận mọi Tâm-Ý, của qúi Đại Biểu và những nhà ái quốc để bổ túc. Xin gửi cao kiến về địa chỉ:

CPQGVNLT

P.O. Box 2807

Anaheim, CA 92814-0807, USA.

Email: btlcltq@gmail.com hay diplomatic@cpqgvnlt.com

MỤC 5.6.4: Để tránh cho đất nước thảm họa nội chiến, ngăn chặn phần nào sự hỗn loạn của tình hình Việt Nam tới đây, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH thỉnh cầu toàn Dân-Quân Việt Nam, đồng tâm, nhất trí đoàn kết, trao trách nhiệm và ủng hộ mạnh mẽ, để Chính Phủ hội đủ uy tín và tư thế đứng ra giải nhiệm đảng cầm quyền CS Việt Nam. CPQGVNLT - Đệ III VNCH sẽ có nhiều quan tâm tốt đến những người CS nào có niềm tin vào bản Hiến Pháp này, không có hành vi đánh phá, hay ra lệnh đánh phá CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH.

MỤC 5.6.5: Trong sự chuẩn bị ổn định tình hình đất nước, yêu cầu toàn thể Quốc Dân, đồng bào Việt Nam tại nội địa và hải ngoại, các hội đoàn, tôn giáo, các tổ chức chính trị, các lực lượng đấu tranh, các chính đảng trong và ngoài nước, vì sự an nguy của nhân dân Việt Nam, vì tiền đồ của dân tộc, vì tương lai của đất nước, một lần nữa, hãy đoàn kết, bảo vệ và thi hành bản Hiến Pháp này, khai mở Tân Dân Minh Đạo chuyển qua thời Thượng Ngươn Thánh Đức, để biến Việt Nam thành Thiên Đàng Hạ Giới.

MỤC 5.6.6: Vâng lệnh Tổ Quốc Việt Nam và nhân dân Việt Nam, CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH một lần nữa trân trọng, chí tình, mời gọi tất cả qúi vị hiền tài, nhân sĩ giàu kinh nghiệm, có khả năng, đạo đức và các bạn Thanh Niên Nam Nữ Việt Nam, tình nguyện ra giúp nước. Cá nhân tôi tuy chỉ là một quân nhân bình thường như những chiến sĩ QLVNCH khác. Nhưng vì trách nhiệm và lòng yêu nước chí thành mà dấn thân. Tôi luôn cung kính và ước ao đón nhận được những điểm xuyết của qúi bậc trưởng thượng, Qúi bằng hữu, Qúi chiến hữu, Qúi bậc trí giả và tất cả Anh Chị Em đồng bào Việt Nam có tấm lòng ái quốc chân chính, để phục vụ Tổ Quốc và nhân dân.

Chương 5.7: Hiệu Lực

MỤC 5.7.1:  Mặc dù đảng CSVN đang thống trị trên quê hương. Nhưng cái gọi là “Nhà Nước” Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN do chúng dựng ra, không do dân bầu lên và cũng không phục vụ cho toàn dân. Mà trái lại, còn thể hiện những hành động làm tay sai cho giặc Tàu, bán nước, chống lại nhân dân. Do đó, hàng triệu đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới và trong quốc nội, đã quả cảm sử dụng hệ thống Trưng Cầu Dân Ý điện tóan để bầu Thủ Tướng CPQGVNLT làm Tổng Thống Đệ III VNCH.

MỤC 5.7.2: Lễ Đăng Quang của Tổng Thống Đào Minh Quân được cử hành công khai tại vùng Nam California, Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ngày 11.11.2018. Tổng Thống đã triệu tập Quốc Hội Khóa I Đệ III VNCH, từ ngày mười bốn tháng mười hai năm hai ngàn mười chín (14.12.2019), với hơn một ngàn bảy mươi (1070) Đại Biểu ghi tên tham dự để thông qua Hiến Pháp Đệ III VNCH. Khi Hiến Pháp Đệ III VNCH có hiệu lực, thì Hiến Ước Lâm Thời do Thủ Tướng CPQGVNLT ký ban hành ngày sáu tháng sáu năm hai ngàn lẻ chín (06.06.2009) đương nhiên hết hiệu lực.

MỤC 5.7.3: ẤN ĐỊNH TRƯỚC KHI BÀN GIAO CHÍNH QUYỀN

KHOẢN 5.7.3.1: Tổng Thống CPQGVNLT/ĐỆ III VNCH được lưu nhiệm và Quốc Hội dân cử khóa I, do Tổng Thống Đào Minh Quân triệu tập, được đại diện Quốc Dân, đồng bào Việt Nam trong phạm vi lập hiến, cho đến khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ hai (2) được toàn dân bầu lên và Quốc Hội Lập Pháp nhiệm kỳ một (1) được triệu tập. Trong thời gian này, các Tòa Án hiện hành vẫn tiếp tục hành xử quyền Tư Pháp, cho đến khi các cơ chế quy định trong Hiến Pháp Đệ III VNCH này thành lập.

KHOẢN 5.7.3.2: Trong suốt thời gian lưu nhiệm, Tổng Thống Đào Minh Quân có thực quyền là Tổng Thống Nhiệm Kỳ Thứ Nhất (I) của nước Việt Nam, với chín (9) nhiệm vụ và quyền căn bản, đã được Hiến Pháp Đệ III VNCH ấn định trong Phần 3, Chương 3.2, MỤC 3.2.1, các KHOẢN 3.2.1.1, KHOẢN 3.2.1.2, KHOẢN 3.2.1.4 và MỤC 3.2.3, KHOẢN 3.2.3.2, Điều 3.2.3.2.1 và có đặc quyền xác định trong Chương 5.8, MỤC 5.8.2.

KHOẢN 5.7.3.3: Quốc Hội dân cử khóa I, được Tổng Thống Đào Minh Quân triệu tập từ ngày mười bốn tháng mười hai năm hai ngàn mười chín (14.12.2019), sẽ lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tính cách hợp thức và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ hai (2).

 

KHOẢN  5.7.3.4: Cho dù Hiến Pháp Đệ III VNCH được tu chính, bổ túc hay sửa đổi, kể cả có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện hay đề nghị tu chính của Quốc Hội hay của Đặc Biệt Pháp Viện hay Giám Sát Viện, nhưng các Phần 3, Chương 3.2, MỤC 3.2.1, các KHOẢN 3.2.1.1, KHOẢN 3.2.1.2, KHOẢN 3.2.1.3, KHOẢN 3.2.1.4, Điều 3.2.1.4.1, KHOẢN 3.2.1.5, MỤC 3.2.3, KHOẢN 3.2.3.2, Điều 3.2.3.2.1, Điều 3.2.3.2.2, MỤC 5.7.3, KHOẢN 5.7.3.2, KHOẢN 5.7.3.3, KHOẢN 5.7.3.4 và Chương 5.8, MỤC 5.8.2 trong Hiến Pháp Đệ III VNCH này cũng không được thay đổi.

 

MỤC 5.7.4: TỔNG TUYỂN CỬ VÀ THÀNH LẬP CƠ CẤU

KHOẢN 5.7.4.1: Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống sẽ được tổ chức vào một thời điểm thích hợp do Tổng Thống nhiệm kỳ I ấn định, sau khi  CPQGVNLT - Đệ III VNCH tiếp nhận chính quyền, do đảng CSVN và “Nhà Nước” CHXHCNVN bàn giao.

KHOẢN 5.7.4.2: Cuộc bầu cử Quốc Hội Khóa II, việc tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện phải được thực hiện chậm nhất là mười hai (12) tháng, kể từ ngày Tổng Thống nhiệm kỳ hai (2) nhậm chức.

KHOẢN 5.7.4.3: Các cơ cấu khác do Hiến Pháp quy định, phải được thiết lập chậm nhất là hai (2) năm, kể từ ngày Quốc Hội Khóa một (1) được thành lập.

Chương 5.8: Tu Chính

MỤC 5.8.1: Tổng Thống hay Thượng Hội Đồng Quốc Gia, có quyền đề nghị TU CHÍNH HIẾN PHÁP.

MỤC 5.8.2: Tu Chính Hiến Pháp chỉ được chấp thuận khi đạt túc số trên hai phần ba (2/3) Quốc Hội, bao gồm tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ đồng ý hay do chính Tổng Thống nhiệm kỳ I đầu tiên của Đệ III VNCH tu chính và ban hành. 

Chương 5.9: Ban Hành

Nhân danh Tổng Thống Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời - Đệ III Việt Nam Cộng Hòa, Tôi đệ đạt toàn văn bản HIẾN PHÁP ĐỆ III VIỆT NAM CỘNG HÒA này lên Quốc Dân đồng bào Việt Nam, để được giúp đỡ, nghiên cứu, điểm xuyết và bổ sung, hầu đáp ứng với nguyện vọng của đa số đồng bào Việt Nam, thích hợp với thời đại mới: Thời Thượng Ngươn Thánh Đức, có yêu thương, nhân nghĩa và đạo lý. Hiến Pháp này có hiệu lực ngay tức khắc, kể từ ngày ký. Yêu cầu Quân-Cán-Chính cùng toàn dân Việt Nam phải tuân thủ, thi hành, bảo vệ Hiến Pháp Đệ III VNCH này của chúng ta.

Chương 5.10: Ký Tên

MỤC 5.10.1 ẤN KÝ TRANG 81

 Hoa Kỳ Ngày 16 Tháng 02 Năm 2020

Nhằm Ngày Hai Mươi Ba Tháng Giêng Năm Canh Tý

TỔNG THỐNG ĐỆ  III VIỆT NAM CỘNG HÒA

KÝ BAN HÀNH

TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN

(ẤN KÝ)

 

Comments

NGUYEN THI NGOC

15.03.2021 16:23

HIEN PHAP DE TAM VNCH SU TRUONG SINH BAT TU CUA VIET NAM TRAN TRONG

Latest comments

05.11 | 16:41

Kinh cam on cho thong tin ve Tina Dao
Kinh tran trong

04.11 | 16:17

LY TONG
CUU PHI CONG ANH HUNG CUA VNCH

04.11 | 15:57

HOAN HO CONG CHUA DE TAM VNCH TINA DAO
THAN DONG MC TOAN CAU
VAN VAN TUE VAN VAN TUE VAN VAN TUE

03.10 | 06:02

Ai đó cho cpqgvnlt là "tào lao" ... Nhưng sao nhà báo quốc tế này tìm đến phỏng vấn? Chỉ vì ai đó ngu ngốc hết biết - rõ là mị dân cấp tồi !

Share this page