CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM - ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA
HOÀNG ĐẾ VIỆT NAM
Sơ Lược Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết từ ngày 21/10/1990 tại quận Cam nhằm thính thị ý kiến đồng bào về việc xin thành lập CPQGVNLT để đương đầu với tà quyền CSVN.
Tháng 8 năm 1990, Hoa Kỳ quyết định đưa quân vào Kuwait để ổn định tình hình Trung Đông, và theo tiên đoán của các nhà thời cuộc thì sau đó, vấn đề Đông Dương cũng sẽ lần lượt được giải quyết. Cộng đảng Việt Nam lo ngại bị cô lập, phải tiến tới giải thể, nên tăng cường thêm nhiều cán bộ tuyên vận và địch vận cao cấp như Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Cơ Thạch...ra hải ngoại để vận động cầu cạnh Hoa Kỳ. Một mặt chúng bắt giử và quản chế các thành phần Nam Bộ kháng Chiến đã bị vắt chanh bỏ vỏ đang muốn ly khai. Trong đó có Nguyễn Hộ, một cán bộ VC gốc miền Nam là nhân vật chủ chốt (07/09/1990).
Đường bay Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu tấp nập những chính khách, chính trị gia muốn đón gío trở cờ. Kể cả những nhân vật rất cao cấp trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Tình hình này khiến nhiều đoàn thể, lực lượng người Việt Quốc Gia hoang mang, nản chí. Một số đoàn thể ngưng hoạt động để nghe ngóng. Có những nhóm trước đó thường hô hào chống Cộng rầm rộ, nay chuyễn hướng, đề nghị “hòa giải” với CSVN. Thậm chí có những tổ chức chia thành hai (2) phe. Một phe “muốn hòa hợp” và một phe “không chịu hòa hợp”, tố cáo nhau quyết liệt. Từ kín đáo cho đến công khai trên báo chí.
Cờ Vàng ba sọc đỏ vừa được kéo lên tung bay khắp nơi, nay bị kéo xuống. Ngay tại thủ đô người Việt tỵ nạn Cộng Sản vùng Nam Cali, chỉ còn duy nhất một lá Quốc Kỳ nhỏ nhoi treo tại khu phố Nguyễn Huệ, nằm trên đường Bolsa và Ward. Hoàn cảnh lúc bấy giờ như RẮN KHÔNG ĐẦU giống như 30/04/1975. Một số các chiến Sĩ Quốc Gia sa sút tinh thần, chán nản. Thậm chí có người còn hốt hoảng, lo âu, mất tự chủ, không còn mạnh mẽ tích cực trong vị thế đấu tranh như trước.
Không thể chần chờ, Phong trào VNTDC gấp rút thực hiện lá Quốc Kỳ Việt Nam dài nhất thế giới (trên 90 feet), sơn ngay tại trụ sở Trung Ương (Số 12812 đường Brookhurst, thành phố Garden Grove, quận Cam, Nam Cali) được coi như là Thủ Đô của người Việt tỵ nạn Cộng Sản.
Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ đồng thời khẩn cấp triệu tập 1 đại hội với danh xưng là “Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết” để thỉnh thị ý kiến của qúy vị nhân sĩ trí thức và đồng bào Việt Nam trong ba thế hệ: Lão Niên - Trung Niên và Thanh niên xin thành lập một chính phủ thực thi đại đoàn kết các lực lượng người Việt Quốc Gia chân chính, hầu trực diện đương đầu với tà quyền CSVN.
Hàng trăm ngàn Tâm Chí Thư thay thiệp mời do Phong Trào VNTDC phổ biến ngày 20/09/1990, được gửi đến hầu hết tất cả các đoàn thể, lực lượng chống Cộng tại hải ngoại. Tuy nhiên, vì tình hình lúc bấy giờ tối sang chưa phân định. Nhiều người còn chờ đợi, ngần ngại chưa mạnh dạn tham dự. Báo chí, truyền thanh, truyền hình không dám đăng tải các bản tin tức và thông cáo liên quan đến biến cố này, sợ bị liên lụy? Có kẻ còn đóng vai là người bàng quang chờ đợi kết qủa. Chỉ có vài cơ quan báo chí, truyền thông vì chức năng thông tin, đã can đảm phổ biến tin tức của Đại Hội. Nhưng rất giới hạn. Do đó, tin tức không được quảng bá rộng rãi.
Ban Chấp Hành Trung ương VNTDC quyết định tự ấn tống thêm hàng trăm ngàn tờ truyền đơn, phát hành rộng rãi và liên tục nhiều số báo Dân Ý, nhằm mục đích loan truyền tin tức Đại Hội, thu thập ý kiến rộng rãi của quần chúng về việc thành lập Chính Phủ và truyền bá tư tưởng Tân Dân Chủ.
Vượt qua mọi đe dọa, thử thách và đe dọa, Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết đã được triệu tập và nhất trí trao quyền cho Phong trào VNTDC đứng ra mời gọi thành lập chính phủ với danh xưng là CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI (ngày 21/10/1990) để tiếp nối Chính Nghĩa Quốc Gia, kế tục Việt Nam Cộng Hòa bị lưu vong vì bị Cộng Sản cướp nước. Thể theo lời yêu cầu của một sốđồng bào và nhân sĩ, phong trào Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh VNTDC đã mời cụ Nguyễn Trân nhận lời hy sinh gánh vác trách nhiệm Thủ Tướng, một vai trò rất khó khăn, nguy hiểm trong tình thế rất nhạy cảm và chắc chắn sẽ chịu nhiều áp lực nặng nề trong tình hình quá rối ren và phức tạp lúc bấy giờ.
Khó khăn càng gia tăng vì ngay sau khi ký Ủy Nhiệm Thư giao ông Đào Minh Quân xử lý Văn Phòng Thường Trực Chính Phủ trên giường bệnh, cụ Nguyễn Trân vì sức khoẻ càng suy kém, thêm cụ bà lại mang bệnh, thêm vào đó, vì Văn Phòng Thường Trực CPQGVNLT mới vừa thành lập,không thể đủ khả năng tập hợp được đại diện của tất cả mọi lực lượng lực lượng, đảng phái, liên minh trong cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới tham dự,như yêu cầu của Thủ Tướng Nguyễn Trân. Trước áp lực nặng nề của dư luận, kể cả từ phía các lực lượng quốc gia, cụ Nguyễn Trân đã từ nhiệm.
Vì tình hình chính trị của thế giới đột biến quá nhanh chóng. Hoa Kỳ và khối tự do đã tiến hành những kế hoạch ảnh hưởng đến Á Châu và Việt Nam. Liên Hiệp Quốc chính thức nhận đứng ra giải quyết cuộc diện Cam Bốt. Do đó, các cao trào trong quốc nội thêm sôi sục nổi dậy đòi tự do và nhân quyền lan tràn khắp nơi.
Để kịp thời ứng phó với tình thế rối ren trong nước cũng như tại hải ngoại, cần phải có ngay một vị lãnh đạo sáng suốt, có tinh thần dân tộc và lòng ái quốc chân chính, có lập trường chống Cộng vững vàng, minh bạch và dứt khoát, có quá khứ trong sạch và phải có tình thương đậm đà với đồng bào ruột thịt Việt Nam cùng với tấm lòng tận tụy, sẳn sàng hy sinh vì đại nghĩa dân tộc, hầu tạo dựng lại niềm tin của đồng bào để hội đủ những yếu tố căn bản cần thiết trong cương vị lãnh đạo để lèo lái con thuyền Quốc gia trong cơn sóng gío, hầu đương đầu, thay thế tà quyền Cộng Sản Hà Nội, trên khắp các mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế và quốc tế vận.
Ngày 11 tháng 12 năm 1990, một phiên họp khoáng đai được tổ chức tại
Văn Phòng Thường Trực của CPQGVNLT với sự tham dự của Thư Ký Đoàn trong Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết và một số qúi vị nhân sĩ có lòng với đất nước, cùng với Ban
Chấp Hành Trung Ương Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ, nhất trí đưa ra quyết định mời ông Đào Minh Quân, người đang xử lý Văn Phòng Thường Trực của Chính
Phủ (Garden Grove-Quận Cam) đứng ra nhận trách nhiệm Quyền Thủ Tướng CPQGVNLT. Nhưng ông Đào Minh Quân đã từ chối và đề nghị nên thỉnh mời những vị nhân
sĩ có uy tín hơn.
Vì không ai đứng ta và cũng không tìm ra nhân tuyển thích hợp thay cụ Nguyễn Trân, nên sau cùng Đại Hội quyết định trưng cầu ý kiến của đồng bào bằng cách dùng phiếu đề nghị để thỉnh mời và đưa ra được đồng bào đề nghị 1 danh sách gồm hai mươi tám (28) nhân sĩ tương đối có tiếng tăm lúc bấy giờ để chọn lựa 1 vị.
Và dù được đề nghị, nhưng ông Đào Minh Quân xin rút tên. Do đó, trên phiếu “trưng cầu dân ý“chỉ có tên của 27 vị mà thôi). Phiếu trưng cầu dân ý này có nêu rỏ là: Nếu đồng bào không tín nhiệm 1 trong 27 vị đã được nêu ra, thì có quyền đề nghị 1 vị nhân sĩ do chính mình chọn lựa vào trọng nhiệm Thủ Tướng CPQGVNLT.
Danh Sách 27 vị được đề nghị vai trò Thủ Tướng thời bấy giờ gồm có (Liệt kê căn cứ theo thời gian nhận được đề nghị, chứ không theo vần, uy tín, hay theo số lượng phiếu đề nghị):
- Nhà báo Võ Văn Ái
- Cựu Hoàng Tử Bảo Long
- Cựu Dân Biểu Nguyễn Bá Cẩn
- Cựu Đại Sứ Bùi Diễm
- Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn
- Cụ Hà Thúc Ký
- Cựu Tướng Nguyễn Khánh
- Cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
- Cựu Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm
- Cựu Đại Sứ Đỗ Vạn Lý
- Bác Sĩ Nguyễn Văn Mẫn
- Cựu Tướng Hoàng Cơ Minh
- Bác Sĩ Trần Ngọc Ninh
- Cựu Dân Biểu Trần Ngọc Nhuận
- Cựu tướng Lâm Văn Phát
- Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế
- Cựu Nghị Sĩ Phạm Nam Sách
- Cựu Dân Biểu Lê Phước Sang
- Cựu Tướng Lâm Quang Thi
- Cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi
- Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện
- Cụ Nguyễn Đình Thiệp VNQDĐ
- Cựu Tướng Nguyễn Đức Thắng
- Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
- Ông Võ Đại Tôn
- Cựu Tướng Ngô Quang Trưởng.
Các phiếu này sẽ được mở ra vào ngày 20 tháng 02 năm 1991.
Điều khó khăn là trong lúc đã thành lập được Chính Phủ lại không có Thủ Tướng. Như nhà không có nóc. Nước một ngày không thể không có người lãnh đạo. Do đó, Văn Phòng Thường Trực và Phong Trào VNTDC, một mặt tích cực kêu gọi vận động, một mặt thỉnh cầu những người có lòng, có khả năng tạm thời đứng ra giúp nước. Nhưng vẫn chưa được đáp ứng.
Trong lúc đó, Trần Văn Trà và Nguyễn Thị Định đã đến Hoa Kỳ để vận động và cử người liên lạc với Văn Phòng Thường Trực, bày tỏ thái độ sẳn sàng hợp tác. Nhưng họ chỉ muốn trình bày kế hoạch trực tiếp với Thủ Tướng CPQGVNLT mà thôi.
Văn Phòng Thường Trực không thể giải quyết được yêu cầu này, nên chỉ có thể, một mặt khẩn thiết xin cụ Nguyễn Trân thu hồi quyết định từ nhiệm, mặt khác ráo riết đưa ra lời thỉnh cầu liên tục trên nhiều số báo Dân Ý và các cơ quan truyền thông, báo chí để mời gọi những vị có tài đức đứng ra giúp nước.
Nhưng cụ Trân khẳng định từ chối. Lúc này lại thêm vài tờ báo Việt Gian (?) bắt đầu công khai chỉ trích và đánh phá CPQGVNLT từ trong trứng nước, nên càng không có vị nào dám đứng ra nhận trọng nhiệm “Thủ Tướng”. Có lẽ họ phần vì tự trọng, sợ bị bôi nhọ, e bị tiêu hủy cái danh vị còn xót lại sau khi bôn tẩu ra nước ngoài, phần sợ bị bới móc quá khứ, khi còn làm việc trong chế độ VNCH trước kia, phần sợ Mỹ không ủng hộ? Không có tài chánh và phương tiện hoạt động? Nên không có ai dám đứng ra?
Ngày 17 tháng 01 năm 1991, Phong Trào VNTDC lại khẩn cấp triệu tập Đại Hội nhờ qúi nhân sĩ trong cộng đồng đưa ra nhân tuyển Thủ Tướng. Nhưng kết quả vẫn không có vị nào được đề nghị, hay tự có can đảm đứng ra nhận trọng nhiệm trước lịch sử, kể cả trong suốt các Đại Hội kế tiếp.
Không thể chờ đợi qúa lâu trong tình thế cấp bách lúc bấy giờ, toàn thể nhân sĩ và đại diện, tham dự viên nhất trí mời ông Đào Minh Quân, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Phong Trào VNTDC tạm thời đứng ra đảm nhận vai trò Thủ Tướng CPQGVNLT cho đến khi có Tổng Tuyển Cử. Nhưng ông Đào Minh Quân vẫn từ chối với lý do ông chưa có hậu thuẫn và chưa đủ uy tín.
Công việc bị bế tắc cho đến ngày 10 tháng 02 năm 1991, một phiên họp gồm qúi vị trong ba(3) thế hệ Lão niên, Trung Niên và Thanh Niên Việt Nam, phối hợp với Phong trào VNTDC, Tổ Chức Dân Sử Việt, Hội Lẽ Nghĩa Liêm Sỉ và Văn Phòng Thường Trực CPQGVNLT nhất trí thỉnh cầu ông Đào Minh Quân một lần nữa, vì đại cuộc mà hy sinh đứng ra đảm nhận vai trò Thủ Tướng Chính Phủ.
Ông Đào Minh Quân cuối cùng đã chấp nhận tạm thời giử nhiệm vụ này cho đến khi các phiếu đề nghị Thủ Tướng được mở ra công khai trước sự chứng kiến của đồng bào.Ông nhấn mạnh: Sẳn sàng trao lại Trọng Nhiệm Thủ Tướng cho bất kỳ vị nào được đồng bào tín nhiệm” sau khi phiếu trưng cầu dân ý được kiểm và ông sẽ tiếp tục hậu thuẫn cho vị Thủ Tướng được đồng bào chọn lựa.
Đúng là “Nước loạn mới biết tôi trung, nhà nghèo mới thấy lòng con hiếu thảo”. Phải thấy được tình trạng khó khăn, đầy dị ứng, lao xao, chia rẽ và xào xáo trong cộng đồng Việt Nam lúc bấy giờ mới thấy được can đảm, hy sinh của 1 người trẻ dám đứng ra nhận trọng nhiện trước lịch sử một cách khiêm tốn, nhưng đầy qủa quyết và dứt khoát như Thủ Tướng Đào Minh Quân.
Ngay như 1 người có đạo đức, uy tín, không bị tranh chấp như cụ Nguyễn Trân, nguyên là cựu tỉnh trưỡng Mỹ Tho cũng chỉ có thể đảm nhận trọng nhiệm Thủ Tướng không qúa hai (2) tuần lễ vì sự đánh phá qúa nhiều mặt, thì chúng ta mới biết lập danh vị “Thủ Tướng” khó khăn như thế nào.
Khác với những vị lãnh đạo tiền nhiệm, Thủ Tướng Đào Minh Quân khi đứng ra nhận trọng nhiệm với lịch sử là nhận 1 mãnh cơ đồ rách nát, lòng dân đang tang tác, không có quân lực, không có ngân khố, chưa có hậu thuẫn, không có liên hoan mừng vui, chỉ có những dòng lệ tuôn tràn trên những gương mặt hốc hác vì thời cuộc.
Năm Tân Mùi 1991, vào ngày mồng 2 Tết tức là 16 tháng 02 Dương lịch, Đại Lễ Tuyên Thệ nhận trọng Nhiệm Thủ Tướng đã được cử hành tại Thủ Đô người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản vùng Nam Cali, Hoa Kỳ, đánh dấu một bước tiến mới, một biến động lịch sử vẻ vang đầy hy vọng trong công cuộc đấu tranh cứu nước của toàn dân.
Biến cố này được ghi nhận là khởi điểm “NGÀY TÀN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM”.
3 thế hệ Vịêt Nam thỉnh cầu ông Đào Minh Quân đứng ra nhận trọng nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời. Lễ Tuyên Thệ đựơc cư hành lúc 12:00 giờ trưa (Chính Ngọ) ngày 16/02/1991 Mồng 2 Tết Tân Mùi tại Thủ Đô Tỵ Nạn, Quận Cam-California
Theo đúng lịch trình, ngày 20 tháng 02 năm 1991, Văn Phòng Thường Trực tiến hành mở thùng phiếu đề nghị của đồng bào gửi về như đã công bố. Trước sự giám sát của các Đại Diện Tổ Chức Dân Sử Việt, Hội Lễ Nghĩa Liêm Sỉ và một số đồng bào, nhân sĩ tình nguyện làm việc trong ban kiểm phiếu.
Sau khi thùng phiếu niêm phong được mở ra, ông Đào Minh Quân, dù không có tên trong danh sách 27 vị trên phiếu đề nghị, đã nhận được gần như tuyệt đối, sự ủng hộ của đồng bào, của những đồng đội, Chiến Hữu, nhân sĩ biết đến ông. Kết qủa kiểm phiếu cho thấy Thủ Tướng Đào Minh Quân đã nhận được trên sáu mươi lăm phần trăm (65%) tổng số phiếu đề nghị ủng hộ yêu cầu ông đứng ra nhận trọng nhiệm Thủ Tướng CPQGVNLT.
Sau khi kết qủa các phiếu trưng cầu dân ý được chính thức công bố, Thủ Tướng Đào Minh Quân đã chỉ thị Văn Phòng Thường Trực phổ biến các Công Hàm đến Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tự do, trong đó có Hoa Kỳ, công bố sự hiện hữu của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, là kế tục của Việt Nam Cộng Hòa. Thủ Tướng đồng thời cũng ban hành quyết định phủ nhận tư cách đại diện Việt Nam của cái gọi là “nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” là công cụ của đảng Cộng Sản Việt Nam, tay sai Cộng Sản Nga-Tầu, không do dân bầu lên, không xứng đáng là đại diện của nước Việt Nam.
Và cũng ngay sau khi nhận Trọng Nhiệm, Thủ Tướng CPQGVNLT đã thay mặt cho những người Việt đang bị Cộng Sản cướp nước, đã ký Tuyên Cáo vô hiệu hóa, không thừa nhận và không chịu trách nhiệm về nội dung của tất cả các văn kiện, hợp đồng hay giao kèo do Việt Cộng ký kết với bất kỳ cá nhân, tập thể hay bất cứ quốc gia nào, sau khi CPQGVNLT được thành lập, tức là sau Ngày 16 Tháng 2 Năm 1991.
Tuyên Cáo này đã được gửi đến tất cả các nước trên thế giới như một văn kiện dùng để đối chứng trong tương lai, sau khi chế độ Cộng Sản tại Việt Nam sụp đổ.
Thủ Tướng đồng thời cũng ban hành Chính Sách Đại Đức, Đại Ân Xá: VIỆT CỘNG: BỎ CỘNG CÒN VIỆT. Người Việt nhất định không được thù hận chếm giét nhau. Chính sách này đã và đang được đáp ứng: Hàng ngàn cán binh, bộ đội, đảng viên Cộng Sản ly khai trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia. Kể cả Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam cũng đã tìm đến CPQGVNLT mong cùng hợp tác dứt điểm Cộng Sản chủ nghĩa trên toàn cõi Việt Nam.
Xám, Sấm Ký từ nhiều năm trước cũng có đề cập rằng:
Chó mừng Tân Chúa sủa tru,
Heo kia đủng đỉnh ngao du đầy đường
Rắn mừng chủ sắp hồi hương
Ngựa già lựa chọn Minh Vương chính tòa.
Ngày 28/01/1994, Tống Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã chính thức gửi Công Hàm đến Thủ Tướng Đào Minh Quân mời Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời hợp tác trong tiến trình xây dựng nền hòa bình, dân chủ và thịnh vượng hơn cho toàn nhân loại.
Kế tiếp, năm 2005 Thủ Tướng CPQGVNLT được mời đọc Thông Điệp tại Đại Hội đảng Cộng Hòa ngày 05/07/2005. Và năm Bính Tuất 2006, nhiều lực lượng Quốc Gia đã nhìn nhận vai trò của Thủ Tướng Đào Minh Quân.
Năm 2010, Thủ Tướng được qúi dân cử và tài phiệt Hoa Kỳ mời đọc thông điệp về sự tương qun quyền lợi khai thác dâu hỏa trong thềm lục địa Việt Nam cho nhân dân Việt Nam thụ hưởng.
Năm Qúi Tỵ 2013 (Rắn) sẽ có biến chuyễn tại Việt Nam? Và trong niềm hy vọng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ có thay đổi. Chủ nghĩa Cộng Sản vô thần, phi nhân bản phải bị đào thải hoàn toàn tại Việt Nam và toàn quốc sẽ có Tổng Tuyển Cử để nhân dân bầu ra vị lãnh đạo mới xứng đáng cho nước Việt Nam.
Chiến Lược lập Chính Phủ tạo uy thế và chính danh trước, cộng với sách lược dùng đòn gánh trại tỵ nạn kết hợp với hải ngoại và quốc nội do Thủ Tướng lãnh đạo đã hiệu nghiệm.
Hiện nay, nhiều vị thức giả, nhân sĩ, hội đoàn và cộng đồng người Việt trên khắp thế giới đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng phải thành lập Chính Phủ. Hơn thế nữa, nhiều người cũng nhìn ra đường lối của CPQGVNLT là khả thi và đang cùng nhau lên tiếng đòi hỏi Tổng Tuyển Cử tại Việt Nam có Quốc Tế giám sát, như kết qủa đúc kết của Đại Hội Dân Chủ Đoàn Kết ngày 21/10/1990 do Phong Trào Việt Nam Tân Dân Chủ đề xướng và triệu tập.
Cơ sở và cán bộ Việt Nam Tân Dân
Chủ và thành viên CPQGVNLT đã có mặt trên nhiều quốc gia. Họ đang hãnh diện, hiên ngang sánh bước với các chính đảng tiền phong bằng tất cả niềm tự hào và ý chí bất khuất
để cùng đương đầu với mọi kẻ thù hiểm độc, hhung ác của Dân Tộc Việt Nam trên mọi trận tuyến.
Máu, nước mắt và sinh mạng qúi báu của cán bộ, đoàn viên và đảng viên Việt Nam Tân Dân Chủ đã được hiến dâng, đã thấm vào trái đất để bảo vệ Công Lý và Nhân Quyền của loài người, ngay trong các trại tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á, đang tô thắm HOA TÌNH THƯƠNG VÀ HÒA BÌNH TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, đang nỡ rộ trên quê hương để KHAI SÁNG một Kỷ Nguyên Mới cho Việt Nam và nhân loại: KỶ NGUYÊN TÂN DÂN CHỦ.
Việt Nam Tân Dân Chủ chắc chắn sẽ là một lực lượng Dân Tộc, đạo đức, có đủ sách lược để đương đầu dẹp bỏ chủ nghhĩa Cộng Sản tại Việt Nam và trên toàn thế giới, hầu mang lại hòa bình, vinh quang, phú cường và thạnh trị cho toàn dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
Đó cũng là tất yếu của lịch sử:
CHÁNH chế ngự TÀ, Chính Đạo Quốc Gia khắc chế tà đạo Cộng Sản, ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng đêm và Sư thật sẽ chinh phục dối trá:
DUY THẬT - LẬT CỘNG là lẽ đương nhiên.
Kính mời nghiên cứu thêm về hoạt động của Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời tại www.chinhphuquocgia.com
Lụât Sư Waldish trên tṛong giới thịêu Th́u Tướng Đào Minh Quân đ̣oc thông địêp ṭai Thư Vịên Nixon ngày 15/10/2010 về ch̉u quyền bỉên Đông c̉ua Vịêt Nam và quyền ḷơi khai thác các m̉o dầu khí ở thềm lục đ̣ia Vịêt Nam ph̉ai do dân Vịêt Nam quyết đ̣inh và thụ hưởng. Giao kèo đã ký kết giữa T̉ông Thống Nguyễn Văn Thịêu và Tổng thống Nixon từ năm 1973.
Latest comments
05.11 | 16:41
Kinh cam on cho thong tin ve Tina Dao
Kinh tran trong
04.11 | 16:17
LY TONG
CUU PHI CONG ANH HUNG CUA VNCH
04.11 | 15:57
HOAN HO CONG CHUA DE TAM VNCH TINA DAO
THAN DONG MC TOAN CAU
VAN VAN TUE VAN VAN TUE VAN VAN TUE
03.10 | 06:02
Ai đó cho cpqgvnlt là "tào lao" ... Nhưng sao nhà báo quốc tế này tìm đến phỏng vấn? Chỉ vì ai đó ngu ngốc hết biết - rõ là mị dân cấp tồi !
Share this page